[Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

Bạn lấy ví dụ về 1 vật nhỏ nào đó đi, Tớ không nói chung chung được.
Còn để nói chung thì nó là 1 dạng đồ gá tháo lắp nhanh và kẹp vào những vật có 2 mặt // với 2 má của E tô.
Nếu nói nó không chính xác được thì cũng chưa đúng để mà nói chung chung. Nếu bạn kẹp 1 vật có 2 mặt kẹp ngon với 2 má của ê tô thì chính 2 mặt // với 2 má của ê tô nổi trên mặt Hàm ê tô sẽ được gia công chính xác đấy.
Nếu nhất thiết phải làm bằng E tô để gia công mặt phẳng trên thì cần đem mài 2 mặt phẳng kẹp vào 2 má ê tô trước. Khi đưa lên kẹp trên ê tô, cần dùng đồng hồ xo để rà mặt và búa đồng để vỗ mặt gia công nhằm làm cân bằng. Đừng quên đặt 2 tấm căn chuẩn đỡ ở dưới trước khi kẹp. Vậy là ta phải mất nhiều công để kẹp vật rồi khỏa mặt. Nhưng nếu mặt dưới chuẩn rồi, mặt trên chắc chắn có sự sai lệch, thà đem lên máy Mài cho khỏe. Còn để gia công, ta phải chấp nhận có sự sai khác trong miền dung sai (riêng) cho phép của mỗi sản phẩm.

@ yopopovp: Giữa máy CNC và máy gia công Cơm không có nhiều sự khác biệt về gá kẹp và gia công. Nó chỉ khác nhau về khả năng tự động đến đâu mà thôi.
Đồ gá thì nhiều loại và có thể dùng lẫn cho nhau, không phân biệt cho sử dụng máy CNC hay CN-Cơm. Chỉ trừ những loại bàn gá điện điều khiển số của máy CNC.
Theo mình có thể kẹp chặt bằng bàn từ trên máy mài để gia công.
Nếu kẹp trên ETO, không cần phải cần quá chính xác về độ song song ở hai mặt bên như bác Đình nói (mài 2 mặt)

Mặt kẹp ETO chia thành nhiều đoạn song song nhỏ, khi kẹp đặt tấm căn hoặc phiến tỳ ở giữa, 1 mặt áp vào ETO, mặt kia không kẹp thẳng vào mặt của ETO, mà qua 1 vật trung gian (dạng tấm căn) hướng hơi nghiêng để hơi ép chi tiết xuống mặt đáy

Lưu ý trong quá trình kẹp phải gõ nhẹ để chi tiết áp sát với tấm căn ở dưới (vật liệu có độ cứng nhỏ hơn chi tiết để tránh biến dạng)
Chỉ áp dụng cho chi tiết nhỏ.

Nếu chi tiết lớn, tốt nhất là dùng đòn kẹp tạo lực theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống, phay đạt kích thước đúng là mất 4 lần chuyển vị tri kẹp, bước cuối cùng là dùng máy mài tay hoặc mài máy kẹp bằng bàn từ.

Xin được chỉ giáo!!!
 
Author
Có một câu hỏi vui muốn hỏi cả nhà:
-Trong máy mài người ta có sử dụng luy net động không?? tại sao???Nếu có xin sơ đồ và có đc sử dụng trên máy nào???.Và với câu hỏi của bạn Ngoc_Minh_RedRoses đã có nêu trong nguyên công tiện dùng chống tâm hai đầu có là siêu định vị kô??Tại sao?? ng ta gia công hai lỗ tâm này như thế nào?? với chống tâm hai đầu.Tại sao sai số chuẩn lại gần như = 0??

 
L

Liễu Ngân Đình

Theo mình có thể kẹp chặt bằng bàn từ trên máy mài để gia công.
Nếu kẹp trên ETO, không cần phải cần quá chính xác về độ song song ở hai mặt bên như bác Đình nói (mài 2 mặt)

Mặt kẹp ETO chia thành nhiều đoạn song song nhỏ, khi kẹp đặt tấm căn hoặc phiến tỳ ở giữa, 1 mặt áp vào ETO, mặt kia không kẹp thẳng vào mặt của ETO, mà qua 1 vật trung gian (dạng tấm căn) hướng hơi nghiêng để hơi ép chi tiết xuống mặt đáy

Lưu ý trong quá trình kẹp phải gõ nhẹ để chi tiết áp sát với tấm căn ở dưới (vật liệu có độ cứng nhỏ hơn chi tiết để tránh biến dạng)
Chỉ áp dụng cho chi tiết nhỏ.

