Đồ án tốt nghiệp:ứng dụng khí nén làm máy lột vỏ dừa

Author
mình đang làm đồ án tốt nghiệp máy lột vỏ dừa, mình dùng điện khí nén, do chuyên ngành của mình là chế tạo máy, nên khí nén mình cũng biết, nhưng chưa rành lắm, máy của mình sử dụng 2 xi lanh khí nén để lột vỏ dừa, nhưng không biết để làm một hệ thống khí nén thì cần lưu ý những vấn đề gì, các bước thực hiện như thế nào, ví dụ như:
-trong quá trình vận hành, áp suất hao hụt như thế nào để trừ hao ra, những sự khác nhau giữa tính toán lí thuyết so với thực tế...
-Làm sao để :nhấn nút start=>xilanh A đẩy dừa đi , dừa che cảm biến quang=>xilanh A dừng đồng thời làm xilanh B đi ra để bung vỏ dừa ra=> B đi hết hành trình xong, xilanh A tiếp tục đi ra hết quãng đường còn lại để lột sạch vỏ dừa
Cái mình chưa biết là thiết kế mạch điện-khí nén làm sao xilanh A sẽ dừng lại(nhưng chưa hết hành trình) khi cảm biến có tính hiệu, rồi tiếp tục đi ra hết hành trình còn lại
Mình tính làm: khi cảm biến có tính hiệu sẽ điều khiển đầu solenoid bên phần A- cấp khí vào làm cho cả 2 đầu solenoid A+ và A-, đều cấp khí nên xilanh A sẽ đứng yên, khi B đi hêt hành trình, công tắc hành trình của B sẽ điều khiển contactor, contactor này sẽ ngắt nguồn cấp khí bên phần solenoid A-, làm xilanh A tiếp tục đi ra, khi A đi hết hành trình sẽ đụng công tắc hành trình và đi về, hết 1 chu trình
Ko biết thực tế có làm như vậy đc ko, hay làm cách nào khác???
Xin cám ơn
 
R

rustbolt

1- Sang đây đi bạn:

http://meslab.org/mes/showthread.php?t=7654

2- Bạn nên post lên sơ đồ nguyên lý (đơn giản cũng được), người khác sẽ có nhận định cụ thể hơn. Lưu ý: không chỉ đơn thuần là vị trí, mà giá trị tải trọng cũng như quy luật biến đổi của tải trọng trên 2 xylanh, ứng với mỗi vị trí cũng rất quan trọng trong việc thiết kế sơ đồ điều khiển

3- Trường hợp của bạn, dùng thuỷ lực dễ điều khiển hơn. Nhưng nếu đề bài bắt buộc như vậy thì phải chịu.
 
Author
-Mình vẽ mạch điện khí nén, nhưng ko biết làm sao cho khi cảm biến có tín hiệu làm xilanh A dừng lại, mình vẽ mạch mô phỏng trên phần mềm festo fludsim, khi cảm biến có tín hiệu sẽ tác động lên contactor K, thường mở của K đóng điều khiển đầu solenoid của A làm A dừng nhưng sao nó ko dừng ????Phải làm sao để A dừng tại đó???
Mình ko rành khí nén cho lắm, bạn nào biết xin chỉ giúp, cám ơn rất nhiều
 
FluidSIM ko thông dụng như Automation Studio , nếu bạn hỏi về chỉnh sửa mạch của bạn trong FluidSIM có lẽ hơi khó vì anh em MES chắc ít ai rành FluidSIM. Bigbangla thử xây dựng lại mạch trong AS xem sao, tôi nghĩ dễ hơn FluidSIM đấy. À AS vẫn có thể mô phỏng khí nén :)
 
Author
mình mô phỏng trên fluidsim được rồi, cám ơn bạn nhiều nha ^^
sẵn cho mình hỏi, nếu dùng khí nén thì để tạo lực khoảng 40kg (để lột vỏ dừa) thì cái máy nén khí có mắt tiền lắm ko, dùng thủy lực hay khí nén hay hơn, gọn gàng sạch sẽ, chi phí thấp hơn
 
