Datum và các vấn đề.

  • Thread starter No|Yes
  • Ngày mở chủ đề
N

No|Yes

Author
Mình không phải là dân cơ khí nhưng đang phải đọc bản vẽ cơ khí. Mình không hiểu rõ về datum lắm(chả hiểu dịch thế nào). Nhưng mình hiểu như thế này: Vùng dung sai hình học sẽ được chiếu xuống các mặt phẳng datum,cần mặt nào ta ghi mặt đó vào dung sai hình học không biết có đúng không
 

lotomo

New Member
Ðề: Datum và các vấn đề.

Vùng dung sai hình học sẽ được chiếu xuống các mặt phẳng datum,cần mặt nào ta ghi mặt đó vào dung sai hình học không biết có đúng không
Chào,
Về cơ bản bạn hiểu không chính xác rồi, hy vọng quyển sách này có thể giúp bạn.
Fundamentals of Geometric Dimensioning and Tolerancing, Alex Krulikowski
(có thể tìm thấy ở trang scribd với từ khoá "GD-T").

"Datum" hay "GD&T" liên quan đến người thiết kế, bác thợ gia công và anh chàng kiểm tra sản phẩm, nên khi tìm hiểu bạn chịu khó nhìn từ nhiều góc độ thì sẽ có kết quả.

PS:
Mình cũng không phải là dân cơ khí, lại càng nên không thể giúp bạn về dịch thuật.
Thôi chịu khó đọc sách nhé, nếu thấy phần nào không thông suốt thì các bác meslab có thể trao đổi cụ thể hơn.
Và hãy nêu rõ câu hỏi, nếu được kèm theo bản vẽ nhé.
 
Ðề: Datum và các vấn đề.

