Dành cho những người quan tâm tới CAE

  • Thread starter pari07
  • Ngày mở chủ đề

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Dành cho những người quan tâm tới CAE

Hiện thực hóa ý tưởng đi mọi người , bác nào có kiến thức về CAE và kinh nghiệm làm việc thì share cho các sinh viên học hỏi, chứ cứ tập trung vào nhân vật QT mãi làm người khác ngượng . Chưa trao đổi gì đã cứ xin tài liệu.

Mình đang cần bạn nào quan tâm NX dịch phụ thêm phần CAE đây, tài liệu thì đảm bảo cực hay,sách nguyên bản tiếng ANh , mới xuất bản năm 2009, mình sẽ photo giúp , các bạn trong nam càng tốt, để dễ trao đổi chi tiết.

tks các bạn!
 
U

umy

Author
Nghe anh chàng pari07 này nói có vẻ CAE dễ sợ quá. Thời đại bây giờ là thời đại thông tin mà , như anh ME nói thì Việt nam có một ưu điểm là xài soft lậu được thì cơ hội học và sử dụng CAE ở VIệt nam cũng đâu phải là ít. VIệc sử dụng CAE trong các hãng xưởng thì cũng là việc bình thường thôi, không có gì mà gọi là đào tạo kín đáo như anh chàng pari07 này mô tả cả. Nhật bản mặt dù đi trước các nước khác trong vấn đề nghiên cứu CAD/CAM/CAE lý thuyết nhưng rút cuộc ngoài các phần mềm giá rẻ thuộc hệ thống Kernel DESIGNBASE và Gr
( hiện tại là Sp
) dùng ACIS Kernel thì bây giờ Nhật bản cũng không có cái phần mềm CAD/CAM/CAE nào ra hồn cả. Tất cả các tập đoàn chế tạo lớn của Nhật bản đều dùng một trong 4 hệ thống CAD/CAM chính của Mỹ và Pháp đó là UG, CATIA,Pro-E và I-deas gọi là tứ đại CAD/CAM. ( chính vì các tập đaòn lớn chọn tứ đại CAD/CAM mà kỹ thuật CAD của Nhật chết yểu luôn, mặc dầu niên đại 80 , 90 thì các phần mềm CAD của Nhật chạy trên Workstation làm mưa làm gió trên trị trường thế giới). Còn CAE thì ngaòi một số phần mềm cải tiến của Fujitsu chuyên dụng cho từng xí nghiệp riêng( theo hình thức nhượng quyền) thì không có cái phần mềm nào của Nhật cả. Các phần mềm CAE thông dụng trên thị trường như ADINA, C-MOLD,ANSYS,DeignSpace,Star-CD,COMETA/Acoutics, CAEFEM, FEMAP,Moldex, StressCheck,FLUENT, NASTRAN,ABAQUS,Cosmos/DesignSTAR , HICAD v.v...đều là của Mỹ. Hiện tại tại Việt nam thì có rất nhiều công ty ở Sài gòn đang làm việc tính toán giải tích CAE thuê cho các tập đoàn chế tạo của Nhật, với giá lương của kỹ sư CAE ở Nhật khỏang 50USD/h thì trả ở Việt nam chỉ khoảng 10USD/h, một giá quá rẻ vừa xử lý công việc nhanh và vừa nắm được một đội ngũ kỹ sư trẻ , giỏi về các thuật toán giải tích mà không cần phải thành lập công ty , không cần đầu tư thiết bị ở Việt nam ( bạn pari07 nên biết là tiền mua một license phần mềm tích hợp CAD/CAM/CAE ở Nhật có thể lập được vài công ty ở nước ngoài như VIệt nam chẳng hạn). Do đó các hãng trung tiểu xí nghiệp của Nhật bây giớ có khuynh hướng giao cái cơ sở hạ tầng này cho các công ty Việt nam lo (dĩ nhiên họ biết là xài soft lậu) , còn họ thì từ xa chỉ giao dữ liệu CAD thông qua Internet và nhận kết quả tính toán từ Sài gòn thông qua Internet luôn. Vừa nhanh , vừa rẻ, vừa không đụng đến vấn đề bản quyền trong nước Nhật. Pari07 cho rằng CAE không phát triển ở Việt nam là vì bạn thứ nhất chưa hiểu sâu về CAE, thứ nhì là chưa có cơ hội đụng chuyện và làm ăn bằng CAE. Theo tôi biết thì một người bạn của tôi cũng mở hãng và đang làm nghề xử lý CAE mướn này cho người Nhật ở VIệt nam (công ty có khoảng 30 nhân viên và 50 computer chuyên xử lý dữ liệu CAM và CAE), thu nhập tiền xử lý dữ liệu một ngày của anh ta khoảng 5000USD đến 20000USD là chuyện thường . Cơ hội dành cho kỹ sư CAE ở Việt nam nhiều lắm , đừng lo. Vấn đề là các bạn có thể nắm bắt cơ hội được hay là không thôi.
Còn như bạn nói "Về mặt Lịch sử Nhật bản Và Hàn Quốc có được như ngày nay không nhờ việc Phát triển các ngành Ngân Hàng Tài Chính Bảo Hiểm.Nền Kinh tế đó đứng trên đôi chân KỸ THUÂT CAO do bản thân họ tự tạo dựng" thì đó là tầm nhìn của bạn còn hạn hẹp. Ngoài kỹ thuật cao, quản lý kinh tế , tài chính giỏi, nhìn xa hơn một chút đó là họ có một chính phủ "lành mạnh", một hệ thống pháp luật rõ ràng minh bạch, nghiêm khắc, một hệ thống giáo dục tốt và nhân bản, một xã hội Dân chủ thực sự và một xã công dân với trình độ Dân trí cao.
Phân tích về CAE ở VN của Cô QUE_THANH rất hay, nhưng gần 10 năm rồi ! Bây giờ tình hình ra sao rồi ?