Last edited:
câu hỏi của bạn cũng chính là câu trả lời rồi đấy, sạch sẽ hơn và chi phí thấp hơn :)
còn giá tiền thì mình ko rành, bạn cứ tham khảo trên mạng xem sao.
Bigbangla làm mô hình à, chúc thành công :D
 
Author
cái mình đang lo là không biết khí nén có thể tạo lực đủ lớn hay ko?
thật sự mình chưa có kinh nghiệm thực tế gì về mấy cái này hết
 
R

rustbolt

mình mô phỏng trên fluidsim được rồi, cám ơn bạn nhiều nha ^^
sẵn cho mình hỏi, nếu dùng khí nén thì để tạo lực khoảng 40kg (để lột vỏ dừa) thì cái máy nén khí có mắt tiền lắm ko, dùng thủy lực hay khí nén hay hơn, gọn gàng sạch sẽ, chi phí thấp hơn
Chào bạn Bigbangla!
Thì ra bạn vẫn chưa quyết định phương án. Mình có vài góp ý:

1. Trị số lực 40 kgf bạn đưa ra có chủ quan không? Không rõ nguyên lý máy của bạn như thế nào, nhưng theo rustbolt thì lực này quá nhỏ, không lột nổi cái vỏ dừa đâu!

2. Nếu bạn dùng nhiều máy công tác (lột vỏ dừa), sử dụng nguồn khí nén chung của nhà máy thì còn khả dĩ. Nhưng nếu mỗi máy công tác phải kèm 1 máy nén khí cho nó thì chi phí thiết bị không rẻ hơn dùng thuỷ lực.

3. Hiệu suất sử dụng năng lượng của hệ thống khí nén nói chung là thấp hơn hệ thống thuỷ lực. Nếu bạn quan tâm đến việc... trả tiền điện khi vận hành máy thì không nên dùng khí nén.

4. Máy lột vỏ dừa không yêu cầu khắt khe về vệ sinh (như các thiết bị dược phẩm, thực phẩm công nghiệp chẳng hạn), không nhât thiết phải dùng khí nén.

5. Theo nguyên lý bạn mô tả, xylanh đẩy phôi có vị trí dừng trung gian. Điều khiển chính xác vị trí trung gian này bằng khí nén rất là lôi thôi, trong khi với thuỷ lực thì đơn giản và tin cậy hơn nhiều.

Tóm lại, trong trường hợp cụ thể của bạn, theo quan điểm của rustbolt, dùng thuỷ lực hợp lý hơn khí nén.
 
Author
thật sự cám ơn bạn rất nhiều
thật tình mình chưa có kinh nghiệm thực tế về thủy lực hay khí nén nên chưa biết chọn dùng thằng nào, còn về nguyên lý và kết cấu cơ khí cũng tương đối ổn(vì thật ra máy này mình dựa trên nguyên lý của malayxia nhưng có cải tiến thêm, nhưng cũng chưa thấy mặt mũi nó trên thị trường việt nam nữa)nhưng còn phải làm thực tế mới dám chắc, hi
1) giá trị lực đó mình lộn, hihi ^^, lần trước thử nghiệm khoảng 150kg chứ ko phải 40kg, nhưng phải tính lại cho tương đối chính xác mới được,hi
Chi phí để làm hệ thống thủy lực như của mình có cao lắm ko bạn?
Xin cám ơn
đây là mô hình 3d máy lột vỏ dừa ( còn chưa cho thêm cảm biến với mấy cái công tắc hành trình)

cơ cấu để kẹp và định vị trái dừa ( 5 bậc tự do):

3 con dao để bung vỏ dừa ra, bên trái và phải của dao có cảm biến thu và phát để phát hiện dừa đến(chưa thêm vào)=> pittong B phía trên sẽ đẩy xuống làm 3 dao bung ra=> bung vỏ dừa ra


cơ cấu kẹp và định vị dừa:

xin mọi người cho ý kiến để mình hoàn thiện(để ra sản phẩm), và mai mốt bảo vệ còn biết đường đỡ, hi ^^
 
