Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

  • Thread starter Machinist
  • Ngày mở chủ đề
M

Machinist

Author
Xin cho hỏi những bạn trong diễn đàn về cách gọi của các dụng cụ đo lường chuyên dụng của thợ tiện bằng tiếng Việt. Tôi sẽ ghi ra tiếng Anh ở phần này. Đồng thời, nếu có thể, xin cho biết những thương hiệu được đông đảo thợ tiện ở VN dùng cho mỗi loại dụng cụ này và loại nào được xem là tốt nhất.

Hiện tại, chỉ xin hỏi về những dụng cụ đo lường thông thường, sẽ bổ sung thêm những máy móc chuyên dụng khác sau.

1. Micrometer.
2. Calipers.
3. Dial Indicator.
4. Test Indicators.
5. Depth micrometer.
6. Inside Micrometer.
7. Dial bore gage.
8. Gage blocks.
9. Pin gages.
10. Thread gages.
11. V-Block.
12. Telescoping gages.
13. Radius gages.

Tạm vậy thôi. Chưa nghĩ ra thêm được.

Xin cảm ơn trước những bạn bỏ thời gian trả lời giúp.
 
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Xin cho hỏi những bạn trong diễn đàn về cách gọi của các dụng cụ đo lường chuyên dụng của thợ tiện bằng tiếng Việt. Tôi sẽ ghi ra tiếng Anh ở phần này. Đồng thời, nếu có thể, xin cho biết những thương hiệu được đông đảo thợ tiện ở VN dùng cho mỗi loại dụng cụ này và loại nào được xem là tốt nhất.

Hiện tại, chỉ xin hỏi về những dụng cụ đo lường thông thường, sẽ bổ sung thêm những máy móc chuyên dụng khác sau.

1. Micrometer.
2. Calipers.
3. Dial Indicator.
4. Test Indicators.
5. Depth micrometer.
6. Inside Micrometer.
7. Dial bore gage.
8. Gage blocks.
9. Pin gages.
10. Thread gages.
11. V-Block.
12. Telescoping gages.
13. Radius gages.

Tạm vậy thôi. Chưa nghĩ ra thêm được.

Xin cảm ơn trước những bạn bỏ thời gian trả lời giúp.




1. Micrometer.----- Panme (đo ngoài)
2. Calipers.---------- Thước cặp (thước kẹp)
3. Dial Indicator. ---- Đồng hồ so
4. Test Indicators. --- Đồng hồ so ( dạng khác, nhiều công dụng hơn)
5. Depth micrometer.----Panme đo sâu
6. Inside Micrometer.----Panme đo trong (đường kính tương đối lớn)
7. Dial bore gage. ---- Calip lỗ có đồng hồ.
8. Gage blocks. ---- Căn mẫu.
9. Pin gages. ---- Dưỡng, calip đo lỗ.
10. Thread gages. ---- Dưỡng đo ren
11. V-Block . -----Khối V
12. Telescoping gages. (ai biết chỉ dùm)
13. Radius gages.----- Dưỡng R (đo bán kính)

Các bạn xem có đúng không? Nếu sai, sửa và bổ sung dùm mình.

Cảm ơn!
@Machinist : Nếu có hình kèm theo thì tốt hơn nhiều.
Mitutoyo là thương hiệu được tin dùng tại Việt Nam.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

@Machinist : Nếu có hình kèm theo thì tốt hơn nhiều.
Mitutoyo là thương hiệu được tin dùng tại Việt Nam.
Cảm ơn Ngọc Anh (Ánh) đã bỏ thời gian trả lời đã trả lời. Xin đính kèm hình đây.

1. Micrometer.

2. Calipers.

3. Dial Indicator.

4. Test Indicators.

5. Depth micrometer.

6. Inside Micrometer.

7. Dial bore gage.

8. Gage blocks.

9. Pin gages.

10. Thread gages.

11. V-Block.

12. Telescoping gages.

13. Radius gages.
 
Lượt thích: umy
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Quên, chưa nói về các hiệu dụng cụ thợ bên này hay dùng.