Geometric Dimensioning and Tolerancing , viết tắt là GD& T, là một ký hiệu ngôn ngữ cơ học áp dụng cho các bản vẽ cơ khí 2 hay 3 chiều nhằm xác định những khiếm khuyết cho phép trong việc kiểm soát đặc điểm của mỗi cơ phận. Các loại kiểm soát hình học của mỗi đặc điểm bao gồm định dạng (form or shape), kích cỡ (size or feature of size), định hướng (orientation), và định vị (location) liên kết hỗ tương với các tọa vị chính, phụ và thứ (primary, secondary and tertiary datum) được chỉ định tùy theo chức năng ráp nối (mating) trên cơ phận đó.
Nội trong GD & T, có vài dung sai có nhiều chức năng hơn là một loại kiểm soát hình học ví dụ như dung sai định hướng ks luôn ds định hình và ds định vị ks cả định hình lẫn định hướng của một trục hay một mặt phẳng trung tuyến. Cũng như ds biên tuyến (profile) của bề mặt ks ds định dạng và kích cỡ nếu những đặc tính đó hiện diện cũng như ks luôn ds định dạng, định vị nếu nó liên hệ đến những đặc điểm tọa độ tiết diện (datum features) bị khống chế bởi ds biên tuyến.
GD & T được biên soạn bắt đầu vào giữa thập niên 1940. Một khi nó khám phá rằng dung sai trực tiếp đo lường hoặc chênh lệch ± đã không hoàn toàn dự đoán có hay không một cấu kiện phát huy tất cả chức năng của nó. Có vài hệ lụy với dung sai cơ bản ± (plus and minus) như:
1. Nó không có hệ thống tọa độ (no explicit coordinate system) rõ ràng, cũng như khung đối chiếu để định vị đặc điểm đo lường và hướng liên hệ đến.
2. Trong việc ks vị trí hay chiều hướng sẽ không có khu vực dung sai (tolerance zone) mà là khoảng cách từ điểm này đến điểm khác. Theo tiêu chuẩn GD & T, ASME Y 14.5 định nghĩa biên tuyến (boundaries) cho độ chênh lệch plus or minus về dung sai kích cỡ và một vài ds tương tự khác được dùng như là những dung sai bán kính (radius tol.) và dung sai độ sâu nhưng không có định nghĩa về tuyến dung sai khi ks vị trí hoặc định hướng nó với một dung sai đo lường trực tiếp. Cũng nên biết rằng tolerance zone được định nghĩa như hai đường song song hoặc vòng tròn đồng tâm nơi mà khoảng cách được xác định bằng bề rộng hay đường kính của hình cầu hay tròn được dùng để tạo nên khung bao bề mặt của nó.
3. DS trực tiếp có những đặc điểm không rõ ràng cho những ứng dụng trực tiếp đến một vài đặc điểm chia sẽ chung một trung điểm.
4. Một dung sai đo lường trực tiếp cung cấp chỉ mỗi một chức năng hay công cụ mà không có khả năng ứng dụng cho những chức năng phức tạp yêu cầu rõ ràng từng đặc điểm dung sai hay định hướng một khung mô hình liên kết của những đặc điểm đó.
5. Dung sai cho góc hoặc bán kính chỉ có thể áp dụng trên mặt cắt hai chiều (cross sections) của một đặc điểm đó vì rằng vùng dung sai của nó có bề rộng bằng không tại một hay 2 vị trí của nó so sánh với gd& t là 3 chiều nên có bề rộng hoặc sâu. Một cách nào đó chúng cũng không cung cấp một sự kiểm soát đặc điểm nào đến bất cứ một trung điểm.
GD & T được phát triển để giải quyết những mơ hồ và khả năng có giới hạn của ± dung sai. Hiện nay theo Tiêu chuẩn ASME của Mỹ đã đang phát huy tốt nhất nhằm loại trừ những khúc mắc tối nghĩa từ những khuyết điểm hình học căn bản. So với ASME, dung sai trực tiếp chỉ có những xác định chức năng cho từng đặc điểm như kích cỡ, bán kính hoặc ks độ sâu trong khi đó ASME chia thành định dạng, định hình và định vị yêu cầu nhiều tiêu chuẩn GD & T tinh vi hơn.
