Đo kích thước các chi tiết chi tiết bằng phương pháp không tiếp xúc

  • Thread starter sonkstl
  • Ngày mở chủ đề
S

sonkstl

Author
Chào các bạn

Đọc qua đầu đề chắc ai cũng ngạc nhiên. Đã là đo kích thước mà không tiếp xúc vào vật cần đo thì làm sao mà đo được.

Công nghệ hiện đại cho phép làm được điều đó đấy các bạn ạ.

Ở chỗ trung tâm 3D tech họ có máy ATOS sử dụng ánh sáng trắng để quét lại bề mặt chi tiết với độ chính xác và độ phân giải rất cao. Sau đó sử dụng phầm mềm để so sánh dữ liệu quét với dữ liệu thiết kế ban đầu.

Như vậy là đo được kích thước mà không cần tiếp xúc.

Thân
 
Author
Các hạn chế của việc đo kiểm bằng quét không tiếp xúc là gì? Thường được áp dụng ở những lĩnh vực nào.:58:
Vì mình thấy, đa số các nhà máy trong khu công nghiệp VN dù sản xuất các chi tiết đơn giản đến chính xác, vẫn chỉ sử dụng các loại máy đo rất phổ thông, cùng lắm cũng chỉ dùng đến CMM
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Các hạn chế của việc đo kiểm bằng quét không tiếp xúc là gì? Thường được áp dụng ở những lĩnh vực nào.:58:
Vì mình thấy, đa số các nhà máy trong khu công nghiệp VN dù sản xuất các chi tiết đơn giản đến chính xác, vẫn chỉ sử dụng các loại máy đo rất phổ thông, cùng lắm cũng chỉ dùng đến CMM
Tại vì các phương pháp đo không tiếp xúc sử dụng các thiết bị có giá thành cao hơn khả năng cho phép đầu tư của nhiều nhà máy ở VN. Mặc dù có độ chính xác cao nhưng tính về hiệu quả kinh tế thì chưa thực sự phù hợp.
 
3

3dtech

Author
Tại vì các phương pháp đo không tiếp xúc sử dụng các thiết bị có giá thành cao hơn khả năng cho phép đầu tư của nhiều nhà máy ở VN. Mặc dù có độ chính xác cao nhưng tính về hiệu quả kinh tế thì chưa thực sự phù hợp.
Nếu so với giá thành một máy CMM thì đúng là cao hơn.

Nhưng nếu so với giá thành của cả một hệ thống đo tiếp xúc thì rẻ hơn rất nhiều. Vì đi kèm với máy CMM là cả một lô thiết bị khác cùng với nhiều loại đồ gá cho từng chi tiết.

Với phương pháp đo không tiếp xúc như ở Trung tâm 3dtech chúng tôi đầu tư thì chỉ cần 1 máy quét 3D và 1 máy tính có cài phần mềm kiểm tra. Chỉ như vậy là đủ.

Máy quét chúng tôi sử dụng là máy ATOS I 2M của hãng GOM (Germany) và phần mềm kiểm tra đi kèm máy quét của họ.

Phần mền này không chỉ kiểm tra kích thước chi tiết mà còn có thể kiểm tra cả dung sai hình học, đánh giá độ lệch của bề mặt và kiểm tra được từng điểm như 1 máy CMM.

Các bạn quan tâm đến thiết bị này có thể đến tham quan tại trung tâm chúng tôi. Hoặc muốn làm dịch vụ kiểm tra chi tiết, hãy mang mẫu đến cho chung tôi.

Trung tâm dịch vụ công nghệ 3D
Số 101 ngõ 95 Chùa Bộc (Đối diện bể bơi Đại học Thủy Lợi)
website: http://www.3dtech.com.vn
email: info@3dtech.com.vn
 
3

3dtech

Author
Các hạn chế của việc đo kiểm bằng quét không tiếp xúc là gì? Thường được áp dụng ở những lĩnh vực nào.:58:
Vì mình thấy, đa số các nhà máy trong khu công nghiệp VN dù sản xuất các chi tiết đơn giản đến chính xác, vẫn chỉ sử dụng các loại máy đo rất phổ thông, cùng lắm cũng chỉ dùng đến CMM
Sau một thời gian sử dụng thiết bị kiểm tra không tiếp xúc ATOS I 2M, chúng tôi nhận thấy. Hạn chế duy nhất của thiết bị này là mất nhiều thời gian khi bạn chỉ kiểm tra một vài thông số.

Vì nguyên tắc của phương pháp kiểm tra không tiếp xúc là thực hiện qua 3 bước

bước 1: quét mẫu sản phẩm
bước 2: align với file CAD thiết kế của chi tiết
bước 3: đánh giá các thông số kiểm tra

Trong 3 bước trên, thì bước 1 mất nhiều thời gian nhất và phải quét toàn bộ chi tiết (vì có quét đầy đủ thì khi align với file CAD mới chính xác). Do đó, cho dù bạn chỉ kiểm tra 1 thông số hay nhiều thông số thì bạn vẫn phải quét toàn bộ chi tiết.