Nói chung, đối với thợ bên này, thùng đồ nghề nói khá nhiều về sự nghiêm túc và trình độ tay nghê của thợ trong mắt người chủ. Một thùng đồ nghề toàn đồ "Made in China" khó được lòng chủ. Một cái part nhiều khi giá tới vài chục nghìn USD thì chủ sẽ "sốt" khi nhìn thấy bạn dùng thước kẹp của China để đo. Cứ đặt mình vào vị trí của họ thì sẽ hiểu thôi.

Những hiệu được ưa chuộng bên này thường là đồ Thụy Sĩ (Switzerland) như: Compac, Interapid, Brown & Sharpe, TESA, Etalon...; Mỹ: Starrett; Nhật: Mitutoyo. Bản thân tôi cũng có nhiều dụng cụ được các hãng trên làm.

Nói chung, mỗi hiệu có mặt mạnh/yếu riêng. Ví dụ: Mitutoyo mạnh về các dụng cụ đo điện tử. Starrett về các loại micrometer, Thụy Sĩ mạnh về các loại đồng hồ đo, thước kẹp đồng hồ và vernier... Nói chung thì Mitutoyo khá "đều" về mọi loại (chất lượng khá ổn định trên tất cả các sản phẩm họ làm ra) so với các hãng khác. Nếu phải chọn 1 hiệu để dùng cho tất cả các đồ nghề thì tôi sẽ chọn Mitutoyo. :)

Bên này, thợ tiện chủ yếu dùng hệ thống đo imperial (inch) thay vì metric (milimeter).

1 in. = 25.4mm
 
Last edited by a moderator:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Về tra từ cho các danh từ kỹ thuật, dân kỹ thuật ai cũng nên sắm cho mình cuốn từ điển kỹ thuật Prodict - tình cờ mình chôm được của anh kia, thấy rất hay.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Theo hình vẽ thì:
* indicator: gọi chung là đồng hồ so dùng để rà độ đảo, chỉnh tâm ...
* gage: tùy trường hợp sẽ gọi là căn hoặc dưỡng kiểm
 
Lượt thích: umy
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Nghĩa của dụng cụ đo số 12 và 13 theo em là:

12. Telescoping gages : Dưỡng đo độ dài (Đồng hồ kính viễn vọng) (mục đích để đo sai lệch so với kích thước danh nghĩa.)
13. Radius gages : Dưỡng đo bán kính
Hiện tại bên em đang dùng dụng cụ của Mitutoyo và có hầu hết các thiết bị này nhưng hầu như em chỉ biết tên tiếng Anh và công dụng.
Có gì các anh, em bổ sung thêm.
 
Lượt thích: umy
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Phuongdoosan: theo tôi biết, telescoping gage không dùng để đo sai lệch với kích thước danh nghĩa. Có lẽ bạn nhầm với dial bore gage chăng?

Telescoping gage thường được dùng để đo đường kính trong của 1 lỗ đã được gia công (bored - khoan, tiện). Cách dùng: nới lỏng vít khóa ở chuôi dụng cụ, bóp 2 thanh chữ T ở đầu kia lại (2 đầu đã được mài bán nguyệt), bỏ nó vào lỗ cần đo, hơi nghiêng nó 1 phần (để chiều dài của 2 đầu đo LỚN HƠN đường kính lỗ cần đo), vặn vít khóa ở chuôi lại, từ từ kéo nhẹ dụng cụ theo hướng làm thu nhỏ khoảng cách của 2 thanh đo lại. Khi dụng cụ đo rời ra khỏi lỗ thì đường kính lỗ = khoảng cách của 2 đầu đo. Đo khoảng cách này thì ta có được đường kính lỗ cần đo.

Cách đo này là "transferred measurement" (đo gián tiếp) so với direct measurement (đo trực tiếp) nên có nhiều hạn chế về độ chính xác. Độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào cách đo của người xử dụng vì phải đo lại 2 lần. Thường thì phải đo nhiều lần để chắc ăn là cách đo/lực đo của mình đồng nhất.

Direct measurement (ví dụ: dial bore gage, internal micrometer để đo đường kính trong) có độ chính xác cao hơn và độ chính xác đó phụ thuộc vào dụng cụ đo hơn là cách đo.
 