Nếu không có tiêu chuẩn GD& T như ASME Y14.5-2009 liên quan trên từng bản vẽ và nếu không ứng dụng đúng những tiêu chuẩn GD &T trong việc ks từng đặc tính của mỗi đặc điểm cơ phận sẽ có kết quả là những hướng dẫn mơ hồ không có căn cứ cụ thể cho việc kiểm tra thử nghiệm (inspection) cũng như cho việc sản xuất . Chúng ta cũng biết không thể có một cơ phận gia công tuyệt đối hoàn hảo ngay cả khi mỗi kỹ sư thiết kế nó trên CAD vốn như là một công cụ hoàn hảo cho việc thiết kế cơ khí cho nên việc ks số lượng hoặc tỷ lệ khuyết điểm dung sai cho phép trên mỗi cơ phận phải thật nghiêm ngặt (rigorous) và phải theo những tiêu chuẩn rõ ràng để chúng có thể phát huy hết những chứa năng đúng như mẫu thiết kế quy định. Những khắc khe cần thiết và một loạt các công thức đa dạng cũng như các loại công cụ đều được biểu thị bằng những ký hiệu ngôn ngữ GD & T (có cả thảy 14 ký hiệu chia đều trong 5 khu vực như Định dạng (Form), Định hướng (Orientation), Biên tuyến (Profile), Tiện tuyến (Run Out) và Định Vị (Location) với các đặc điểm phụ như điều kiện tối đa / tối thiểu hóa vật liệu (MMC/LMC) và bất tác động kích cỡ ds (RFS). ( Tôi đang biên soạn chi tiết cách áp dụng cũng như chức năng của từng ký hiệu và tọa vị từ căn bản đến nâng cao thật dễ hiểu cho tất cả các khâu từ thiết kế đến sản xuất.)
GD & T phần lớn được ứng dụng như là một công cụ ks rủi ro bằng vào việc bao gồm các ghi chú áp dụng dung sai như trên một biên dạng (surface profile) hay biên tuyến (line profile) của một bề mặt đến với bất cứ đặt điểm nào trên bề mặt cơ phận đó nơi tập trung nhiều đặt điểm quan trọng cần inspect hơn là tại những khu vực khác.
GD & T có thể không cần thiết nếu nhà sản xuất có quy mô nhỏ lẻ hoặc nếu quá trình sản xuất được ks nghiêm ngặt. Nhiều sản phẩm sản xuất hàng loạt đã chứng minh tốt chức năng hoạt động thì có thể không cần đến GD & T. Tuy nhiên trong quá trình sản xuất nếu thiếu vắng quy trình kiểm tra cũng như tiêu chuẩn trong việc sản xuất thiếu rõ ràng và kết quà là có sai sót được phát hiện trong sản phẩm thì nhà sản xuất có thể bị xem như là thiếu uy tín và thô sơ (flat-footed). Thiếu sót những tiêu chuẩn dữ liệu cho kiểm tra ks quá trình sản xuất trước cũng như sau đó sẽ không còn cách nào để xác định cơ phận nào khiếm khuyết nếu trong quá trình lắp ráp bị lỗi. Nhiều công ty thích thay đổi qua những nhà cung ứng nào ứng dụng nhiều tiêu chuẩn khắc khe như GD& T trong sản phẩm, thiết bị mang tính đặc thù của họ vốn dành cho những khách hàng riêng biệt yêu cầu chất lượng cao. Sản xuất một sản phẩm chất lượng cao kết quả sẽ khó đạt được nếu không có một quá trình kiểm tra nghiêm ngặt để chỉ ra những khuyết đểm hình học trong từng cơ phận nối kết với các chức năng khác.
Tóm lại GD & T cần thiết khi cơ phận có tính phức tạp và chính xác cao, số lượng sản xuất lớn hay có tính phân bổ (dispersion) rộng trên nhiều địa hạt sản xuất . GD & T chủ yếu dành riêng cho quá trình thiết kế, chế tạo cơ khí vì thế những người trực tiếp liên quan trong quá trình gia công và những bộ phận kế tiếp phải thông hiểu nó thật rõ ràng trước khi tiến hành. Có người nghĩ GD & T khó và cũng có người cho nó là dễ dàng. Thật ra đáp số của nó tùy thuộc vào mức thông hiểu và cách giảng dạy liên quan đến tất cả quy trình ks hình học và cách áp dụng phù hợp trong việc sản xuất và kiểm tra của từng bộ phận một cách hợp lý nhất. Nền tảng cho sự thành công của một sản phẩm hay một công ty phải bắt đầu từ bản vẽ sơ khởi. Nó phải được tái thẩm định (review) ngay cả trước khi bản vẽ được chính thức tạo nên. Điều đó làm cho mọi sự được thông suốt và tất cả những khuyết điểm gây khó khăn cho sản xuất phải được phát hiện cũng như những thành tố vật liệu, hình dạng thích hợp tương tác với lực tác động phải được phân tích rõ ràng để mọi thứ đều đúng ngay từ lúc khởi đầu (get things right the first time). GD & T cũng đồng thời cung cấp nhiều cách để cho phép các nhà chế tạo nới rộng dung sai, cho các nhà sản xuất nhiều khoảng trống hơn trong việc gia công trong khi vẫn bảo đảm chức năng của cơ phận. Để đạt được điều đó một cách chính xác cũng như giới hạn tối đa các dung sai trong bản vẽ ,kết quả và phúc lợi sẽ đạt được mỹ mãn cho công ty.
Huy Nguyễn- Senior Mechanical Designer in Virginia
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Datum và các vấn đề.

