Đo Rung Động với máy đo rung động bằng Laser

mtuan196

New Member
Author
Giám sát rung động, hay đo rung động là một trong những công việc quan trọng nhất trong quá trình vận hành của một hệ thống sản xuất, đặc biệt là các động cơ. Việc giám sát rung động liên tục sẽ giúp hệ thống tránh khỏi các nguy cơ hư hỏng, từ đó nâng cao hiệu quả làm việc và giảm thiểu chi phí sửa chữa.
Việc giám sát rung động được thực hiện nhờ các cảm biến rung động (còn gọi là cảm biến gia tốc rung hoặc vận tốc rung). Các cảm biến này thường được gắn trực tiếp trên bề mặt của đối tượng cần đo và có dây nối tới bộ ghi dữ liệu. Tuy nhiên trong một số trường hợp như: khó tiếp cận đối tượng cần đo, bề mặt quá nhỏ hoặc quá nóng để đặt cảm biến…, việc dùng cảm biến rung động có dây dẫn rất phức tạp. Máy đo rung động bằng laser sẽ khắc phục nhược điểm này.
Máy đo rung động bằng laser (Laser Doppler Vibrometer – LDV) sử dụng hiệu ứng Doppler để đo rung động trên bề mặt vật thể. Hiệu ứng Doppler là một hiệu ứng vật lý, được đặt tên theo Christian Andreas Doppler, trong đó tần số và bước sóng của các sóng âm, sóng điện từ hay các sóng nói chung bị thay đổi khi mà nguồn phát sóng chuyển động tương đối với người quan sát

Hình 1: Cấu tạo của một máy đo rung động LDV
Máy đo rung LDV chuyển đổi sự biến thiên của tần số tia laser thành ngõ ra dạng điện áp tương ứng với vận tốc tức thời, và sự biến thiên của pha được chuyển thành tín hiệu tương ứng với độ dịch chuyển.

Hình 2: Giải điều chế tín hiệu thu được
Phân loại máy đo rung bằng laser:

  • Máy đo đơn điểm (s
    )
  • Máy đo quét (scanning)
  • Máy đo 3-D
  • Máy đo xoay
  • Máy đo vi sai
  • Máy đo nhiều tia (
    )
  • Máy đo quét liên tục (CSLDV)


Hình 3: Một số loại máy đo rung động bằng laser
Ưu điểm của máy đo rung bằng laser:

  • Độ chính xác cao
  • Tiết kiệm chi phí và thời gian
  • Lĩnh vực hoạt động và ứng dụng rộng rãi

Một số ứng dụng của máy đo rung bằng laser:

Hình 4: Kiểm tra cộng hưởng trên ổ đĩa cứng

Hình 5: Kiểm tra xupap của động cơ

Hình 6: Đo trên bề mặt vật chuyển động quay

Hình 7: Đo sức căng dùng máy đo rung 3-D

Hình 8: Kiểm tra trên một cấu trúc siêu nhỏ

Hình 9: Đo và quét bề mặt thân xe ô tô
Nếu bạn thấy quan tâm đến dòng thiết bị này, đừng ngần ngại liện hệ với DBM để được tư vấn kỹ hơn.
Mr. Tuấn - 0976 974 726
 
Top