Điện toán đám mây là gì? Phận loại, ứng dụng và ưu nhược điểm của cloud computing

long8564

Active Member
Moderator
1.ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY LÀ GÌ?
Điện toán đám mây (cloud computing), còn gọi là điện toán máy chủ ảo, là mô hình điện toán sử dụng công nghệ máy tính và phát triển dựa vào mạng Internet. Nó là việc ảo hoá các tài nguyên tính toán và ứng dụng. Thay vì sử dụng một hay nhiều máy chủ (có thể nhìn thấy, chạm, nắm bằng tay), thì nay người dùng sẽ sử dụng các tài nguyên được ảo hoá thông qua môi trường Internet.
Với các dịch vụ sẵn có trên Internet, doanh nghiệp không phải mua và duy trì hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy tính cũng như phần mềm. Họ chỉ cần tập trung sản xuất bởi đã có người khác lo cơ sở hạ tầng và công nghệ thay họ. Bạn có thể truy cập đến bất kỳ tài nguyên nào tồn tại trong “đám mây (cloud)” tại bất kỳ thời điểm nào và từ bất kỳ đâu thông qua hệ thống Internet.

2. CÁC LOẠI DỊCH VỤ CLOUD COMPUTING
Ba mô hình cung cấp của Cloud Computing bao gồm IaaS, PaaS và SaaS. Mỗi loại sẽ có những đặc điểm đặc trưng như sau:



  • Infrastructure as a Service (IaaS)
IaaS có nghĩa là Cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ, chuyên cung cấp các tính năng cơ bản nhất như mạng, máy tính ảo, không gian lưu trữ dữ liệu, CPU, RAM, HDD/SSD,...

Khi sử dụng dịch vụ này, người dùng đã có một máy chủ ảo trên không gian đám mây để làm việc. Họ không cần phải quan tâm tới các khía cạnh khác như máy chủ nằm ở trung tâm dữ liệu nào, sử dụng mạng viễn thông nào,...

  • Platform as a Service (PaaS)
PaaS có nghĩa là Nền tảng dưới dạng dịch vụ, cho phép người dùng lựa chọn các phần mềm mong muốn, triển khai và sử dụng. Họ không cần quan tâm tới việc cập nhật các phiên bản mới cho máy chủ ảo của mình, hay các vấn đề liên quan tới RAM, CPU, ổ cứng bộ nhớ,...

  • Software as a Service (SaaS)
SaaA có nghĩa là Phần mềm dưới dạng dịch vụ được thiết kế dành cho những người dùng cuối. Họ có thể biết hoặc không cần biết về kỹ thuật máy tính. Công việc của họ là làm quen với phần mềm và vận dụng vào công việc của mình.



Những tên tuổi điển hình trong điện toán đám mây được hàng triệu người dùng trên thế giới mỗi ngày

3. LỢI ÍCH VÀ HẠN CHẾ CỦA THUẬT TOÁN DỮ LIỆU ĐÁM MÂY
Lợi ích của dữ liệu đám mây

• Tiết kiệm chi phí. Do giảm thiểu chi phí đầu tư hạ tầng, chi phí mua phần cứng, phần mềm , chi phí lắp đặt, tìm chỗ đặt server và vận hành thường ngày, chi phí bảo dưỡng.

• Thuận tiện sử dụng. Ta có thể nhanh chóng sử dụng mà không tốn công cài đặt phức tạp. Có thể nhanh chóng truy cập chúng mọi lúc mọi nơi, gần như không bị phụ thuộc vào phần mềm hay phần cứng. Ví dụ như Google Doc, bạn chỉ cần mở trình duyệt ra và gõ, không cần phải cài bộ office.

• An toàn và tính liên tục sử dụng. Vì dữ liệu nằm trên Dropbox, OneDrive sẽ có tính an toàn cao hơn, nếu ổ cứng trên đó hỏng thì dữ liệu back up vẫn sẽ được duy trì liên tục có thể tiếp tục sử dụng bình thường.

• Tăng cường tính bảo mật của dữ liệu. Nếu lưu dữ liệu lên mây thì dữ liệu vẫn nằm an toàn trong tài khoản online, và nếu không có mật khẩu của bạn thì chẳng ai có thể vào đó được.

• Khả năng tự phục hồi sau sự cố: Mô hình điện toán đám mây cơ chế dự phòng sao lưu thường xuyên trên mạng Internet. Nhờ đó, người dùng không phải lo lắng các dữ liệu quan trọng bị mất đi khi gặp các sự cố trong quá trình sử dụng.

• Dữ liệu tập trung: Do không giới hạn về dung lượng nên bạn có thể tập trung tất cả dữ liệu lại, thuận tiện cho việc tìm kiếm mà không cần lưu trữ rời rạc tại nhiều máy chủ riêng lẻ.



Hạn chế của lưu trữ dữ liệu đám mây:

Kết nối Internet chập chờn thì việc sử dụng các dịch vụ sẽ rất khó khăn vì mọi thứ liên quan đến đám mây hầu như đều cần kết nối Internet. Chính vì vậy mà nhiều dịch vụ đám mây có cung cấp lựa chọn lưu một phần hoặc tất cả dữ liệu trên máy tính, thường gọi là lưu offline. Dropbox, OneDrive, Google Drive cũng có, nó cho phép đồng bộ file xuống và chứa trên máy tính của bạn thường xuyên và bạn vẫn có thể làm việc, mở hay truy cập chúng kể cả khi không có Internet.

