động cơ 2 và 4 kỳ

http://mazda.com.vn/showroom/scripts/tlktview.asp?idproduct=381
cho em hỏi hệ thống bôi trơn trong hệ thống 4 kì như thế nào?
chẳng lẽ 2 kỳ kô có hệ thống này hẻ mấy anh??
Xe nào cũng có hệ thống bôi trơn hết, chỉ có điều ở động cơ 2 kỳ không có chứa dầu ở cạc-te. Bởi vì nguyên tắc hoạt động của động cơ 2 kỳ có sự ép khí nạp sơ cấp ở cạc-te. Để bôi trơn buồng đốt người ta pha một ít nhớt với nhiên liệu (xăng).
 
Bác ơi, không phải để bôi trơn buồng đốt mà là bôi trơn chốt khuỷu chốt piston. Ngoài ra động cơ 2 kỳ vẫn có hệ thống bôi trơn riêng rẽ để bôi trơn các ổ trục và có thể bôi trơn cam thải (nếu có). Động cơ 2 kỳ dùng cả các nhiên liệu khác ngoài xăng, diesel cũng được dùng rất nhiều ở các động cơ 2 kỳ cỡ lớn.
Hì, cảm ơn bác đính chính rõ ràng, sự bôi trơn trong buồng đốt ở đây ý của em là sự bôi trơn giữa piston-xécmăng với vách xylanh.
Tuy với một động cơ có thể sử dụng nhiều loại nhiên liệu nhưng hiện tại phổ biến nhất cho động cơ oto/xe máy 2 kỳ là xăng, và trên oto em chưa gặp chiếc xe nào có trang bị động cơ diesel 2 kỳ . Động cơ lớn hơn em không rõ :4:
 
V

Vo HuyThanh

Động cơ 2 kỳ chạy bằng Diesel dùng trong các xe như bus của HINO hay các chiến xa rất nhiều đó em. Ngày xưa các ngư lôi đỉnh đều dùng động cơ 2 kỳ chạy bằng Diesel.
Hình dưới đây là chiến xe thế hệ 90SHIKI của Nhật dùng động cơ 2 kỳ diesel, V10.

 
Cảm ơn chú đã cho cháu biết thêm thông tin!
 
Động cơ có nhiều phương pháp bôi trơn.Bôi trơn bằng cách tát dầu(thường áp dụng tren các xe máy công suất nhỏ tốc độ chậm như Ba bét nhè):dầu bôi trơn dc đổ đến mức ấn định.đầu lớn thanh truyền có 1 muỗng nhỏ,trong lúc động cơ làm việc thì muỗng này sẽ múc dầu tát tung tóa làm trơn lòng xi lanh,piston,xéc măng,ăng lên xích cam đến làm trơn trục cam,cò mổ,rồi trở về cạt te.Phương pháp này đơn giản,ít trục trặc nhưng kém hiệu lực khi xe leo dốc và với các xe công suất lớn,tốc độ nhanh.Nên thường dùng nhất là bôi trơn cưỡng bức bằng bơm dầu.Ở đa số các dòng xe máy 4 kì của nhật thì bơm dầu được điều khiển bởi bánh răng bơm dầu ở cơ cấu căng xích cam,hút dầu từ cạt te theo các đường dầu riêng đến bôi trơn các bề mặt làm việc.Bơm dầu có nhiều loại,loại trái khế,rô to,...Đa số dùng loại trái khê(đơn giản:gồm 2 bánh răng ăn khớp với nhau).
 
Last edited:
Ối, Babétnhè mà chạy động cơ 4 thì à?????
 
Có lẽ cậy ấy nhầm :4:. Ba-bét-ta dùng động cơ 2 thì.
 
Nhân đọc lại bài viết động cơ Diesel 2 thì, có mấy cái hình chi tiết nắp cac-te, trục khuỷu, piston của động cơ tàu thủy sưu tầm gửi các bác xem chơi:









 
sorry mình nhầm tí,babetta dùng động cơ 2 kì,ly hợp ko có đĩa ma sát,không có tay điều khiển,áp dụng lực li tâm(giống xe ga).Các bác đùng khinh xe này nhé,dung tich xilanh chỉ có 49cc mà chở đc cả con lợn 1,5 tạ đấy.Giờ em thấy xe này đi đâu hết rồi ấy nhỉ các bác,hiếm quá
 
Nhân đọc lại bài viết động cơ Diesel 2 thì, có mấy cái hình chi tiết nắp cac-te, trục khuỷu, piston của động cơ tàu thủy sưu tầm gửi các bác xem chơi:









anh kachiusa giải thích giùm em xem người ta gia công cái trục khuỷu to như thế bằng cách nào?
lần đầu tiên em thấy cái trục này to thế
:6:
 