tớ (U60, trên 35 năm nghể, sống bên Âu châu), nghe nói: Thời gian nào VN ta, cái gì lúc nào cũng "Ổn định" cả !:rolleyes:! Nhưng thấy xe cộ của Đại Hàn, Thái, Mã Lai, Ấn độ nhập vào VN, mà hàng hóa của mình là kết quả của mô phỏng phân tích CAE chẳng nghe nhắc đến đâu, có xuất khẩu được gì ???? Khoãng năm 2000 Âu Nhật mở cảng, xã công nghệ làm xe, phần mềm CAE vào các nước chậm tiến cùng một lúc ... Người ta đi tới nhanh đến đích, còn ta tiến tà tà:, đi sau về muộn ! Chỉ có niềm hảnh diện: tự ái, tự cao lúc nào cũng tưởng là Ta chiến đấu hơn người ... vẫn còn đó !

Được quen biết một vài cao thủ CAE xuất khẩu ra Ngoại thì rất "chuẩn, chỉnh, ...sịn" !. Không những lấy được vị Th.S, TS ở ĐH ngoại (đa số các nghiên cứu viên Á châu đều đạt được). Mà còn chen chân vào kỹ nghệ xứ người (rất khó thực hiện), rất chuyên nghiệp nhận được Jobs điều hành nhóm 5 đến khoãng 20 nhân viên. Đó là những chuyên gia có kiến thức sâu và kinh nghiệm thực tiển tốt.

Trong số người thành đạt nầy, có được vài bạn (Pathetique ...), đồng hành với các Bác chuyên gia trong nước đóng góp vào Dđ !:)! Nhưng thường tình thì lửa rơm mau tàn. Chỉ qua một thời gian ngắn ... không còn xuất hiện tiếp ! Tại sao và Tại sao ko có được bền vững trong những lúc khó khăn ??

