động cơ 2 và 4 kỳ

T

tivoi

nếu có tiếng động cơ>>> nhất định âm thanh nó sẽ có dạng đặc trưng>> em nghi chắc là làm được máy để nghe chứ nhảy, cái này thông tin mật, chưa chắc có máy họ lại bảo có nhảy

gởi cái hình cánh quạt
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@DCL
tàu ngẩm chạy chắc phải có tiếng động cơ chứ bác nhi??
Chắc chắn rồi, động cơ chạy thì phải có tiếng động chứ. Nhưng theo cậu thì tiếng động đó là do nguyên nhân gì? Tàu ngầm chạy bằng động cơ điện, tiếng ồn của động cơ điện chủ yếu do những sai lệch cơ khí gây ra, đặc biệt là độ rơ của các gối đỡ, độ lệch tâm của rô-to và các chi tiết quay khác. Với những công nghệ chế tạo khác nhau thì động cơ và hệ truyền động sẽ có mức độ ồn to nhỏ khác nhau. Bởi vậy mới có chuyện LX phải mua máy của Nhật để chế tạo động cơ và hệ thống chân vịt cực kỳ chính xác về mặt cơ khí, nhằm giảm tiếng ồn tới mức nhỏ nhất, khiến đối phương khó lòng phát hiện.

Thực ra, máy nghe tiếng động đã có từ lâu và hiện nay đã được dùng trong công nghiệp thông thường. Có một lần tớ được giới thiệu (chào hàng) 1 hệ thống thiết bị chẩn đoán hư hỏng của máy. Nguyên tắc khá đơn giản như sau: một đầu dò sẽ truyền toàn bộ rung động của máy cần kiểm tra tới thiết bị đo. Nó sẽ phân tích tần số rung động và phán ngay ra là vòng bi nào cần thay, bánh răng nào đã mòn v.v... rất chính xác, làm các kỹ sư trẻ hoặc không chuyên tâm lắm sẽ mê mẩn chỉ muốn mua ngay, nhưng giá bán khá cao nên bọn tớ đành thôi. Thực tế thì từ trước, tớ đã dùng cách nghe bằng tai để bắt bệnh cho máy và làm các đồng nghiệp vô cùng thán phục. Dụng cụ "trợ thính" chính là 1 thanh sắt nhỏ "phi" 6 dài chừng 1 mét, 1 đầu chống vào máy, đầu kia nắm trong tay và ta áp tai vào nắm tay này. Thậm chí nếu lau sạch đầu que và cắn răng vào thì "thấy" rõ vô cùng. Các cậu thử mà xem!

Nhiều người cứ nghĩ nếu hộp giảm tốc gắn với động cơ cỡ 1450v/ph thì không thể nghe được, nhầm, họ đánh giá quá thấp sự nhạy cảm của thính giác và giác quan nói chung của con người. Ví dụ hộp giảm tốc 2 cấp, cấp 1 tỷ số truyền là 4 và cấp 2 là 3 thì ta biết trục vào quay cùng động cơ 1450v/ph, trục 2 bằng 362v/ph và trục ra là 120v/ph. Nếu nghe tiếng "RRR" nhanh thì dứt khoát trục 1 có vấn đề, tiếng thưa và trầm hơn thì trục 2 còn chậm đến mức đếm được và "lục khục" thì trục 3. Nếu bánh răng bị mòn thì độ rung của 2 gối đỡ trục đó khá giống nhau, nếu vòng bi nào có vấn đề thì gối đỡ đó rung hơn hẳn gối bên kia và có tiếng "lạo lạo" khá rõ, như có cát trong đó. Tớ tin rằng với người có kinh nghiệm thì nghe bằng tai mình phải chính xác hơn dùng máy đo.

Chắc chắn trong tầu ngầm phải có các thiết bị nghe tự động và siêu âm gì đó, nhưng chỉ đủ phân biệt tàu thủy, đá ngầm, băng trôi, cá lớn ... chứ không dò được tàu ngầm đối phương đâu. Thường thì khi phát hiện được đối phương, người ta sẽ cho tàu mình chạy với đúng tần số rung động của đối phương để càng khó bị phát hiện. Nếu không phải là tai người giàu kinh nghiệm mà nghe bằng máy thì làm sao phát hiện được một âm thanh giống như tàu mình, nhưng lại nhỏ hơn vì ở xa? Đơn cử là tai nhạc sĩ có thể phân biệt được giọng từng người trong một dàn hợp xướng và chỉ đích danh ai hát sai, máy thì làm sao biết được điều đó?

Tóm lại, đây là vấn đề khá thú vị, rất vui được trao đổi cùng các bạn.
 
Last edited:
Cách chẩn đoán hư hỏng qua việc nghe tiếng máy được thợ xe lão làng hay dùng, dụng cụ thay thế thanh sắt là cái tuốc-nơ-vít.
 
T

tivoi

Vụ dò tàu ngầm này chắc cũng ko biết tới bao giờ có cơ hội mục sở thị nên tạm gác nó qua 1 bên

vấn đề thiết kế cánh quạt rất hay, trước em thấy trên discovery có phát 1 ctrinh làm các nghiên cứu để cái tiến, có nhắc đến giải pháp kỷ thuật cho hiện tưng cánh quạt tạo ra các dòng xoáty gây tieg ồn và giảm hiệu suất, giải pháp thế nào thí wen mất tiêu , có bác nào nhớ ko nhỉ
 
Last edited by a moderator:
Top