Nếu chi tiết lớn, tốt nhất là dùng đòn kẹp tạo lực theo phương thẳng đứng hướng từ trên xuống, phay đạt kích thước đúng là mất 4 lần chuyển vị tri kẹp, bước cuối cùng là dùng máy mài tay hoặc mài máy kẹp bằng bàn từ.

Xin được chỉ giáo!!!
Sản phẩm của bạn có tính chất đặc biệt, vì vậy dùng được Nêm.

@Yopo: Câu hỏi này xin để các bạn SV trả lời thì hợp với Tư duy Lozic hơn.
 
L

Liễu Ngân Đình

Năm nay mình mới bắt đầu được học môn Đồ Gá nên còn lơ mơ quá.Vừa rồi thầy giáo giao cho mình làm một bài tập khá củ chuối đó thiết kế đồ gá phay để gia công phay lượng dư của bạc bổ đôi (phần mặt có màu xanh )


đây là nguyên công đầu tiên nên tất cả đều là chuẩn thô , chi tiết lại có đặc tính kĩ thuật mỏng,kém cứng vững do vậy rất khó gá đặt để đảm bảo độ chính xác.Nan giải quá mong cả nhà chỉ giáo.
Cái này, bạn phải tự tìm hiểu về máy cắt dây.
Sau khi tìm hiểu xong thì hãy hỏi.
Nếu tôi nói trước thì cũng không sao, nhưng cũng chỉ là để gãi tai cho bạn đỡ ngứa
 
L

Liễu Ngân Đình

Vấn đề gia công các tấm nhựa dày 0,01
Bước 5 gia công viền ngoài
...
"Bây giờ ta đã có khoảng trống cho dao xuống cắt biên dạng tròn ngoài của sãn phẩm."
Mình có thắc mắc chút:
ở tấm 4, khi ở giữa không có phần trụ nhô lên (%%C<0,01) thì không thể cắt hết được đến miếng nhựa cuối cùng
Nếu tấm 4 không có phần trụ nhô lên như thế, phải vứt bỏ những tấm nhựa ở gần sát tấm 4 ah?
Điều chỉnh cữ ăn dao xuống phải thật chính xác để tránh hiện tượng dao va chạm với đồ gá khi ăn xuống.
Mong bác SV giải đáp giúp!
Có lẽ tại bạn chưa vận hành máy nhiều nên có suy nghĩ như vậy???
Bạn hãy tưởng tượng sự chính xác nhất có thể mà gia công được là gia công được.:25:
 
T

trungdm

bác Đình a. Bác có thể giải thích cho cháu rõ hơn về cái đồ gá của dao khi tiên vuông không bác. Cháu thấy cái này giống drill hơn là lathe.
 
M

matt

bác Đình a. Bác có thể giải thích cho cháu rõ hơn về cái đồ gá của dao khi tiên vuông không bác. Cháu thấy cái này giống drill hơn là lathe.
Hồi nhỏ có mua cây thước mà trên đó có hình bánh răng và 1 cái bánh răng nhỏ ở ngoài . Sau đó lấy bánh răng nhỏ ở ngoài bỏ vào bánh răng lớn trên cây thước .( tưởng tượng tiếp xúc trong của 2 vòng tròn nhé ) . Rồi lấy cây viết bi chấm vào 1 lỗ trên bánh răng nhỏ này và xoay đều . Một lúc sau trên giấy sẽ có hình hoa văn rất đẹp

Cái này hồi lớp 1 tui chơi rồi . Vui lắm

Thì tiện lỗ vuông cũng tương tự . Nhưng mà mấy cơ cấu loại này thường phải áp dụng đến môn CƠ HỌC MÁY để hiểu cơ cấu và phải có tư duy hình học giỏi thì mới nghĩ ra nhưng cơ cấu như vậy

Tui liếc qua cơ cấu này thì thấy nó giống hệ Trái Đất - Mặt Trời .
Nhìn đồ gá đó cũng điên đầu quá

Theo tui nghĩ làm đồ gá nên chọn chi tiết nào mà không có máy nào gia công được , hoặc khó gia công thì mới làm đồ gá . Chứ cái lỗ đó đem lên máy phay làm cho lẹ .

Nhưng dù sao nó cũng giúp ta tư duy cao hơn về toán học

VD : tui có 1 cục phôi thanh , đặt nằm ngang ( không để dọc nha ), tui muốn phay nó có 4 mặt phẳng vuông góc từng đôi một ( có nghĩa là tiết diện cắt ngang hình vuông . Dùng máy phay để làm . Vậy thì phải dùng 1 cơ cấu biến đổi làm cho phôi trụ quay tròn và mỗi lần quay như vậy là 90 độ . Trời sao cứ liên tưởng đến HEO QUAY vậy nè .