Lượt thích: umy
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Phuongdoosan: theo tôi biết, telescoping gage không dùng để đo sai lệch với kích thước danh nghĩa. Có lẽ bạn nhầm với dial bore gage chăng?

Telescoping gage thường được dùng để đo đường kính trong của 1 lỗ đã được gia công (bored - khoan, tiện). Cách dùng: nới lỏng vít khóa ở chuôi dụng cụ, bóp 2 thanh chữ T ở đầu kia lại (2 đầu đã được mài bán nguyệt), bỏ nó vào lỗ cần đo, hơi nghiêng nó 1 phần (để chiều dài của 2 đầu đo LỚN HƠN đường kính lỗ cần đo), vặn vít khóa ở chuôi lại, từ từ kéo nhẹ dụng cụ theo hướng làm thu nhỏ khoảng cách của 2 thanh đo lại. Khi dụng cụ đo rời ra khỏi lỗ thì đường kính lỗ = khoảng cách của 2 đầu đo. Đo khoảng cách này thì ta có được đường kính lỗ cần đo.

Cách đo này là "transferred measurement" (đo gián tiếp) so với direct measurement (đo trực tiếp) nên có nhiều hạn chế về độ chính xác. Độ chính xác phụ thuộc rất nhiều vào cách đo của người xử dụng vì phải đo lại 2 lần. Thường thì phải đo nhiều lần để chắc ăn là cách đo/lực đo của mình đồng nhất.

Direct measurement (ví dụ: dial bore gage, internal micrometer để đo đường kính trong) có độ chính xác cao hơn và độ chính xác đó phụ thuộc vào dụng cụ đo hơn là cách đo.
Sau khi Machinist giải thích công dụng của Telescoping gage, mình nghĩ đây là nhíp đo lỗ đã cải tiến, dạng thông dụng bên này vẫn thường dùng là nhíp chữ V và nhíp chữ C, dụng cụ không thể thiếu của người thợ tiện, dùng để đo đường kính trong và ngoài các lổ sâu, lỗ lớn mà các dụng cụ khác đo không được. Độ chính xác của phép do phụ thuộc rất nhiều vào "cảm giác" tay nghề của bác thợ.
 
Lượt thích: umy
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

...dạng thông dụng bên này vẫn thường dùng là nhíp chữ V và nhíp chữ C
Hiểu NgocAnh nói gì....chết liền luôn. :D

Cái này thì hoàn toàn....có thể thiếu. ;-) Độ chính xác của cách đo dùng telescoping gage chỉ nhỉnh hơn dùng ngàm đo đường kính trong của thước kẹp 1 chút (với điều kiện thước kẹp tốt, danh tiếng, không tính hàng....Tàu ở đây :D).

Nếu tôi có trong tay 1 bộ dial bore gage, 1 bộ gage block + dụng cụ để chỉnh dial bore gage (bore gage setting) hay 1 panme có khoảng đo tương xứng với đường kính cần đo thì tôi sẽ chọn cách đo trực tiếp của dial bore gage hơn là cách đo gián tiếp của telescoping gage.

Đây là cách dùng dial bore gage: http://www.youtube.com/watch?v=sOPyjdgrPy8

Trong video hướng dẫn dùng 1 ring gage (chả hiểu tiếng Việt gọi là gì) để làm chuẩn nhưng ta có thể dùng 1 panme tương ứng với đường kính cần đo và chỉnh "0" theo kích thước đó. Khi bỏ nó vào trong lỗ cần đo, lắc nhẹ cho 2 tiếp điểm tìm khoảng cách NGẮN NHẤT mà cái đồng hồ chỉ ra. Đây chính là đường kính của lỗ mình cần đo. Dial bore gage khá chính xác (cái tôi dùng của Mitutoyo có độ chính xác là .0001" = 0.00254mm) nhưng có nhiều giới hạn: thời gian cần để chỉnh nó khá lâu và tỉ mỉ, khoảng cách đo có giới hạn vì lỗ phải khoan cần phải nhỏ hơn nó độ khoảng 1-2mm thôi.