Mong mỏi có được Bạn nào cho vài lời hồi âm, giải đáp cho tớ biết được nguyên nhân ... Mong mỏi cho các Dđ chuyên môn không được lụn mất.:mad:
 
Last edited by a moderator:
Mảng CAE này ở VN chưa phát triển, cũng không có trường lớp nào đào tạo cụ thể đâu chú @umy ạ, chủ yếu là ai học cơ khí, theo các thầy, làm việc ở labo hoặc đi học Th.S, TS bên nước ngoài thì mới biết và tìm hiểu về nó, nên số lượng người biết đến ít quá, số người theo đến cùng thì lại càng ít hơn
 
Lượt thích: umy
Pathétique (Minh Le) bây giờ tham gia bên group facebook https://www.facebook.com/groups/vudse/
có thể trên facebook có những ưu thế riêng so với diễn đàn truyền thống, kết nối với bạn bè dễ hơn chẳng hạn. Cháu cũng có tham gia bên này
Nguyên nhân vì sao CAE ở VN mãi vẫn đi sau, cái này đã thảo luận nhiều trên diễn đàn rồi. Có nói thêm cũng chỉ có từng đó. Hiện tại đang công tác ở nước ngoài cháu vẫn đang thực hành + học hỏi hi vọng có ngày về VN áp dụng được
 
Phân tích về CAE ở VN của Cô QUE_THANH rất hay, nhưng gần 10 năm rồi ! Bây giờ tình hình ra sao rồi ?

tớ (U60, trên 35 năm nghể, sống bên Âu châu), nghe nói: Thời gian nào VN ta, cái gì lúc nào cũng "Ổn định" cả !:rolleyes:! Nhưng thấy xe cộ của Đại Hàn, Thái, Mã Lai, Ấn độ nhập vào VN, mà hàng hóa của mình là kết quả của mô phỏng phân tích CAE chẳng nghe nhắc đến đâu, có xuất khẩu được gì ???? Khoãng năm 2000 Âu Nhật mở cảng, xã công nghệ làm xe, phần mềm CAE vào các nước chậm tiến cùng một lúc ... Người ta đi tới nhanh đến đích, còn ta tiến tà tà:, đi sau về muộn ! Chỉ có niềm hảnh diện: tự ái, tự cao lúc nào cũng tưởng là Ta chiến đấu hơn người ... vẫn còn đó !

Được quen biết một vài cao thủ CAE xuất khẩu ra Ngoại thì rất "chuẩn, chỉnh, ...sịn" !. Không những lấy được vị Th.S, TS ở ĐH ngoại (đa số các nghiên cứu viên Á châu đều đạt được). Mà còn chen chân vào kỹ nghệ xứ người (rất khó thực hiện), rất chuyên nghiệp nhận được Jobs điều hành nhóm 5 đến khoãng 20 nhân viên. Đó là những chuyên gia có kiến thức sâu và kinh nghiệm thực tiển tốt.

Trong số người thành đạt nầy, có được vài bạn (Pathetique ...), đồng hành với các Bác chuyên gia trong nước đóng góp vào Dđ !:)! Nhưng thường tình thì lửa rơm mau tàn. Chỉ qua một thời gian ngắn ... không còn xuất hiện tiếp ! Tại sao và Tại sao ko có được bền vững trong những lúc khó khăn ??

Mong mỏi có được Bạn nào cho vài lời hồi âm, giải đáp cho tớ biết được nguyên nhân ... Mong mỏi cho các Dđ chuyên môn không được lụn mất.:mad:
Đọc bài viết này của bác UMY thật xúc động quá. Bác ở xa xôi thế mà vẫn lo cho sự phát triển khoa học chuyên môn của VN.
Cháu tự nghiên cứu cái món CAE này nhiều khi nản lắm nhưng lên diễn đàn đọc được những dòng của bác lại có thêm động lực tiếp tục. Mong bác tiếp tục chỉ bảo cho tui cháu. Rất hy vọng gặp bác một ngày không xa ở Việt Nam hoặc ở Châu Âu.
 
Top