Last edited:
R

rustbolt

thật sự cám ơn bạn rất nhiều
thật tình mình chưa có kinh nghiệm thực tế về thủy lực hay khí nén nên chưa biết chọn dùng thằng nào, còn về nguyên lý và kết cấu cơ khí cũng tương đối ổn(vì thật ra máy này mình dựa trên nguyên lý của malayxia nhưng có cải tiến thêm, nhưng cũng chưa thấy mặt mũi nó trên thị trường việt nam nữa)nhưng còn phải làm thực tế mới dám chắc, hi
...
Chi phí để làm hệ thống thủy lực như của mình có cao lắm ko bạn?
Xin cám ơn
Không vấn đề gì, rất vui khi cảm thấy có thể giúp chút gì đó cho bạn. Mình có vài ý tiếp theo:

1- Chỉ nhìn image chưa hiểu rõ nguyên lý máy của bạn lắm. Nếu không ngại, bạn có thể post lên các file SolidWorks được không? Bản 2007 trở về trước thì mình có thể xem được.

2- Bạn rất quan tâm đến giá cả, có vẻ yêu cầu đồ án của bạn là làm ra chiếc máy thật sự? Nhiệt liệt hoan nghênh và rất sẵn lòng tư vấn cho bạn trong khả năng.

3- Hệ thuỷ lực như của bạn thuộc dạng "tí hon", không tốn tiền lắm đâu. Muốn biết giá cả chính xác, cần phải biết chi tiết hơn các đặc tính kỹ thuật. Chẳng hạn:
- Năng suất máy (quả dừa/h)
- Lực yêu cầu, hành trình, tốc độ của mỗi cylinder
- Sơ đồ và yêu cầu điều khiển
- Yêu cầu chất lượng hàng: mới hay second hand; Taiwan, Japan, Germany hay Vietnam...
- v.v...
Để bạn có thể hình dung sơ bộ, rustbolt xin đưa ra vài số liệu tham khảo:
- 1 bộ nguồn thuỷ lực (Hydraulic Unit), công suất khoảng 1.5HP, dãy áp suất 70bar. Gồm: motor, pump, tank, gauge, accessories...
- 2 directional valve 4/3, 2 đầu coil (220VAC hay 24VDC tuỳ bạn chọn)
- 1 pressure control valve (valve chỉnh áp)
- 1 check valve (valve 1 chiều)
- 2 cylinder (cỡ tiêu chuẩn nhỏ nhất, có thể đáp ứng yêu cầu của bạn, đường kính khoảng phi 40, hành trình cỡ vài trăm gì đó tuỳ bạn chọn)
- Xuất xứ: Taiwan, hoặc Korea, mới 100%. Riêng thùng dầu, đế valve... Vietnam
Giá ước chừng 12 triệu VND

4- Hãy cho biết "địa bàn hoạt động" của bạn ở đâu? Rustbolt có khá nhiều bạn bè làm việc trong ngành cơ khí, trải dọc khắp mảnh đất hình chữ S này, biết đâu có thể tư vấn thêm cho bạn...

Chúc bạn thành công!
 
Last edited by a moderator:
Author
Máy lột vỏ dừa(đồ án tốt nghiệp)

1)hi, có gì đâu mà ngại ^^, nhưng mình thiết kế trên SW 2009, chắc bạn xài 2007, vậy mở ko được, hay xem mấy cái hình này đỡ, nếu cần gởi file thì cho mình "meo" đi, mình gởi cho^^