Đính kèm cách dùng telescoping gage: http://www.youtube.com/watch?v=qDNP25PtBqM

Đây là cách đo HOÀN TOÀN SAI: http://www.youtube.com/watch?v=jFeCpDbOpjQ

 
Last edited by a moderator:
Lượt thích: umy
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Wow, ở VN mình vẫn còn xài các thứ này à? Những thứ đó bên này giờ chỉ thấy trong...viện bảo tàng thôi, không ai xài nữa hết.

Có lẽ VN cần đầu tư nhiều vào ngành này. Thợ tiện là nền tảng của công nghiệp nặng mà dụng cụ còn thô sơ quá thì....đáng buồn. :(
 
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Wow, ở VN mình vẫn còn xài các thứ này à? Những thứ đó bên này giờ chỉ thấy trong...viện bảo tàng thôi, không ai xài nữa hết.

Có lẽ VN cần đầu tư nhiều vào ngành này. Thợ tiện là nền tảng của công nghiệp nặng mà dụng cụ còn thô sơ quá thì....đáng buồn. :(
Đồng ý với bác về điều này
Nhưng đôi khi đơn giản, thô sơ nhưng rất hiệu quả đấy bác ơi, không thể coi là đồ cổ được :1:
 
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Thật sự, tôi thấy mấy cái nhíp này nó không hiệu quả bằng thước kẹp hay panme 1 tí nào hết. Rẻ hơn nhiều thì có. :)

Có ai có thể cho 1 trang website nào ở VN bán những đồ nghề thợ tiện ngoài trang truongvinh của bạn NgocAnh không? Trang nào càng chi tiết càng tốt (nhấn vào link thì có giá cả từng món, tên gọi...v.v...). Đa tạ trước.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Wow, ở VN mình vẫn còn xài các thứ này à? Những thứ đó bên này giờ chỉ thấy trong...viện bảo tàng thôi, không ai xài nữa hết.

Có lẽ VN cần đầu tư nhiều vào ngành này. Thợ tiện là nền tảng của công nghiệp nặng mà dụng cụ còn thô sơ quá thì....đáng buồn. :(
Trước tiên thì mấy cái đó gọi là nhíp nghe không chuẩn lắm, nên gọi là compa đo lỗ thì hợp hơn.
Hai là, trong điều kiện thực tế sản xuất ở VN, nếu có đồ xịn như bên Mỹ thì quá tốt, nhưng nếu môi trường sản xuất không thực sự sạch (5S) và chi phí đầu tư không nhiều, độ chính xác không quá cao thì những dụng cụ đo đơn giản và cổ lỗ kia lại bền, ít hư hỏng, hiệu quả hơn nhiều so với hàng hiện đại.
Ba là, bác ở bên Mỹ, có điều kiện tiếp xúc với nhiều loại máy tiện cỡ lớn, hiện đại. Vậy em xin hỏi, nếu cần tiện 1 cái trục đường kính khoảng > 1m thì bác dùng cách nào? Và nếu không có máy chuyên dụng cỡ lớn có làm được không?
 
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Bạn Worm nói đúng, nếu không cần độ chính xác cao và không đủ phí đầu tư thì phải dùng những gì mình có thôi. Chuyện này là đương nhiên. Thế nhưng, tôi vẫn giữ ý kiến rằng VN nên đầu tư nhiều hơn vào nghề này vì nó là nền tảng của công nghiệp nặng.

Về câu hỏi tiện trục to mà không có máy chuyên dụng cỡ lớn thì tôi...thua. :) Nếu bạn...hỏi đố thì trả lời dùm luôn vì tôi tò mò muốn học hỏi cách bạn làm thế nào để tiện được cỡ đó mà không cần dùng máy chuyên dụng.
 
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Em từng thấy người ta tiện chi tiết đường kính lớn khoảng 1m. Chi tiết còn không đối xứng người phải gắn thêm đối trọng. Dùng mâm cặp 4 chấu phải rà gá bằng đồng hồ. Nhưng em không biết máy tiện đấy có phải chuyên dụng không nữa.:d
 
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Để tiện được 1 vật nào đó thì khoảng cách từ tâm của trục xoay phải lớn hơn bán kính của vật cần tiện 1 chút, nếu không thì....chịu, làm sao tiện được vì vật cần tiện sẽ vỗ vào cái "way" (hoặc "bed". Xin lỗi, lại không biết từ tiếng Việt chuyên ngành:) ) và sẽ làm hư vật cần tiện hoặc bể "way" ("bed") của máy.

