Động cơ rung

  • Thread starter nqviet2507
  • Ngày mở chủ đề
N

nqviet2507

Author
Anh (chị) giúp em giải thich nguyên lý hoạt động của động cơ rung?
các thông số cần thiết khi lựa chọn động cơ rung?
 
N

nqviet2507

Author
Ðề: Động cơ rung

Động cơ rung dùng cho sàng đấy ah.
 
Ðề: Động cơ rung

Bộ tạo rung

Bộ tạo rung gồm các loại sau:
1. Ly tâm cơ khí
2. Truyền dẫn lệch tâm
3. Khí nén hay thủy lực
4. Điện từ
5. Siêu âm

Các thông số làm việc (thường có yêu cầu điều chỉnh) là:
Biên độ rung, tần số rung, phương rung (cố định hoặc biến đổi khi rung)
Dưới đây sẽ trình bày chi tiết hơn về từng loại.


1. Ly tâm cơ khí
Khôi lượng lệch tâm quay quanh một trục gây ra lực kích thích (lực ly tâm) có độ lớn tùy theo khối lượng lệch tâm, bán kính lệch tâm và vận tốc quay. Hướng thay đổi trong không gian. Hình 1 cho thấy sơ đồ động của loại một khối lượng lệch tâm.
Hình 2 là một áp dụng thực tế của nó: đầm dùi cho bê tông với trục có khối lượng lệch tâm 3 quay trên hai ổ bi 4.
Hình 3 là kiểu có hai khối lượng ly tâm, lắp trên hai trục quay ngược chiều nhau. Lực kích thích là hợp lực của hai lực ly tâm do hai khối lượng gây ra, theo phương thẳng đứng, trị số và chiều thay đổi.
Có thể dùng kiểu ly tâm cơ khí với máy tần số thấp nhưng phải tăng khối lượng không cân bằng. Còn với các máy tần số cao thì nó dễ làm quá tải các ổ đỡ. Nó rất hợp với các máy rung lớn vì với kích thước nhỏ gọn lại cho lực kích thích lớn. Tuy nhiên thời gian khởi động và tăng tốc dài nên không dùng cho các máy cấp liệu hay định lượng chính xác.


2. Truyền dẫn lệch tâm
Gồm các cơ cấu cơ khí biến chuyển động quay thành chuyển động đi lại, dùng cho máy rung tần số thấp.
Ưu điểm là kích thước gọn mà cho lực kích thích lớn khi vận tốc quay bé. Có thể làm việc với vận tốc cao nhưng thết bị phải được cân bằng và làm việc ở chế độ cộng hưởng.
Hình 4 là ví dụ truyền dẫn lệch tâm trong máy tải rung.
Khung 2 và 4 mang vật cần tải nối với nhau bằng hai biên 5 và các thanh díp 6. Biên 5 có ổ bằng cao su hai đầu nối với khung 2 và 4, ổ giữa nối giá. Cơ cấu truyền dẫn lệch tâm 3 có biên lò xo nối với khung 4, biên hướng theo phương cần gây dao động.

3. Truyền dẫn khí nén hay thủy lực.
Năng lượng khí nén hay thủy lực tạo chuyển động đi lại của bộ tạo rung để gây rung.
Hình 6a :
Khí nén từ mạng vào buồng phải của pit tông 8 qua lỗ 3 và 4, nén lò xo 9, đưa pit tông 8 sang trái. Khí ở buồng trái qua lỗ 7 thoát ra khí trời. Gần cuối vị trí tận cùng bên trái của pit tông 8, lỗ 7 và 4 bị đóng lại, 2 và 6 mở ra, pit tông 8 đảo chiều. Tần số rung của pit tông được điều chỉnh bằng áp suất khí và độ cứng của lò xo 5 và 9.
Truyền dẫn khí nén nên dùng cho máy rung tần số cao, nhất là nơi dễ cháy nổ như thiết bị tải rung trong hầm mỏ. Việc đồng bộ các bộ tạo rung của thiết bị có nhiều bộ truyền dẫn là khó khăn.
Hình 6b:
Bơm 4 từng chu kỳ cho chất lỏng vào xi lanh 1 qua ống 3 và hút chất lỏng qua ống 5 làm pit tông 2 di chuyển. Cần 7 có chèn lò xo để thêm bậc tự do cho cơ cấu. Lực kích thích từ cần 7 truyền cho bộ phận làm việc của máy rung. Biên độ dao động được điều chỉnh bằng thay đổi năng suất bơm.
Hình 5 là ví dụ đơn giản của bộ rung khí nén. Khí nén qua lỗ 3 đập vào bi 2, ép nó vào vách của rãnh vòng trong thân 1 và tạo lực kích thích quay. Thân của bộ rung lắp vào bộ phận làm việc. Khí thoát ra qua lỗ 5 ở nắp 4.

4. Điện từ.
Lực điện từ biến đổi gây rung cho bộ phận rung.