Nguyên lý hoạt động: công nhân đặt trái dừa vào mâm đỡ, do trọng lượng trái dừa sẽ đè cái mâm đỡ xuống, mâm này nối bãn lề với 3 chấu kẹp do đó 3 chấu kẹp sẽ đi vào kẹp + định vị trái dừa, sau đó công nhân nhấn nút, xi lanh A (bên dưới) đẩy lên, dừa chắn cảm biến, xilanh A dừng, xilanh B (phía trên, nối bản lề với 3 dao) đi xuống bung vỏ dừa ra(khoảng cách giữa 3 dao khi bung lớn hơn đường kính gáo dừa lớn nhất=> phải phân loại những trái dừa có kích thước tương đương), chạm công tắc hành trình b1, dừng, b1 làm A tiếp tục đi lên tước vỏ dừa ra, chạm công tắc hành trình a1, A về, chạm a0, B về, xong 1 chu trình

2) Tại vì mình tính làm máy thực tế có thể ứng dụng được, cho nên chi phí cao quá thì không đủ tiền làm(hi, còn đi học mà ^^), với lại ko thực tế cho lắm
3)Năng suất lọt dừa = tay nhiều lắm mình nghĩ chắc 2000 trái/ngày, cho nên tính làm cái máy này lột cũng cỡ đó mới có thể ứng dụng thực tế được ^^, khoảng 250 trái/h
-sơ đồ điện khí nén(làm thủy lực chắc cũng tương tự??? ):

-Chắc mình phải xài second hand quá^^, nhưng ko biết có đảm bào tương đối về kỉ thuật ko???
12tr, đó là tổng chi phí cho hệ thống thủy lực phải ko bạn?
4) Quê mình ở BẾN TRE, nhưng "địa bàn hoạt động" của mình là tphcm, vì đang học trên đây mà^^, làm chút gì đó có ý nghĩa thì có hứng thú hơn, biết bao năm rồi mà bà con vẫn lột tay hoài, cực quá, nhưng giả sử(giả sử thôi nha, hi ^^ ) cái máy này thành công thì người ta thất nghiệp rồi sao ta?????!!!!
Nếu máy này sử dụng trong nhà máy có sẵn máy nén khí, chi phí có thấp hơn thủy lực nhiều ko? với vị trí trung gian như vậy thì nên xài khí nén hay thủy lực?
Nhờ bạn tư vấn thêm, cám ơn rất nhiều
 
Last edited:
Với kết cấu máy của bigbangla thì nên sử dụng hệ thống thuỷ lực vì: chi phí đầu tư 1 lần cũng không cao lắm, tận dụng được đồ phế liệu, cylinder cũ, bơm và động cơ cũ. Hơn nữa dầu thuỷ lực chỉ châm cho 1 lần mà thôi, bên cạnh đó phần năng lượng bỏ đi là không có, nhưng nhược điểm là sẽ bị dơ do bị rỉ dầu nếu phớt chặn cylinder không còn kín. Nhưng bù lại nó ổn định mà không sợ bị kẹt do mùn dừa bay ra trong quá trình lột.
Còn khí nén thì đầu tư cũng tương đương, mà phần năng lựơng thất thoát rất cao nếu sử dụng lâu ngày, cũng như nó dễ bị rò rỉ nếu bị kẹt mùn dừa.
Nên tính giá thành vừa phải để cung cấp đến tận tay người nông dân, chúng ta làm ra cái nầy để phục vụ cho nông dân là chính mà. Chứ lột tay hoài thấy nguy hiểm quá !
Quê ngoại anh cũng ở Bến Tre, gần chợ Tú Điền đi vào ấp 2 Phước Thạnh, qua cầu Hội 1 khoảng, nhà ngay UBND ấp 2. Thằng cháu kêu anh bàng chú ruột cũng có nickname như em, chắc mấy đứa là 1 bang hội bigbang...
Em phải tính đến chỉnh được size dừa nữa, vì có nhiều loại và vùng miền mà size dừa lớn nhỏ.
 