Nếu là máy tiện có "gap bed" (1 đoạn "bed" gần cái "mâm" xoay có thể gỡ ra được để tăng bán kính vậy cần tiện thì cũng chỉ tiện được part ngắn, không thể là part dài được.
 
M

Machinist

Author
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Một điều mình thấy hay ở VN là thợ tiện bên đó hầu hết biết hàn, bên này thì ít có. Tiện ra tiện, hàn ra hàn. Đương nhiên có nhiều thợ kiêm cả 2 khâu nhưng ít gặp.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Danh từ về dụng cụ đo trong thợ tiện (tiếng Anh và tiếng Việt tương ứng)

Bạn Worm nói đúng, nếu không cần độ chính xác cao và không đủ phí đầu tư thì phải dùng những gì mình có thôi. Chuyện này là đương nhiên. Thế nhưng, tôi vẫn giữ ý kiến rằng VN nên đầu tư nhiều hơn vào nghề này vì nó là nền tảng của công nghiệp nặng.

Về câu hỏi tiện trục to mà không có máy chuyên dụng cỡ lớn thì tôi...thua. :) Nếu bạn...hỏi đố thì trả lời dùm luôn vì tôi tò mò muốn học hỏi cách bạn làm thế nào để tiện được cỡ đó mà không cần dùng máy chuyên dụng.
Thật sự thì không phải là em hỏi đố bác, nhưng vì bác ở bên đó làm việc nó quy chuẩn hơn bên này nên nhiều cái các bác quen phải đủ và đúng thiết bị mới làm được. Nhưng ở VN thì khác, cái khó ló cái khôn mà. Còn câu chuyện về tiện đường kính lớn em chưa được chứng kiến tận mắt, chỉ là nghe một bác lão làng kể lại (bác ý là bố của đồng chí nicknick - Cty Thành Lộc). Theo bác này, hồi nhà máy xi măng Nghi Sơn bị hỏng trục lô có đường kính ngoài 6m, bên đấy đã tìm khắp nơi sửa nhưng không nơi nào sửa (tiện đường kính ngoài) hoàn chỉnh được trong khi mua mới thì chi phí cao và mất thời gian (do phải đặt gia công bên Nhật), cuối cùng thì bác ý nhận làm. Khi nhìn thiết bị của bác đó chẳng có cái máy chuyên dụng nào đủ kích cỡ để gia công, bọn Nhật không tin là có thể làm được. Tuy nhiên, cách bác đó thực hiện thì ... biết rồi mới thấy đơn giản ... chi tiết không quay được thì cho bàn máy quay. Để cho dễ hình dung, mọi người có thể google "máy cưa ống" ... cách bác kia thực hiện cũng gần như vậy, chế bộ đồ gá để cho đầu dao có thể quay tròn và tịnh tiến theo trục (chi phí chỉ mất khoảng 20 triệu đồng vào năm 2006).
Một trường hợp tương tự là phay vành răng đường kính lớn mà không có máy chuyên dụng: tạo phôi từng đoạn vành tròn --> hàn ghép thành vành răng hoàn chỉnh --> dùng pa lăng treo lên --> phay từng răng bằng máy phay đứng vạn năng (chế mỗi bộ gá kẹp chặt trên bàn máy phay).

Một điều mình thấy hay ở VN là thợ tiện bên đó hầu hết biết hàn, bên này thì ít có. Tiện ra tiện, hàn ra hàn. Đương nhiên có nhiều thợ kiêm cả 2 khâu nhưng ít gặp.
Cái này thì đói đầu gối phải bò thôi bác ơi, nhất là khi các chi tiết gia công cơ đó chủ yếu nhằm mục đích sửa chữa tận dụng, chẳng lẽ nhận xong lại phải thuê thằng khác hàn thì lãi được bao nhiêu.
 
Top