Nghe đồn máy bào trên thế giới bị tuyệt chủng rồi . Chỉ có VN ta còn xài .
 
N

nnb315

"tui có 1 cục phôi thanh , đặt nằm ngang ( không để dọc nha ), tui muốn phay nó có 4 mặt phẳng vuông góc từng đôi một ( có nghĩa là tiết diện cắt ngang hình vuông . Dùng máy phay để làm . Vậy thì phải dùng 1 cơ cấu biến đổi làm cho phôi trụ quay tròn và mỗi lần quay như vậy là 90 độ"
cái này mình dùng ụ phân độ vạn năng là được mà
hoặc cũng có thể tham khảo cơ cấu phân độ 90 độ có ngay trong sách đồ gá của thầy Địch và thầy Việt
 
N

nnb315

"Cái này, bạn phải tự tìm hiểu về máy cắt dây.
Sau khi tìm hiểu xong thì hãy hỏi.
Nếu tôi nói trước thì cũng không sao, nhưng cũng chỉ là để gãi tai cho bạn đỡ ngứa"
bác Ngân ơi, đầu bài của bạn ý là dùng đồ gá phay mà bác gợi ý máy cắt dây, lạc đề quá
 
H

henrycuong

Em xin hỏi mâm cặp 3 chấu kẹp được lỗ nhỏ nhất là phi bao nhiêu?:26:Lỗ của em là phi 34mm, chiều dài lỗ là 42mm
 
B

buitienson

Ðề: [Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

Có một bài tập thế này xin đưa ra để cùng tham khảo và bàn luộn nhé.
Ví dụ ta có một khối hình hộp chữ nhật, ta cần phay một mặt ví dụ sẽ chọn phương pháp phay mặt đầu, về nguyên tắc khi chọn lực kẹp chặt chúng ta phải đặt lực sao cho vuông góc với bề mặt gia công,mới có thể đảm bảo sơ đồ định vị khỏi bị phá vỡ định vị bợi lực kẹp chặt vậy khi đó chúng ta phải đặt lực như thế nào để giải quyết bài toán này.

PS: Thực tế chúng ta có thể dùng eto nhưng ở đây xin được không bàn tới thực tế, cứ lý thuyết ta làm ,học mà.
Cái này làm mình nhớ đến cái nguyên công khi gia công khuôn hồi làm đồ án tốt nghiệp.
 
N

nguyennhat

Ðề: [Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

cám ơn bác Đình nhe, e mới biết được pp này đó.
 
N

nguyennhat

Ðề: [Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

Với đề bài như bạn yopopovp đưa ra thì có tương đối nhiều phương pháp gá đặt, nhưng bạn bạn cho hình ảnh của của sản phẩm cuối cùng như thế nào chứ, những mặt nào fair gia công, mặt nào là mặt là việc, như vậy mới đưa ra được phương pháp tối ưu.
Ví dụ: nếu bạn chỉ cần gia công mặt trên thì có thể bắt rút bulong xuống fias dưới hoặc hàn thêm vào 2 bên để kẹp rồi lại phá nó đi.
Quan trọng là fair có hình anh cụ thể.
 
T

traudo

Ðề: [Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

cho em hỏi về đồ gá để gia công 4 mặt bên chi tiết khối hộp chữ nhật có kích thước là :120*60*60 đồng thời khoan 2 lỗ đông tâm 2 bên với f40 và lệch tâm với khối chữ nhật một khoảng là :2.06mm
em xin cảm ơn và mong các bác giúp cho em nhé
 
Ðề: [Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

@traudo:
bạn không thể một lần gá gia công được tất cả mọi yêu cầu đó. trước tiên phải phay một mặt để làm mặt định vị-> phay mặt đối diện (dùng êto hoặc gắn tai hai bên rồi sau này cắt đi như NguyenNhat nói)-> rồi tới 2 mặt bên (kẹp từ trên xuống hai từ hai bên, tốt nhất là làm đồ gá kẹp 45 độ vừa từ trên xuống vừa từ bên sang)-> hai lỗ thì phải đồi mặt, nếu làm nhiều thì làm thêm dưỡng còn làm một cái thì lấy dấu.
 
T

traudo

P

phamha12

Ðề: [Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé

mọi nguoi xem gup e co cau khong hop lý đồ gá này
 
T

toba.toto3

Ðề: [Đồ gá] Nào chúng ta cùng học ĐỒ GÁ nhé


Mọi người cho em hỏi phần khoanh đỏ có phải ổ lăn không ạ
 
Top