R

rustbolt

1)
Nguyên lý hoạt động: công nhân đặt trái dừa vào mâm đỡ, do trọng lượng trái dừa sẽ đè cái mâm đỡ xuống, mâm này nối bãn lề với 3 chấu kẹp do đó 3 chấu kẹp sẽ đi vào kẹp + định vị trái dừa, sau đó công nhân nhấn nút, xi lanh A (bên dưới) đẩy lên, dừa chắn cảm biến, xilanh A dừng, xilanh B (phía trên, nối bản lề với 3 dao) đi xuống bung vỏ dừa ra(khoảng cách giữa 3 dao khi bung lớn hơn đường kính gáo dừa lớn nhất=> phải phân loại những trái dừa có kích thước tương đương), chạm công tắc hành trình b1, dừng, b1 làm A tiếp tục đi lên tước vỏ dừa ra, chạm công tắc hành trình a1, A về, chạm a0, B về, xong 1 chu trình
...
3) Năng suất lọt dừa = tay nhiều lắm mình nghĩ chắc 2000 trái/ngày, cho nên tính làm cái máy này lột cũng cỡ đó mới có thể ứng dụng thực tế được ^^, khoảng 250 trái/h

-sơ đồ điện khí nén(làm thủy lực chắc cũng tương tự??? ):

-Chắc mình phải xài second hand quá^^, nhưng ko biết có đảm bào tương đối về kỉ thuật ko???
12tr, đó là tổng chi phí cho hệ thống thủy lực phải ko bạn?
4) Quê mình ở BẾN TRE, nhưng "địa bàn hoạt động" của mình là tphcm, vì đang học trên đây mà^^, làm chút gì đó có ý nghĩa thì có hứng thú hơn, biết bao năm rồi mà bà con vẫn lột tay hoài, cực quá, nhưng giả sử(giả sử thôi nha, hi ^^ ) cái máy này thành công thì người ta thất nghiệp rồi sao ta?????!!!!
Nếu máy này sử dụng trong nhà máy có sẵn máy nén khí, chi phí có thấp hơn thủy lực nhiều ko? với vị trí trung gian như vậy thì nên xài khí nén hay thủy lực?
Nhờ bạn tư vấn thêm, cám ơn rất nhiều

1- Trước hết, cần xác định lại rằng, điều khiển thuỷ lực và khí nén khác nhau, mặc dù nhìn bề ngoài chúng có vẻ giống nhau. Điểm khác nhau cơ bản nhất là tính chịu nén của lưu chất: chất lỏng hầu như không thay đổi thể tích khi bị nén, còn chất khí thì rất “vô tư”, bao nhiêu cũng được. Nó sẽ linh hoạt thay đổi thể tích và áp suất cho phù hợp.
Xét cái xy lanh A của bạn, ở vị trí CB và directional valve A ở vị trí 0. Nếu là thuỷ lực, dầu sẽ bị khoá cứng ở đó, piston sẽ không nhúc nhích, bất kể lực tác dụng trên trục piston như thế nào (trừ khi quá lớn làm… bể seal!). Với khí nén thì không được như vậy, vị trí piston sẽ dao động và xác lập một vị trí cân bằng nào đó tuỳ theo tải trọng tác dụng lên trục. Vị trí đó nói chung không phải là điểm CB như ý bạn muốn. Ngoài ra, trạng thái các tiếp điểm (NC, NO) của CB mà bạn dùng để điều khiển chu trình sẽ sai bét! Đây là một trong những nhược điểm cơ bản của hệ điều khiển khí nén, không thể (hoặc rất khó) điều khiển được vị trí trung gian. Rustbolt đã từng thiết kế rất nhiều hệ thống thuỷ lực và khí nén. Nói chung, tuỳ trường hợp cụ thể mà chọn, nhưng nếu cylinder buộc phải có vị trí trung gian thì dứt khoát chọn thuỷ lực, khỏi phải lằng nhằng!
Sự khác nhau cơ bản thứ 2 là: lưu chất của thuỷ lực tuần hoàn vòng kín, còn khí nén là vòng hở. Dầu luôn luôn quay về tank, còn khí nén sau khi “xong việc” là bị thải ra ngoài trời (qua cửa R) không thương tiếc! Kết quả là toàn bộ năng lượng bạn phải tiêu tốn để tạo thành áp năng chỉ được mỗi một việc là tạo ra tiếng “kha…à…à…” ồn ào và làm bụi bay mù mịt!
Kết luận: đừng “lăn tăn” chuyện khí nén – thuỷ lực nữa, trừ khi bạn thay đổi nguyên lý máy.