Chính vì vậy, phương pháp kiểm tra không tiếp xúc sử dụng hiệu quả khi bạn cần kiểm tra nhiều thông số trên một sản phẩm. Còn nếu chỉ kiểm tra một vài thông số thì sử dụng máy CMM sẽ hiệu quả hơn
 
3

3dtech

Author
Còn về ưu điểm của phương pháp kiểm tra không tiếp xúc thì rất nhiều. Nhưng tôi ấn tượng nhất là khả năng kiểm tra tự động.

Tuần vừa rồi có một khách hàng yêu cầu tôi kiểm tra 100 chi tiết như nhau. Hỏi ra thi mới biết là cứ chế tạo được 50 chi tiết thì họ phải kiểm một cái để điều chỉnh lại hệ thống.

Với máy CMM thì bạn phải thực hiện 100 lần đo khác nhau. Nhưng với phương pháp kiểm tra không tiếp xúc thì bạn chỉ cần quét 100 lần cho 100 chi tiết. Sau đó thực hiện kiểm tra cho một chi tiết, ghi lại macro này và áp dụng đồng loạt cho 99 chi tiết còn lại.
 
3

3dtech

Author
Chào các bạn

Đọc qua đầu đề chắc ai cũng ngạc nhiên. Đã là đo kích thước mà không tiếp xúc vào vật cần đo thì làm sao mà đo được.

Công nghệ hiện đại cho phép làm được điều đó đấy các bạn ạ.

Ở chỗ trung tâm 3D tech họ có máy ATOS sử dụng ánh sáng trắng để quét lại bề mặt chi tiết với độ chính xác và độ phân giải rất cao. Sau đó sử dụng phầm mềm để so sánh dữ liệu quét với dữ liệu thiết kế ban đầu.

Như vậy là đo được kích thước mà không cần tiếp xúc.

Thân
Xin hỏi bác sonkstl đến trung tâm chung tôi khi nào mà biết chúng tôi có máy ATOS vậy
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Máy đo không tiếp xúc ATOS dùng ánh sáng trắng có đo được các vật thể trong suốt không bạn? Tôi e là sẽ gặp khó khăn với các loại vật liệu này và hiện nay có rất nhiều sản phẩm được làm từ các loại vật liệu trong suốt.
 
3

3dtech

Author
Máy đo không tiếp xúc ATOS dùng ánh sáng trắng có đo được các vật thể trong suốt không bạn? Tôi e là sẽ gặp khó khăn với các loại vật liệu này và hiện nay có rất nhiều sản phẩm được làm từ các loại vật liệu trong suốt.
Để đo được các chi tiết làm bằng vật liệu trong suốt, thì cần phủ lên bề mặt một lớp vật liệu khác. Ở chỗ tôi thường sử dụng bột nước titan nên chiều dày lớp phủ chưa đến 0,005 mm. Hơn nữa bột nước titan dẽ dàng tẩy sạch bằng nước thông thường.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Để đo được các chi tiết làm bằng vật liệu trong suốt, thì cần phủ lên bề mặt một lớp vật liệu khác. Ở chỗ tôi thường sử dụng bột nước titan nên chiều dày lớp phủ chưa đến 0,005 mm. Hơn nữa bột nước titan dẽ dàng tẩy sạch bằng nước thông thường.
Thế thì OK!

Tớ thấy phương pháp này rất hay đối với lĩnh vực khảo sát thiết kế các sản phẩm làm bằng chất dẻo. Do chất dẻo thường có cơ tính thấp, dễ biến dạng dưới lực tác động nhỏ, nên các phương pháp đo tiếp xúc dễ dẫn đến sai số và kết quả bất ngờ. Phương pháp này dùng ánh sáng trắng, không trực tiếp tác động vào mẫu vật nên không gây biến dạng, thật tuyệt. Ngay cả với những vật liệu dẻo trong suốt, ta chỉ cần phủ một lớp cản quang như bạn cho biết, vậy là ổn.

Cám ơn những thông tin của bạn.

 
S

sonkstl

Author


Thế thì OK!

Tớ thấy phương pháp này rất hay đối với lĩnh vực khảo sát thiết kế các sản phẩm làm bằng chất dẻo. Do chất dẻo thường có cơ tính thấp, dễ biến dạng dưới lực tác động nhỏ, nên các phương pháp đo tiếp xúc dễ dẫn đến sai số và kết quả bất ngờ. Phương pháp này dùng ánh sáng trắng, không trực tiếp tác động vào mẫu vật nên không gây biến dạng, thật tuyệt. Ngay cả với những vật liệu dẻo trong suốt, ta chỉ cần phủ một lớp cản quang như bạn cho biết, vậy là ổn.