• Khó quản lý và bảo mật do các hệ thống này thường tập trung vào ưu điểm chia sẻ, lưu chung tài nguyên. Từ đó, để thực hiện quản lý, bảo mật, phòng chống hacker khá khó khăn.

Xử lý các loại dữ liệu lưu trữ trên hệ thống điện toán đám mây quá niên hạn là một trong những bài toán khó ví dụ như ở Google Driver. Một số tài khoản người dùng lưu trữ lên đó rất nhiều file. Tuy nhiên các file này không được truy xuất hay chỉnh sửa và sử dụng trong nhiều năm liền. Tổng hợp quá nhiều loại dữ liệu như vậy, khoảng không gian lưu trữ bị lãng phí khá nhiều. Từ đó nhiều doanh nghiệp cung cấp dịch vụ lưu trữ cũng thường hay cảnh bảo với khách hàng về các loại dữ liệu quá niên hạn sẽ bị họ xóa bỏ trong tương lai để tránh lãng phí tài nguyên lưu trữ.



4. ỨNG DỤNG CỦA CÔNG NGHỆ ĐIỆN TOÁN ĐÁM MÂY TRONG DOANH NGHIỆP
  • Cơ sở dữ liệu đám mây
Nếu doanh nghiệp bạn có ngân sách hạn chế hoặc đang muốn tiết kiệm chi phí đầu tư cho công nghệ đồng thời không có đội ngũ vận hành có chuyên môn cao. Nhưng cần sử dụng đến một lượng lớn dữ liệu thì việc áp dụng công nghệ điện toán đám mây là lựa chọn vô cùng sáng suốt. Phương án này giúp bạn giải quyết vấn đề một cách tối ưu nhất.

Cơ sở dữ liệu được lưu trữ bằng công nghệ điện toán đám mây luôn hoạt động một cách mạnh mẽ mà doanh nghiệp đó có thể tiết kiệm được khoản chi phí mua máy chủ vật lý để lưu trữ và vận hành. Ngoài ra, bạn không phải lo lắng điều gì bởi đội ngũ kỹ thuật của nhà cung cấp sẽ đảm bảo tính ổn định của hệ thống cơ sở dữ liệu trong suốt quá trình vận hành.

  • Dịch vụ lưu trữ Website an toàn
Việc lưu trữ Website luôn được xem là vấn đề quan trọng và thực sự cần thiết khi hệ thống của doanh nghiệp không đáp ứng được sự tăng trưởng liên tục của doanh nghiệp. Áp dụng công nghệ điện toán đám mây thì mọi vấn đề liên quan sẽ giải quyết ổn thỏa..

Ngoài ra, doanh nghiệp chỉ phải thanh toán theo nhu cầu thực tế khi sử dụng dịch vụ lưu trữ nhưng vẫn luôn đảm bảo hệ thống an ninh được xuyên suốt và trọn vẹn.

  • Sao lưu, khôi phục dữ liệu nhanh chóng
Sao lưu lại nguồn dữ liệu trong quá trình hoạt động rất quan trọng. Khi có sự cố xảy ra, người dùng vẫn có thể tự động khôi phục dữ liệu nhanh chóng.

Trước khi xuất hiện công nghệ điện toán đám mây, mỗi cá nhân, doanh nghiệp phải tự sao lưu thủ công. Tuy nhiên khi áp dụng ứng dụng này thì tất cả mọi dữ liệu đều được sao lưu hoàn toàn tự động để đảm bảo sự tiện lợi đến mức tối đa trong suốt quá trình sử dụng. Bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng mất hết dữ liệu nếu chẳng may quên nhấn Save.



  • Ứng dụng quản lý doanh nghiệp
Khi đưa các dữ liệu lên hệ thống lưu trữ đám mây, các doanh nghiệp có thể dễ dàng kiểm soát và quản lý dữ liệu một cách hiệu quả nhất. Hầu hết các nền tảng chuyên phân tích dữ liệu đều sử dụng hình thức này và chúng đều có khả năng xử lý dữ liệu có cấu trúc hoặc không có cấu trúc một cách trọn vẹn.

  • Lưu trữ và chia sẻ dữ liệu hiệu quả
Chỉ cần có Internet, người dùng có thể hoàn toàn sao lưu và truy xuất dữ liệu ở khắp mọi nơi và bất cứ khi nào họ cần. Những ứng dụng trên nền tảng điện toán đám mây được sử dụng phổ biến tính đến nay đó là: Google Drive, Dropbox, One Drive…

5. KẾT LUẬN
Cùng với Internet vạn vật (IoT), Big Dtatavà Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence), Điện toán đám mây (Cloud Computing) tiếp tục là một trong những lĩnh vực đang nổi lên cho tất cả các ngành công nghiệp & có mặt ở khắp mọi nơi. Có thể nói, sự ra đời của điện toán đám mây là điều tất yếu và cần thiết trong thời đại công nghệ số hiện nay.

 
Top