động cơ đốt trong

  • Thread starter nguyentienchien
  • Ngày mở chủ đề
N

nguyentienchien

Author
em là sv k42 đhktcn thái nguyên. em mới học môn động cơ đốt trong nhưng em ko hiểu tại sao Có thêm nhiều xy lanh thì góc đánh lửa sẽ nhỏ đi. xin các bạn giải thích giùm nhá.
 
Last edited by a moderator:
em là sv k42 đhktcn thái nguyên. em mới học môn động cơ đốt trong nhưng em ko hiểu tại sao Có thêm nhiều xy lanh thì góc đánh lửa sẽ nhỏ đi. xin các bạn giải thích giùm nhá.

[MARQUEE]Giữ gìn sự trong sáng của tiếng việt[/MARQUEE]
Em nên nghiên cứu lại nguyên lý hoạt động của động cơ đốt trong 1 xy lanh ( đối với động cơ 4 kỳ 1 xy lanh thì 2 vòng quay của trục khuỷu hay bánh đà thì sinh công được 1 lần ) từ đấy em nghiên cứu sang động cơ nhiều xy lanh (em nên chú ý tới cấu tạo trục khuỷu và thứ tự nổ của từng máy >> em sẽ hiểu được góc đánh lửa hoặc góc phun dầu của động cơ đốt trong)
và em phải nên nhớ rằng tất cả động cơ đốt trong thì cuối kỳ nén đông cơ đều sinh công .
 
Last edited:
D

di_kien

Author
Đây là sơ đồ của hệ thống đánh lửa tớ siu tầm được

Đánh lửa có nhiệm vụ cung cấp dòng cao thế, tạo tia lửa điện ở đầu bugi.
Góc lệch pha khi pittong đi lên điểm chết trên cùng thời điểm bugi đánh lửa, đây chính là góc đánh lửa sớm.
Khi động cơ thiết kế nhiều xy lanh thì tạo sự liên tục của chu kì quay góc đánh lửa sẽ nhỏ dần, đấy cũng do tớ suy đoán.
Góc đánh lửa sớm được xác định khi triển khai đồ thị p-v, ta thấy điểm cao nhất của P nằm lệch một bên trục đối xứng (ai làm đồ án về động cơ chắc sẽ rõ).
Các bác nào rõ hơn về vấn đề này trả lời cho bác ý, em chỉ nên rõ hơn định nghĩa góc đánh lửa.
 
N

nguyentienchien

Author
đúng rùi. em cung nghĩ la cần pải hiểu rõ hơn về khái niệm " góc dánh lửa " thì mới giải quyết đc vấn đề. pà kon ai bít cho ý kiến đi
 
đúng rùi. em cung nghĩ la cần pải hiểu rõ hơn về khái niệm " góc dánh lửa " thì mới giải quyết đc vấn đề. pà kon ai bít cho ý kiến đi
Em sang phần động cơ đốt trong bên đấy có nhiều bài viết về góc đánh lửa sớm của nhiều cao thủ về động cơ đặc biệt là anh Kachiusa
Tìm đọc đi em ,không hiểu lại hỏi tiếp .
 
Dũng đề cao mình quá, mình thuộc loại chậm hiểu nên phải nghiền ngẫm, đọc đi đọc lại một vấn đề thành ra nhớ lâu . May mắn gặp các câu hỏi trong phạm vi kiến thức nên trả lời được thôi.
Về câu hỏi của bạn ở trên. Có thể hiểu nôm na thế này:
_ Góc đánh lửa : Là khoảng thời gian giữa 2 lần đánh lửa trong xylanh đo bằng góc quay trục khuỷu. Ví dụ với động cơ 4 kỳ 1 xylanh thì góc đánh lửa là 720 độ, với động cơ 2 kỳ là 360 độ. Khi tăng số xylanh trong động cơ thì:
góc đánh lửa của động cơ= (góc đánh lửa của 1 xylanh)/(số xylanh).

[LEFT]Ví dụ với động cơ 4 kỳ 6 xylanh thì cứ 2 vòng quay trục khuỷu (720 độ) sẽ có 6 lần bugi đánh lửa <=> mỗi lần đánh lửa cách nhau 120 độ.
_ Góc đánh lửa sớm là khoảng thời gian (đo bằng góc quay trục khuỷu) tính từ lúc bugi đánh lửa tới khi piston lên đến điểm chết trên.