Cám ơn những thông tin của bạn.

Tôi thấy hữu ích nhất là đo các bề mặt free-form. Với các máy CMM thì để đo được các bề mặt này rất khó, cần phải có nhiều đồ gá phức tạp, nhiều bề mặt có thể không đo được.

Còn theo phương pháp đo không tiêp xúc như máy ATOS thực hiện thì kiểm tra dễ dàng và rất nhanh

Tôi đã nhờ 3dtech kiểm tra các thông số của mũ bảo hiểm, mọi thứ đều ngon lành nhất là có thể kiểm tra được biên dạng của mũ
 
T

trungmcx

Author
Tôi thấy hữu ích nhất là đo các bề mặt free-form. Với các máy CMM thì để đo được các bề mặt này rất khó, cần phải có nhiều đồ gá phức tạp, nhiều bề mặt có thể không đo được.

Còn theo phương pháp đo không tiêp xúc như máy ATOS thực hiện thì kiểm tra dễ dàng và rất nhanh

Tôi đã nhờ 3dtech kiểm tra các thông số của mũ bảo hiểm, mọi thứ đều ngon lành nhất là có thể kiểm tra được biên dạng của mũ
Không hiểu bác ktra biên dạng mũ bảo hiểm để làm gì, bác cần đến độ chính xác bao nhiêu mà phải quét trên máy 3D.
bác 3dtech cho hỏi sau khi quét sẽ được file đuôi chấm gì vậy hay là .dwg luôn hả bác,
 
3

3dtech

Author
Không hiểu bác ktra biên dạng mũ bảo hiểm để làm gì, bác cần đến độ chính xác bao nhiêu mà phải quét trên máy 3D.
bác 3dtech cho hỏi sau khi quét sẽ được file đuôi chấm gì vậy hay là .dwg luôn hả bác,
Nếu là kiểm tra thì phần mềm tự nhận dữ liệu quét rồi so sánh với dữ liệu CAD thiết kế và xuất báo cáo ở dạng pdf.

Tuy nhiên, chỗ chúng tôi cũng khai thác máy vào mục đích khác là làm Reverse Engineering. Khi đó khách hàng thường chỉ yêu cầu quét, họ nhận dữ liệu về và dựa vào đó để thiết kế lại. Họ thường yêu cầu dữ liệu ở 2 dạng là stl (dùng cho các phầm mềm chuyên về RE như Geomagic Studio) hoặc dạng dwg (dùng cho các phầm mềm không chuyên về RE như solidworks, ProE ....)

Cũng có những khách hàng yêu cầu chúng tôi xử lý dữ liệu đó thành surface luôn để họ chỉ cần sử dụng các phầm mềm CAD chỉnh sửa các feature là ok.

Hôm nào rỗi mời bác trungmcx qua trung tâm 3dtech tham quan

Trung tâm công nghệ dịch vụ 3D
101 ngõ 95 Chùa Bộc - Đống Đa - Hà Nội (đối điện bể bơi đại học Thuỷ Lợi)
Website: http://www.3dtech.com.vn
Email: info@3dtech.com.vn
Tel: 04 8530422
 
T

trungmcx

Author
Nếu là kiểm tra thì phần mềm tự nhận dữ liệu quét rồi so sánh với dữ liệu CAD thiết kế và xuất báo cáo ở dạng pdf.

Tuy nhiên, chỗ chúng tôi cũng khai thác máy vào mục đích khác là làm Reverse Engineering. Khi đó khách hàng thường chỉ yêu cầu quét, họ nhận dữ liệu về và dựa vào đó để thiết kế lại. Họ thường yêu cầu dữ liệu ở 2 dạng là stl (dùng cho các phầm mềm chuyên về RE như Geomagic Studio) hoặc dạng dwg (dùng cho các phầm mềm không chuyên về RE như solidworks, ProE ....)

Cũng có những khách hàng yêu cầu chúng tôi xử lý dữ liệu đó thành surface luôn để họ chỉ cần sử dụng các phầm mềm CAD chỉnh sửa các feature là ok.

Hôm nào rỗi mời bác trungmcx qua trung tâm 3dtech tham quan
cám ơn bác 3dtech rất nhiều
 
S

sonkstl

Author
Không biết chỗ bác 3dtech có dịch vụ cho thuê máy không vậy.

Vì khi quan kiểm tra chỗ bác thì phải yêu cầu có file CAD thiết kết.

Nhưng chỗ em đang làm một dự án không được đưa các tài liệu thiết kế ra ngoài nên muốn đưa sang cho bác kiểm tra thì cũng chịu
 
3

3dtech

Author
Không biết chỗ bác 3dtech có dịch vụ cho thuê máy không vậy.