Hình 7: Dòng điện biến đổi làm lõi 1 hút hoặc không hút bộ phận rung 2. Nếu dòng điện là xoay chiều, tần số 50 Hec (3000 chu kỳ/phút) thì tần số rung là 6000 lần/phút. Nếu dòng điện là dòng chỉnh lưu nửa chu kỳ (không làm đều dòng) thì tần số rung là 3000 lần/phút.
Kiểu điện từ là loại hoàn hảo cho các thiết bị rung tần số cao như máy cấp liệu, máy định lượng, máy sàn. Nó cho phép tạo kích thích trực tiếp bằng chuyển động đi lại, không có ma sát ở phần đỡ cơ khí, dễ dàng đồng bộ hóa nhiều truyền dẫn trong một thiết bị và dễ điều chỉnh chế độ làm việc.
Ví dụ về kết cấu cho trên hình 8:
Nam châm điện 1 với các cuộn dây 4 lắp vào thanh ngang 8. Lõi 2 lắp trên khung. Thanh 8 được đỡ trên khung bằng các lò xo 5. Dây điện hình lò xo cấp điện cho cuộn dây 4. Điều chỉnh khe hở giữa các cực bằng đai ốc 6. Điều chỉnh bộ rung bằng vật 7 lắp lên stato.

5. Siêu âm
Dùng mạch điện tử để gây rung, trong đó phần tử gây rung làm bằng vật liệu áp điện: loại vật liệu có thể biến áp suất cơ thành dòng điện và ngược lại, ví dụ thạch anh, gốm áp điện.
Ứng dụng trong cơ khí: làm sạch, đánh bóng, hàn chất dẻo.
 
H

huudatfee

Author
Ðề: Động cơ rung

Động cơ rung là gì?

Động cơ rung là một thiết bị biến đổi năng lượng điện sang dạng cơ năng dạng lực rung hoặc lắc. Động cơ rung được ứng dụng trong ngành công nghiệp khai khoáng, sản xuất thức ăn gia xúc, sang vật liệu…
Có nhiều hãng sản xuất động cơ rung và các loại phụ kiện đa ứng dụng. Với động cơ rung bê tông, các khu cần xử lý sẽ được san bằng và làm phẳng mà không còn bọt khí, khi đó, trở nên chắc chắn với bề mặt mịn ngay cả khi đã gỡ bỏ khuôn bê tông. Động cơ rung thường được sử dụng cho những công trình cần sự chịu tải lớn.
Nguyên lý hoạt động
Động cơ rung có kích thước rất đa dạng, từ những chiếc máy đầm dùi chạy bằng ắc qui nhỏ đến những dòng máy chạy bằng điện lớn hơn được dùng để đầm những khối dày. Trong mọi trường hợp, một động cơ rung đều có thể đầm đến tận dưới cùng của khối để đảm bảo toàn bộ khối được đầm phẳng. Các phụ kiện hoặc thiết bị của máy được lựa chọn trên cơ sở độ dày của khối và từng loại bê tông.

Động cơ rung OLI
Động cơ rung dùng bộ phận lệch tâm có thể xoay tối đa 10.000 lần/ phút, làm cho những túi khí lớn trong khối để tản khối khi bị rung lắc. Đặc biệt đối với những khối ít lỏng mà sử dụng ít nước, việc sử dụng động cơ rung là rất cần thiết để đảm bảo rằng khối không bị rỗng (bong bóng) hoặc có lỗ hổng.
Kỹ thuật cơ bản sử dụng động cơ rung bê tông
Việc sử dụng hợp lý động cơ rung yêu cầu một số kỹ thuật cơ bản nhất mà người sử dụng máy cần phải biết.
(1) Phần đầu máy luôn luôn được đưa từ từ xuống đống và dần kéo ra để tránh sự hình thành các bọt khí.
(2) Tuỵệt đối không được kéo máy qua vùng đang làm việc, vì khi kéo máy qua sẽ để lại 1 đường rãnh trên bê tông.
(3) Thời gian đầm mỗi mẻ tuỳ thuộc vào khối lượng từng mẻ và từng loại hỗn hợp bê tông, nhưng thường không mất quá 30 giây để có thể đầm xong 1 mẻ bê tông.
Vận hành động cơ rung để tuổi thọ cao nhất
Sử dụng không đúng cách?
Việc sử dụng động cơ rung không đúng cách như cho một hỗi hợp với rất nhiều loại nguyên liệu có kích cỡ khác nhau có thể dẫn đến tình trạng những loại vật liệu lớn hơn như đá thường bị dồn xuống phía dưới, làm cho sự gắn kết của khối trở nên yếu hơn. Ngoài ra, động cơ rung cũng có thể đùn đá, sỏi ra ngoài phạm vi rung và thay vào đó là các nguyên liệu khác yếu hơn với khả năng chịu lực kém hơn gây ra sự bất ổn định của các khối bê tông; trong khi động cơ rung được sử dụng để tạo ra sự liên kết vững chắc giữa các nguyên liệu để có thể sử dụng lâu dài trong nhiều năm.
Như thế nào là sử dụng động cơ rung đúng cách?

Nếu sử dụng động cơ rung đúng cách, người điều khiển máy sẽ thấy có các bọt lớn ở trên bề mặt của bê tông, và một lớp vữa ở trên bề mặt cho thấy đã được trộn đều và không có các bọt khí tổ ong

Nguồn bài viết : tapvn.com.vn/Tin-moi/Dong-co-rung-la-gi-Cau-tao-va-nhung-chu-y-khi-van-hanh-80/
 
Top