2- Bạn lo làm máy ra sẽ đẩy bao nhiêu “tay lột dừa” vào chỗ thất nghiệp? Có thể trước mắt là như vậy, nhưng xét về toàn cục và lâu dài, điều đó mang lại lợi ích cho chính họ và cho cả xã hội (nếu không thì người ta hô hào công nghiệp hoá nông thôn để làm gì!). Nếu cái máy của bạn thật sự hiệu quả, giá cả vừa phải, người ta sẽ tìm cách “xoay” ở đâu đó để mua cho bằng được -> năng suất cao hơn, kiếm được nhiều tiền hơn và công việc nhẹ nhàng hơn. Trên quan điểm đó, chiếc máy của bạn muốn đi vào cuộc sống cần phải đạt 3 điều kiện:
- Lột sạch vỏ dừa và đẹp
- Năng suất ít nhất phải bằng 2 “tay lột dừa” hạng trung bình
- Giá cả chấp nhận được

3- Cái giá khoảng 12 triệu mình đã nêu là bao gồm trọn gói hệ thống thuỷ lực (mình đã thống kê khá chi tiết rồi mà), kể cả 2 cái directional valve (cái này khá nhiều tiền, 1 triệu mấy đến 2 triệu/ chiếc) và tất nhiên chỉ mang tính tham khảo tương đối. Bạn có thể dùng hàng second hand cũng được, chi phí có thể down xuống 50%. Có điều là, muốn dùng hàng second hand bạn phải có chút ít kinh nghiệm để đánh giá chất lượng hàng, cũng như có khả năng tính toán linh hoạt nếu các thông số kỹ thuật của hàng mua được không đúng y như thiết kế (mua hàng second hand mà kiếm cho đúng theo các quy cách áp đặt trước nào đó e rằng đến… tết Maroc!). Lưu ý thêm: cylinder phía trên của bạn yêu cầu cao hơn -> chọn cái tốt hơn lắp cho nó (coi chừng chảy dầu toè loe xuống trái dừa!)
Bạn ở TPHCM thì hàng thuỷ lực khí nén “không có gì là khó, chỉ sợ tiền không nhiều”! Hôm nào rảnh cứ đảo một vòng quanh khu chợ Tạ Uyên tham quan thì biết. Trước khi ra chợ, bạn có thể vào đây tham khảo trước:
http://www.taiwan-hipress.com/vn/About-us.html
Thiết kế của bạn thuộc dạng “cò con”, có lẽ Cty HTP (chủ website trên) không quan tâm mấy đâu. Tuy nhiên, bạn có thể chọn các quy cách trong đó để thiết kế chi tiết.
Rất tiếc, rustbolt không ở TPHCM, nhưng như đã hứa, xin giới thiệu một địa chỉ rất tin cậy, bạn có thể yên tâm đặt hàng với giá cả phải chăng và chất lượng bảo đảm:
Cty TNHH Phú Lực, chuyên cung cấp thiết bị thuỷ lực và khí nén.
Liên hệ: anh Huỳnh Hùng Hỷ - ĐT: 0903 769691 (địa chỉ rustbolt quẳng đâu mất rồi không nhớ nữa, bạn cứ gọi điện thì biết)
Bạn đến gặp và trình bày rõ mục đích yêu cầu, anh Hỷ sẽ nhiệt tình tư vần và sẽ chọn cho bạn một “cấu hình” phù hợp nhất. Vì những lý do không tiện nêu ra đây, rustbolt xin phép được giấu tên, anh Hỷ có hỏi thì bạn cứ nói là có một anh khách hàng của Cty Phú Lực giới thiệu.


Quá trình tiến hành có khó khăn gì cứ nêu lên, mình sẽ hỗ trợ bạn. Hy vọng có dịp uống nước dừa, được lột vỏ bằng chiếc máy của bạn!
 