Vì khi quan kiểm tra chỗ bác thì phải yêu cầu có file CAD thiết kết.

Nhưng chỗ em đang làm một dự án không được đưa các tài liệu thiết kế ra ngoài nên muốn đưa sang cho bác kiểm tra thì cũng chịu
Thuê máy thì hơi khó vì không biết chỗ bạn có ai sử dụng được không. Nên tôi đưa ra 3 phương án cho bạn lựa chọn:

1. Bạn xuất file CAD ra dạng STL, chúng tôi cũng có thể so sánh với file dữ liệu này. Vì file STL là dạng lưới nên bạn không sợ tài liệu thiết kế lọt ra ngoài. Hơn nữa chúng tôi đảm bảo giữ bí mật cho khách hàng

2. Chúng tôi sẽ mang máy đến cty của bạn để kiểm tra

3. Bạn bảo ông Giám đốc mua một cái, liên hệ với cty AIE (đại diện chính thức của hãng GOM - hãng sản xuất máy ATOS) - (ko biết phương án này ông giám đốc có chịu bỏ tiền ra không nhỉ????)
 

TYA

Well-Known Member
Nếu vậy máy quét đó dùng chế hàng nhái ngon nhỉ? Cho vật mẫu dô, quét thành file CAD và khỏi mất công th kế.

Có điều sản phẩm nhái chắc sẽ dại, vì đang từ mặt bậc cao bị nội suy thành dữ liệu điểm tập hợp
 
3

3dtech

Author
Nếu vậy máy quét đó dùng chế hàng nhái ngon nhỉ? Cho vật mẫu dô, quét thành file CAD và khỏi mất công th kế.

Có điều sản phẩm nhái chắc sẽ dại, vì đang từ mặt bậc cao bị nội suy thành dữ liệu điểm tập hợp
Làm hàng nhái không chỉ đơn giản như vậy đâu bạn àh!

Máy quét chỉ giúp bạn thu dữ liệu bề mặt dưới dạng tập hợp điểm thôi. Các máy hiện đại hơn thì cũng chỉ mới nối các điểm lại với nhau thành lưới tam giác (Các máy này thường xuất file dạng STL)

Sau khi có được dữ liệu bề mặt bạn cần phải sử dụng các phần mềm chuyên dụng như Geomagic Studio (bản version 10 có nhiều tính năng mới hay lắm) để xử lý các dữ liệu này thành surface. Đến đây bạn mới có được file CAD sản phẩm copy.

Bạn có thể vào link sau để biết thêm về dòng máy quét rất chính xác của Đức

http://www.gom.com/EN/measuring.systems/atos/system/system.html

Để tìm hiểu về phần mềm Geomagic Studio bạn có thể theo link sau

http://www.geomagic.com/en/products/fashion/
 
B

buitienson

Author
Ðề: Đo kích thước các chi tiết chi tiết bằng phương pháp không tiếp xúc

Nếu so với giá thành một máy CMM thì đúng là cao hơn.

Nhưng nếu so với giá thành của cả một hệ thống đo tiếp xúc thì rẻ hơn rất nhiều. Vì đi kèm với máy CMM là cả một lô thiết bị khác cùng với nhiều loại đồ gá cho từng chi tiết.

Với phương pháp đo không tiếp xúc như ở Trung tâm 3dtech chúng tôi đầu tư thì chỉ cần 1 máy quét 3D và 1 máy tính có cài phần mềm kiểm tra. Chỉ như vậy là đủ.

Máy quét chúng tôi sử dụng là máy ATOS I 2M của hãng GOM (Germany) và phần mềm kiểm tra đi kèm máy quét của họ.

Phần mền này không chỉ kiểm tra kích thước chi tiết mà còn có thể kiểm tra cả dung sai hình học, đánh giá độ lệch của bề mặt và kiểm tra được từng điểm như 1 máy CMM.

Các bạn quan tâm đến thiết bị này có thể đến tham quan tại trung tâm chúng tôi. Hoặc muốn làm dịch vụ kiểm tra chi tiết, hãy mang mẫu đến cho chung tôi.

Trung tâm dịch vụ công nghệ 3D
Số 101 ngõ 95 Chùa Bộc (Đối diện bể bơi Đại học Thủy Lợi)
website: http://www.3dtech.com.vn
email: info@3dtech.com.vn
3dtech thân,
Mình đang muốn được tìm hiểu về máy quyét ATOS I 2M của bạn. Mình có thể liên hệ như thế nào để được phép tham quan và học hỏi không.
Điều này rất có ý nghĩa với mình, xin cảm ơn bạn trước.
Xin phép mod vì spam nhé ^^
 
Top