Datum - là các mặt chuẩn quan trọng khi lắp ghép, thiết kế, đo lường, gia công. Tầm quan trọng của nó theo thứ tự lần lượt.

Mặt chuẩn là các mặt làm việc quan trọng, khi lắp ghép lại vị trí của nó phụ thuộc vào lực, biến dạng...sau khi xác định mặt chuẩn này, các kích thước lắp ghép khác phụ thuộc vào chúng.

Khi thiết kế theo phương pháp Skeleton, vị trí các mặt chuẩn được vẽ trước và được quản lý chặt chẻ cho những thay đổi cũng như tính toán các chuỗi kích thước phụ thuộc.

Từ bản vẽ gia công, thứ tự và vị trí tương quan của các Datum cho ta biết trình tự gia công của chi tiết đó, điều này hết sức quan trọng khi chọn điểm Zero khi gia công để tính toán các chuổi kích thước.

Mặt chuẩn này cũng là mặt chuẩn đo lường / cũng như quyết định cho nguyên công gia công tinh đầu tiên. Các kích thước và mặt chuẩn khác bắt đầu từ mặt chuẩn này.

Một mục đích quan trọng khác của các mặt chuẩn là để tính toán dung sai vị trí (location), dung sai hình dạng (form) của chi tiết.
 
Ðề: Datum và các vấn đề.

Datum là những mặt phẳng người ta dựng lên để dựng 1 chi tiết hay nói khác đi là gốc kích thước của toàn bộ chi tiết ( kích thước quan trọng ). Thông thưởng thì gồm 3 mặt vuông góc với nhau.

Mỗi chi tiết có các Datum để quản lý kích thước còn một cụm chi tiết khổng lồ thì chúng sẽ có một hệ quy chiếu để quản lý các datum.
Vidu trên máy bay có một hệ trục tọa độ oxyz quản lý toàn bộ các chi tiết thông qua việc quản lý cac datum của từng chi tiết.

Với cịm chi tiết đơn giản thì có khi không cần Datum này.



Mỗi mặt vàng là một chi tiết và các mặt vàng này đều tham chiếu về gốc o của toàn bộ hệ thông lắp.
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Datum và các vấn đề.

Mình không biết chimen có suy nghĩ cẩn thận chưa, nếu mà nói như chimen thì mình thấy rất là mâu thuẫn với nhau và chưa đấy đủ đâu. :4:

Datum là những mặt phẳng người ta dựng lên để dựng 1 chi tiết hay nói khác đi là gốc kích thước của toàn bộ chi tiết ( kích thước quan trọng ). Thông thưởng thì gồm 3 mặt vuông góc với nhau.
Mặt chuẩn - Datum nói một cách chính xác và đầy đủ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ MẶT PHẲNG. Nó có thể là mặt trụ tròn, mặt côn..., mặt của Gaze Ren / mặt trung gian để đo. Một chi tiết có thể có rất nhiều mặt chuẩn, do đó không mặt chuẩn nào là chuẩn DUY NHẤT cho TOÀN BỘ các kích thước quan trọng.

Mỗi chi tiết có các Datum để quản lý kích thước còn một cụm chi tiết khổng lồ thì chúng sẽ có một hệ quy chiếu để quản lý các datum. Vidu trên máy bay có một hệ trục tọa độ oxyz quản lý toàn bộ các chi tiết thông qua việc quản lý cac datum của từng chi tiết.
Không có mặt chuẩn nào quản lý TOÀN BỘ bộ các mặt chuẩn khác / đặc biệt cho các cụm chi tiết khổng lồ. Giả sủ mặt chuẩn này sai thì TOÀN BỘ các mặt chuẩn khác sai theo à. ?

Với cịm chi tiết đơn giản thì có khi không cần Datum này.
Mình chưa thấy chi tiết này mà không có mặt chuẩn, làm chi tiết ra không đo à ?.
 
Last edited:
Ðề: Datum và các vấn đề.

Mình làm nhiều với các loại này rồi !
- Datum luôn phẳng ( Plane)
- Còn các mặt chuẩn có thể là bất kỳ gọi là Ref.
IPUM nhầm lẫn rồi 2 cái này có khác biệt cơ bản nhé.

Hình trên là cánh máy bay và nhìn thấy Plane là Datum còn Ref là cái surface to đó.

Nhầm lẫn là chết ngừoi !

Mặt chuẩn - Datum nói một cách chính xác và đầy đủ KHÔNG NHẤT THIẾT PHẢI LÀ MẶT PHẲNG. Nó có thể là mặt trụ tròn, mặt côn..., mặt của Gaze Ren / mặt trung gian để đo. Một chi tiết có thể có rất nhiều mặt chuẩn, do đó không mặt chuẩn nào là chuẩn DUY NHẤT cho TOÀN BỘ các kích thước quan trọng.
Cái mà IPM nói là mặt Ref hay nói khác đi là mặt chuẩn , đường chuẩn. Còn Datum là Plane.




Không có mặt chuẩn nào quản lý TOÀN BỘ bộ các mặt chuẩn khác / đặc biệt cho các cụm chi tiết khổng lồ. Giả sủ mặt chuẩn này sai thì TOÀN BỘ các mặt chuẩn khác sai theo à. ?
đó là Ipum chua làm hay chua thấy mà thôi. Mình nói Datum Plane có cơ sở vì Datum Plane nó là chuẩn thiết kế có thể thực cót
hể ảo nhưng nó chả bao giờ sai nếu thiết kế đúng.