[/LEFT]
 
Last edited:
N

nguyentienchien

Author
anh kachiusa nói dễ hiểu quá. cảm ơn anh nhiều nha.
Giờ em mới vào học chuyên ngành cơ khí động lực , chắc phải hỏi các anh chị nhiều. mong các anh chị giúp em nha.
 
H

Hieu_ktcn

Author
Kachiusa185 cho mình hỏi 1 tẹo nhé.
Thứ nhất: góc đánh lửa có phải góc công tác không?
Thứ hai: với cách tính của bạn chỉ áp dụng với ĐC 4 kì thôi đúng không?

Nếu theo mình nghĩ góc đánh lửa là góc công tác thì có công thức tính góc công tác thế này:
góc công tác (delta)=a*360/i (độ)
trong đó: a là số vòng quay của trục khuỷu trong 1 chu trình làm việc (đc 4 kì=>a=2 còn đc2 kì a=1)
i: số xylanh
delta(ko có symbol): góc công tác, hay góc lệch của trục khuỷu, là góc hình học giữa 2 khuỷu trục tương ứng với 2 cổ biên của 2 xylanh sinh công kế tiếp nhau.
Với đc 1,2 xylanh thì không vấn đề gì, nhưng với các động cơ nhiều xylanh thì còn phải quan tâm đến thứ tự nổ.Mà hình như công thức trên chỉ đúng với ĐC có các xylanh thẳng hàng thôi, chứ ĐC V lại khác.
Mình không học cơ động lực, chỉ mót được có vậy thôi. anh em nào biết nhiều cùng chia sẻ nhé.
hihi.
 
Cảm ơn bạn đã quan tâm tới bài viết của mình!
_ Thứ nhất: Góc đánh lửa không hẳn đã trùng với góc lệch hình học của cổ khuỷu. VD: Với động cơ chữ V.
_ Thứ hai: Cách tính trên mình áp dụng cho cả 4 kỳ và 2 kỳ. Chỉ cần thay góc đánh lửa của 1 xylanh là 720 hay 360.
_ Công thức trên đúng với động cơ chữ V và thẳng hàng có góc đánh lửa lệch 1 khoảng thời gian đều nhau. Nói vậy vì ngoại lệ có một số kết cấu thanh truyền của động cơ chữ V làm góc đánh lửa bị lệch đi, điều này làm tăng tính rung động của động cơ, đây là ảnh hưởng xấu. Dù thứ tự nổ (đây cũng là một yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tính cân bằng động cơ) có thế nào đi nữa thì tối ưu nhất vẫn là thời điểm đánh lửa cách đều nhau. Công suất sinh ra một cách nhịp nhàng. Kết cấu dưới đây không tốt:



Và kết cấu này là tối ưu nhất, không làm lệch đi thời điểm đánh lửa:


 
Last edited:
Y

yamashensei

Author
Góc lệch hình học của tay biên thì có liên quan gì tới góc đánh lửa chứ.Động cơ chữ V thì góc chuẩn là 90 ,còn góc đánh lửa của động cơ thì phụ thuộc vào nhiều thứ,loại đc,số xilanh...mà góc đánh lửa sớm hay muộn.Theo câu hỏi của bạn mình giài thích thế này.Ta chia độ trên bánh đà,có đánh dấu DTC của xilanh thứ 1,công thức tính như bạn Hiếu tìm góc lệch công tác(chỉ là DCT thôi).Góc đánh lửa thường sớm hơn 10-30 độ như vậy càng nhiều xilanh thì góc trên bánh đà nhỏ dần
 
Góc lệch hình học của tay biên thì có liên quan gì tới góc đánh lửa chứ.
Tớ có nói vậy đâu nhỉ. Cậu nhìn 2 cái hình không thấy nó khác nhau chỗ nào sao? Có thấy qui luật chuyển động của thanh truyền bên phải của hình trên và dưới khác nhau không?
 
V

vuducdung

Author
mọi người ơi có tài liệu về đồ án động cơ không cho mình với
 
N

nangan06c1c

Author
Ðề: động cơ đốt trong

bác Kachiusa185 nói đúng rùi động cơ 4 kỳ thì 720 độ mới sinh công tiếp. cong động cơ 2 ky thì 360
 
Top