Bạn hỏi phương pháp gia công trục khuỷu của oto như thế nào thì mình còn tra sách, tra vở cố gắng trả lời cho được, chứ cái trục khuỷu của tàu siêu trọng chở container này thì chịu thua, không biết nên không thể nói bừa được. Tuongx chờ câu trả lời của thành viên khác nhé!:1:
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Đúng là xem những hình ảnh này mới thấy sự vĩ đại của công nghệ chế tạo tàu thủy. Tớ còn nhớ hồi chiến tranh lạnh, Toshiba (Nhật) có bán cho Liên Xô một cái máy gia công trục chân vịt tàu ngầm. Việc này khiến Mỹ phát điên lên, dẫn đến quan hệ giữa Mỹ và Nhật xấu đi một thời gian dài chỉ vì thương vụ đó. Qua sự kiện này, có nhiều điều đáng suy ngẫm và tớ thấy kinh ngạc vì mấy lẽ:

- Nhìn vào sản phẩm dân sinh của Liên Xô, ta có cảm giác họ trình ở trình độ bình thường, thậm chí yếu nữa là khác. Nhưng trình độ khoa học - kỹ thuật - công nghệ phục vụ quân sự và vũ trụ của Liên Xô thì không hề thua kém bất cứ quốc gia nào, rất nhiều lĩnh vực họ là tiên phong, vậy mà họ vẫn phải mua máy gia công của Nhật. Chắc hẳn những thứ mà họ mua phải là những thứ trong hàng kỳ quan công nghệ nhân loại. Việc lộ 1 mẩu phoi kim loại đối với quốc phòng cũng có khi không được phép, vì từ những thông tin tưởng như vụn vặt đó, có thể bộc lộ những tin tức tình báo vô cùng nhạy cảm. Thế mà họ phải cắn răng mua máy của Nhật thì thật là khó tin, chẳng phải họ thiếu tiền, mà chính là từ thông số máy gia công, đối phương sẽ đoán khá chính xác quy mô, tầm cỡ, trình độ của tàu ngầm LX, là những vấn đề sống còn trong chiến tranh lạnh. Khi tàu ngầm nguyên tử Cursk của Nga bị chìm khi tập trận, họ đã phải chi một khoản tiền khủng khiếp để trục vớt nó lên, không phải để bảo vệ môi trường mà vì sợ đối phương phát hiện ra những bí mật công nghệ quân sự của chiếc tàu này.

- Chắc chắn Nhật cũng thừa biết phản ứng của Mỹ, vậy mà họ vẫn bán cho LX, và họ cũng thừa biết LX có thể làm được những gì từ cái máy đó. Không nghi ngờ gì là LX đã trả một khoản tiền khổng lồ và kèm theo những đặc quyền thương mại cũng như chính trị vô cùng to lớn cho Nhât, thì mới dụ khị được Nhật bán cho mình, lưu ý rằng Nhật không hề nghèo và hám lợi đến mức dám đánh đổi an ninh của mình và quan hệ với Mỹ chỉ để lấy đô la.

- Cho đến nay, không hề có cách thức tin cậy nào để phát hiện ra tàu ngầm ngoài việc dùng tai người để nghe, có thể các bạn không tin, nhưng đây hoàn toàn là sự thật. Không có ra-đa nào, máy dò kim loại nào, thiết bị siêu âm nào, thiết bị hồng ngoại nào... không có thiết bị nào phát hiện được tàu ngầm cả. Chỉ bằng tai người nghe qua máy tăng âm, người ta mới có thể phát hiện tàu đối phương ở gần. Tất nhiên là người ta tuyển từ hàng triệu người để chọn được vài người có thính giác phi thường, cho họ làm nhiệm vụ "tai mắt" trên tàu. Các thủy thủ trên tàu được trang bị giày đế xốp để khi đị lại thì không gây tiếng động khiến đối phương phát hiện. Lúc gần địch thì những ai không có nhiệm vụ phải ngồi im và tuyệt đối giữ im lặng, không được nói chuyện. Chính vì vậy, tàu ngầm mới là vũ khí tối thượng trong chiến tranh hiện đại, nếu nó xảy ra. Hầu hết các bệ phóng tên lửa chiến thuật và chiến lược của đối phương, chìm hoặc nổi hoặc di động trên các tuyến đường sắt chiến lược, đều được phía bên kia định vị được hết. Bất cứ động thái nào của mỗi bên đều bị bên kia giám sát nghiêm ngặt. Thời gian bay của tên lửa khá dài, vì tốc độ của nó không hơn máy bay phản lực bao nhiêu, nên có thể bị đánh chặn ngay trên sân nhà, nổ ngay trên bầu trời của chủ nhân tên lửa đó. Nhưng với tàu ngầm thì khác hẳn, nó cứ lang thang đâu đó trong lòng đại dương sâu thẳm, lởn vởn sát nách mục tiêu và đợi lệnh. Nếu nó nhận được lệnh và áp sát thì vô phương kháng cự, kể cả có đánh chìm nó thì mình cũng toi đời vì đã quá gần. Máy gia công của Nhật có khả năng chế tạo những chi tiết khổng lồ trong tàu ngầm với độ chính xác và cân bằng chỉ có trong huyền thoại, Nhờ thế mà tàu chạy cực êm, dù có ngay sát cạnh thì cũng khó lòng nghe được. Khi Nhật bán cho LX máy gia công này thì hiển nhiên là đã "nối giáo cho giặc", Mỹ phát rồ lên là vì vậy.