Last edited by a moderator:
Author
điều đầu tiên em muốn nói là thật sự cám ơn anh PHÚC LINH và anh RUSTBOLT(em nghĩ tuổi đời và tuổi nghề của 2 anh lớn hơn em nhiều,nhưng xin được phép gọi = anh), em nghĩ 2 anh rất bận nhưng vẫn giành thời gian xem qua cái đồ án nhỏ xíu của em, em và các bạn trong nhóm sẽ cố gắng hoàn thành để có thể đến tay bà con và để sự nhiệt tình của 2 anh ko bị bỏ phí
@anh PHÚC LINH: cháu anh có phải là NGUYỄN HUỲNH TUYÊN? nếu đúng vậy và ko trùng tên người khác thì em là bạn học chung mấy năm phổ thông và cơ sở với Tuyên, em tên An Nhã, đúng là trái đất tròn vo ^^

- trên mỗi con dao và các thanh nối với dao em có khoan mấy lỗ, khoảng cách giữa các tâm lỗ khác nhau sẽ làm độ bung ra của 3 dao sẽ khác nhau tùy theo kích thước quả dừa, để điều chỉnh, ta tháo chốt nối dao và các thanh ra, rồi lắp vào lỗ khác, làm như vậy có "thủ công" quá ko? còn cách nào khác nhanh hơn ko? các loại bu lông đai ốc giúp tháo lắp nhanh? nhờ anh tư vấn giúp


@RUSTBOLT:1)2)3)=>em sẽ làm thủy lực và xin cám ơn cái tâm, sự nhiệt tình của anh rất nhiều
rất hi vọng sẽ có dịp mời các anh "nhậu" 1 ly nước dừa do chính tay em lột = máy này
 
Last edited:
R

rustbolt


- trên mỗi con dao và các thanh nối với dao em có khoan mấy lỗ, khoảng cách giữa các tâm lỗ khác nhau sẽ làm độ bung ra của 3 dao sẽ khác nhau tùy theo kích thước quả dừa, để điều chỉnh, ta tháo chốt nối dao và các thanh ra, rồi lắp vào lỗ khác, làm như vậy có "thủ công" quá ko? còn cách nào khác nhanh hơn ko? các loại bu lông đai ốc giúp tháo lắp nhanh?
Bạn bắt chước kiểu các chốt tháo nhanh của:
1- Kềm mở phe, hay còn gọi là vòng hãm lò xo, kiểu có đầu thay thế (snap ring pliers):

2- Các thanh chống giàn giáo của thợ hồ
 
Cháu là Huỳnh Tuyên, đúng là trái đất tròn !
Phương pháp thay nhanh của rustbolt là ok đó, nhưng không biết bigbangla có biết chi tiết đó không ?
Nhưng thực tế nếu máy nầy khai sinh và đưa về nông dân thì họ không cần phức tạp như vậy, chỉ cần kiếm cây sắt, đường kính vừa với cái lỗ khoan là họ chốt vào, miễn nó cứng là được, nhanh và lẹ là ok ! Đừng lo lắng quá về chuyện đó. Chúc bạn thành công !
 
Author
thiệt tình em cũng chưa biết kết cấu của thanh chống giàn giáo và kềm mở phe, học cơ khí mà ko biết mấy cái này, nói ra thiệt ngại quá, nhưng em sẽ ra chợ để tìm hiểu, cám ơn 2 anh
@anh PHÚC LINH:cho em hỏi thăm thằng Tuyên nha anh, lâu rồi anh em ko gặp, ko liên lạc, ko biết giờ sao rồi
 
Bigbangla xem hình chốt khóa của giàn giáo ở hình đính kèm !
( chốt khóa của kiềm tháo phe cũng tương tự, nhưng có thêm lò xo nằm giữa )
P/S: Huỳnh Tuyên giờ đang làm ở bên Nhật, bigbangla có thể tham khảo blog của nó ở trang của anh. Bên mục Cộng đồng blog ( Nguyễn Huỳnh Tuyên )
địa chỉ trang anh: http://huynhphuclinh.wordpress.com
 
Top