Với cịm chi tiết đơn giản thì có khi không cần Datum này.



Mình chưa thấy chi tiết này mà không có mặt chuẩn, làm chi tiết ra không đo à ?.
Nhầm lẫn về khái niệm Datum và Ref.

Mình làm việc Datum và Ref phức tạp hàng ngày nếu nhầm lẫn chắc bị đuổi việc lầu rồi :D không lẽ mình nhầm !
 
Last edited:

lotomo

New Member
Ðề: Datum và các vấn đề.

Mình chưa thấy chi tiết này mà không có mặt chuẩn, làm chi tiết ra không đo à ?.
Mình làm việc Datum và Ref phức tạp hàng ngày nếu nhầm lẫn chắc bị đuổi việc lầu rồi :D không lẽ mình nhầm !
Các yêu cầu gia công chế tạo trong bản vẽ cơ khí được tuân thủ theo các tiêu chuẩn cụ thể, với phiên bản (thời gian nào: revision/edition). Ví dụ: nếu người đọc dùng tiêu chuẩn ISO để làm việc với bản vẽ GD&T dựa trên ASME sẽ dẫn đến sai sót vì hai bộ tiêu chuẩn này không giống nhau, thậm chí là giữa các phiên bản ASME Y14.5 còn có những điểm đặc trưng gây tranh cãi. Việc tranh cãi giữa bạn iPumpkin và chimen_bka có thể thuộc hai lĩnh vực khác nhau.

Bạn iPumpkin đề cập đến "Datum" trong GD&T, còn "Datum" mà bạn chimen_bka đưa ra có thể không chỉ gói gọn trong phạm vi tiêu chuẩn về bản vẽ. Trong các tài liệu chế tạo máy bay, thuật ngữ "Datum" được sử dụng nhằm mục đích tính toán thiết kế. Chẳng hạn:




Trong kỹ thuật, rất cần những tranh cãi như hai bạn, đùa tí nhé !!!

Với cụm chi tiết đơn giản thì có khi không cần Datum này.
Thêm nữa, có những sản phẩm rất đơn giản, nhưng khi lắp ráp trong hệ thống, sản phẩm này cần kết bạn (mating) với một sản phẩm khác thì vẫn cần GD&T trong bản vẽ của nó. Ví dụ đơn giản như hình sau:




mặc dù cái bracket có quy trình gia công rất đơn giản, nhưng do nó đươc sản xuất ở một công ty A, còn cái connector được cung cấp bởi công ty B, trong bản vẽ của cái bracket chúng ta sẽ thấy các ký hiệu GD&T.

Tóm lại, người ta đã dùng GD&T cho những chi tiết rất đơn giản, nói chi đến những cơ phận phức tạp như cánh cửa xe ôtô hay Valve Stem của bạn iPumpkin hoặc Flapping Wings của bạn chimen_bka.

Như vậy, GD&T là gì, tại sao nó xuất hiện, dùng nó có lợi ích gì ? Bác Huy Nguyễn đã trả lời ở trên.
 

lotomo

New Member
Ðề: Datum và các vấn đề.

... đang phải đọc bản vẽ cơ khí. Mình không hiểu rõ về datum lắm
Trở lại với câu hỏi chủ đề, hy vọng bạn No|Yes hãy "No" với "một đi không trở lại"; và hãy "Yes" với "việc tiếp tục trao đổi cùng meslab".

Những concepts bạn cần tìm hiểu liên quan đến "Datum":
- Datum feature
- Datum target
- Datum feature simulator
- Datum
- Datum reference frame
- Datum reference frame component


Bác Huy Nguyễn:

Tôi đang biên soạn chi tiết cách áp dụng cũng như chức năng của từng ký hiệu và tọa vị từ căn bản đến nâng cao thật dễ hiểu cho tất cả các khâu từ thiết kế đến sản xuất.

Rất ngưỡng mộ bài viết cũng như dự án viết giáo trình mà Bác Huy Nguyễn đang biên soạn.