Nếu anh Huy Thành có thông tin gì về cỗ máy kỳ diệu của Toshiba đó cho anh em ngưỡng mộ thì hay quá!
 
Last edited:
Lần trước cháu nghe kể vụ này liên quan đến phần mềm Narca 4 digit, dùng để tính toán thiết kế thủy khí động lực học của các dạng cánh. Vì Nga tính mãi mà không ra biên dạng tối ưu của chân vịt. Toshiba đã bán phần mềm này cho Nga nên Mỹ tức giận suýt đẩy Toshiba đến đường phá sản.
Chân vịt là một chi tiết rất quan trọng, nếu để ý khi xem báo hay truyền hình, lúc tàu ngầm còn trong giai đoạn sửa chữa trên cạn hay sắp hạ thủy, người ta dùng một tấm vải dù đen lớn bao phủ phần đuôi tàu ngầm lại. Để rủi có ai chụp ảnh hay quay phim cũng không biết hình thù chân vịt ra sao. Nước sở hữu cho chụp phần đầu thân với mục đích chỉ cần khoe cho thế giới biết mình có tàu ngầm mới, hiện đại.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Chân vịt tàu ngầm cũ sau Thế chiến 2 , khoảng thập niên 60, thì tớ có thấy trong phim tài liệu, loại mới thế nào thì chắc mình chẳng tưởng tượng nổi. Chỉ với loại cũ cũng rất đáng kinh ngạc. Nó gồm 3 cánh rất kỳ quặc, giống như 3 cái boomerang khổng lồ. Mỗi tàu có 2 chân vịt vĩ đại quay ngược chiều, chúng quay rất chậm để tránh gây ồn và sủi bọt, cũng không sói vào đâu cả, nhưng tạo lực đẩy rất lớn khiên tàu di chuyển rất linh hoạt.

Cách đây chục năm, tớ thấy bán những cái quạt gió dân dụng của Mỹ, có cánh với hình dạng khá giống chân vịt tàu ngầm thuở nọ; họ bảo hành quạt tới 20 năm và có sách hướng dẫn cụ thể cách lắp đặt sao cho 1 cái quạt này có thể thổi gió làm mát cho căn hộ 3, 4 và 5 phòng trên một mặt sàn, ấy vậy mà trẻ con có dí mặt sát vào lồng quạt cũng không hề bị bạt hơi! Họ trình diễn cái quạt lật ngửa lên thổi mát cả một không gian rộng mà quả bóng bay lơ lửng trên đó lại không bị thổi bay đi mới lạ. Tóm lại là quạt rất êm, lưu lượng rất lớn nhưng không tập trung vào hướng nào cả.
 


[LEFT]Ảnh chụp từ không trung của một tàu ngầm hiện đại sử dụng chân vịt 7 lưỡi. Phần đuôi của tàu ngầm lúc ở trên cạn bị bao lại.

@DCL: Cái quạt chú kể nghe lạ quá, bây giờ cháu mới được biết. Ước gì được tận mắt chứng kiến hay có phim ảnh gì xem thử hình thù nó thế nào.
[/LEFT]
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
@DCL: Cái quạt chú kể nghe lạ quá, bây giờ cháu mới được biết. Ước gì được tận mắt chứng kiến hay có phim ảnh gì xem thử hình thù nó thế nào.
Ừ, tớ cũng thấy tiếc. Hồi đó mới lắp điều hòa, coi khinh quạt ra mặt (hơi bị "trưởng giả học làm sang"!) nên thấy lạ thì xem chứ không thèm mua. Sau này thấy rằng vừa chạy điều hòa với mức lạnh vừa phải, vừa chạy thêm quạt, rất dễ chịu, đỡ tốn điện lại không bị sốc nhiệt mỗi khi đi ra ngoài. Thực sự thì cái quạt đó xấu lắm, lồng và chân làm bằng thép mạ uốn cong thô kệch, cánh thì như lưới hái (giống cái ảnh của cậu), trông như đồ bệnh viện ấy. Đã thế giá nó không hề rẻ nên ít ai mua (giá bằng cả chục cái quạt Tàu đèn xanh đèn đỏ kèm thêm radio và các kiểu lắc lư gật gù, tốc độ thăng giáng tùm lum cho có "gió tự nhiên"... ngố thật!).
 
M

manhcknn

Các bác cho hỏi cách chèn ảnh vào bài viết với. Muốn viết bài quá ( ngứa nghề mà ) nhưng mà không biết cách chèn ảnh vào bài viết. Help me
 
T

tivoi

@DCL


tàu ngẩm chạy chắc phải có tiếng động cơ chứ bác nhi??
 
Last edited by a moderator:
Top