GD&T được sáng lập, tiêu chuẩn hoá nhằm thay thế các chú giải, kích thước, dung sai, ... bằng các ký hiệu. Một số quyển sách về GD&T được biên soạn dựa trên tiêu chuẩn Y14.5, tuy nhiên mỗi tác giả có cách nhìn riêng khi diễn giãi các "concepts, tools, rules" từ bộ luật này. Việc chuyển đổi sang Việt ngữ các thuật ngữ trong GD&T một cách tròn và rõ nghĩa thật không đơn giản và sẽ mất nhiều công sức.

Khoảng 5 năm về trước, các tiền bối ME, sv, DCL, Vo Huy Thanh, ... đã thảo luận về một số thuật ngữ trong lĩnh vực này. Nếu giáo trình của Bác Huy được các tiền bối tiếp thêm phần công lực thì "quyển bí kíp" này sẽ vang danh thiên hạ. Bản thân thằng em hy vọng được trao đổi và học hỏi thêm từ Bác.
 
Ðề: Datum và các vấn đề.

Chuyện của Datum có thể dễ mà khó, khó mà dễ và đúng là cần được hiểu dưới những góc độ như anh lotomo đã đề cập: người kỹ sư thiết kế, người thợ gia công và người kiểm phẩm. Mặc dầu quy định thì chỉ có duy nhất.

Em không làm thiết kế nên không dám lạm bàn, đợi xem bài của anh Huy Nguyễn vậy! Tuy nhiên kỹ sư thiết kế mà làm bãn vẽ để Datum sai thì em biết liền :)

Em mạn phép bàn thêm vào topic này với tư cách thợ gia công và người kiểm nghiệm. Có vài hình ảnh, hy vọng có thể giúp cho những người không phải dân cơ khí hiểu thêm về Datum

Các bản vẽ của sản phẩm được dựng từ một tọa độ gốc, chúng ta có 3 hệ trục tọa độ: Cartesian, Polar và Spherical coordinate system. Thông dụng nhất là Cartesian.

Tuy nhiên do các yêu cầu Kỹ thuật, một chi tiết trên sãn phẩm có khi đòi hỏi chính xác có tương quan đến các chi tiết khác, do vậy người ta mới dựng thêm các Datum. Có thể dịch Datum là một chuẩn mà từ đó ta sẽ tiến hành đo đạc, chuẩn này không nhất thiết phải là một mặt phẳng.



Để đo đạc bằng các dụng cụ cầm tay hay CMM thì lúc nào cũng cần xác lập hệ trục tọa độ, chúng ta có hình dưới đây thể hiện các Datum của sản phẩm giao tiếp với hệ trục tọa độ mô phỏng.



Ví dụ khi dùng thước so đo độ cao, ta đặt sản phẩm lên mặt bàn đá mài phẳng, bề mặt bàn chính là simulated Datum, từ simulate dịch là mô phỏng trong trường hợp này thì không đúng lắm nhưng em không nghỉ ra từ nào khác :1:




Thông thường khi nói về Datum trong GD&T ví dụ điển hình nhất là khung dung sai vị trí:



Người kỹ sư thiết kế phải chọn chuẩn nào có 3 điểm tiếp xúc với chi tiết được gọi dung sai để làm Primary Datum, chuẩn có 2 điểm tiếp xúc làm Secondary Datum và 1 điểm làm Tertiary Datum.

Primary Datum có 3 điểm nên thường là một mặt phẳng, bác thợ già của hãng em gọi nó là "mặt phẳng chứa chi tiết" :1:. Ngôn ngữ CMM của Mitutoyo gọi nó là "Baseplane", bởi vì mặt phẳng này là cái cần xác định đầu tiên khi tiến hành đo đạc.




Người kiểm nghiệm cần xác định rõ các Datum khi đo đạc nếu không sẽ bị sai như dẫn giải dưới đây:



Để xác định một Datum là trục của lổ hình trụ thì như sau:



Cũng có thể dùng chốt trụ cực đại có thể lọt vô lổ để định chuẩn



:4: Hy vọng bài viết của em không làm mấy tên Datum này rối thêm :4:

Các bài viết lotomo nhắc ở trên nằm trong link này, các anh chị làm kiểm phẩm có thể xem để hiểu cách kiểm tra "True Position"

http://www.meslab.org/mes/threads/4067-Dieu-kien-vat-lieu-trong-ban-ve-ky-thuat.html
 
Top