Động cơ Turbin Phản Lực

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
[LEFT][LEFT]Động cơ turbin phản lực là kiểu đơn giản nhất và cổ nhất của động cơ phản lực nói chung. Hai kỹ sư, Frank WhittleAnh QuốcHans von OhainĐức, đã độc lập phát triển khái niệm về loại động cơ này từ cuối thập kỷ 1930. Máy bay chiến đấu, được trang bị động cơ phản lực, lần đầu tiên được đưa vào sử dụng năm 1944, giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai. [/LEFT][/LEFT]
Một động cơ turbin phản lực thường được dùng làm động cơ đẩy cho máy bay. Không khí được đưa vào bên trong những máy nén quay thông qua cửa hút khí và được nén tới áp suất cao trước khi đi vào buồng đốt. Ở đây không khí trộn với nhiên liệu và được đốt cháy. Quá trình cháy này khiến nhiệt độ khí tăng lên rất nhiều. Các sản phẩm cháy nhiệt độ cao thoát ra khỏi buồng đốt và chạy qua turbin để làm quay máy nén. Dù quá trình này làm giảm nhiệt độ và áp suất khí thoát ra khỏi turbin, thì những tham số của chúng vẫn vượt cao hơn so với điều kiện bên ngoài. Luồng khí bên trong turbin thoát ra ngoài thông qua ống thoát khí, tạo ra một lực đẩy phản lực ngược chiều. Nếu tốc độ phản lực vượt quá tốc độ bay, máy bay sẽ có được lực đẩy tiến về phía trước.
Dù các động cơ phản lực nói chung có thiết kế đơn giản (hầu như không có bộ phận chuyển động) nhưng chúng không thể hoạt động ở tốc độ bay thấp.
Cửa hút gió


Biểu đồ thể hiện hoạt động luồng li tâm của một động cơ turbin phản lực. Máy nén hoạt động nhờ giai đoạn turbin và đẩy khí đi nhanh hơn, buộc nó phải chạy song song với trục đẩy.

Biểu đồ thể hiện hoạt động của dòng khí quanh trục trong động cơ turbin phản lực. Ở đây, máy nén cũng hoạt động nhờ turbin, nhưng dòng khí vẫn song song với trục đẩy.


Phía trước máy nén là cửa hút gió (hay cửa vào), nó được thiết kế để hút được càng nhiều không khí càng tốt. Sau khi qua cửa hút gió, không khí đi vào hệ thống nén.


Máy nén

Máy nén quay ở tốc độ rất cao, làm tăng năng lượng cho dòng khí, cùng lúc nén khí lại khiến nó tăng áp suấtnhiệt độ.
Đối với hầu hết các máy bay dùng động cơ phản lực turbin, không khí nén được lấy từ máy nén trong nhiều giai đoạn để phục vụ các mục đích khác như điều hòa không khí/điều hòa áp suất, chống đóng băng cửa hút khí, và nhiều việc khác.
Có nhiều kiểu máy nén được dùng cho máy bay động cơ phản lực turbin và turbin khí nói chung: trục, ly tâm, trục-ly tâm, ly tâm đôi, vân vân.
Các máy nén giai đoạn đầu có tỷ lệ nén tổng thể ở mức thấp 5:1 (tương tự mức của đa số các động cơ phụ và máy bay động cơ turbin phản lực loại nhỏ ngày nay). Những cải tiến khí độc lực sau này cho phép các máy bay dùng động cơ turbin phản lực ngày nay đạt tỷ lệ nén tổng thể ở mức 15:1 hay cao hơn. So sánh với các động cơ phản lực cánh quạt đẩy) dân dụng hiện nay có tỷ lệ nén tổng thể lên tới 44:1 hay cao hơn.
Sau khi đi ra khỏi bộ phận nén, không khí nén vào trong buồng đốt.


Buồng đốt

Quá trình đốt bên trong buồng đốt khác rất nhiều so với quá trình đốt trong động cơ piston. Trong một động cơ piston khí cháy bị hạn chế ở khối lượng nhỏ, khi nhiên liệu cháy, áp suất tăng lên đột ngột. Trong một động cơ turbin phản lực, hỗn hợp không khí và nhiên liệu, không hạn chế, đi qua buồng đốt. Khi hỗn hợp cháy, nhiệt độ của nó tăng đột ngột, áp lực trên thực tế giảm đi vài phần trăm.
Nói chi tiết, hỗn hợp không khí-nhiên liệu phải được ngăn lại ở mức hầu như dừng hẳn để đảm bảo tồn tại một ngọn lửa cháy ổn định, quá trình này diễn ra ngay đầu buồng đốt. Phần đuôi của ngọn lửa này cũng có thể phun ra ở phần cuối động cơ. Điều đó đảm bảo rằng phần còn lại của nhiên liệu được đốt cháy khi lửa trở nên nóng hơn và khi nó phun ra ngoài, và vì bị hạn chế bởi hình dáng buồng đốt dòng không khí nóng chạy ra phía sau. Vì thế gây ra sụt áp suất, và nó là lý do tại sao khí nở ra chạy ra phía sau chứ không phải ra phía trước động cơ. Chưa tới 25% không khí tham gia vào quá trình cháy, ỏ một số loại động cơ tỷ lệ này chỉ đạt mức 12%, phần còn lại đóng vai trò dự trữ để hấp thu nhiệt tỏa ra từ quá trình đốt nhiên liệu.
Một khác biệt nữa giữa động cơ piston và động cơ phản lực là nhiệt độ đỉnh điểm trong động cơ piston chỉ diễn ra trong khoảnh khắc, trong một phần nhỏ của toàn bộ quá trình. Buồng đốt trong một động cơ phản lực luôn đạt mức nhiệt độ đỉnh và có thể làm chảy lớp vỏ ngoài. Vì thế chỉ một lõi ở giữa của dòng khí được trộn với đủ nhiên liệu đảm bảo cháy thực sự. Vỏ ngoài được thiết kế hình dạng để luôn có một lớp không khí sạch không cháy nằm giữa bề mặt kim loại và nhân giữa. Lớp không khí không cháy này được trộn với các khí cháy làm nhiệt độ giảm xuống ở mức turbin có thể chịu đựng được.
 
Lượt thích: umy
L

Liễu Ngân Đình

Author
Turbin

Khí nóng ra khỏi buồng đốt được hướng chạy qua các lá turbine làm quay turbine. Về mặt khí động các lá turbine có có cấu tạo gần giống như các lá máy nén nhưng chỉ có hai hoặc ba tầng và bản chất hoàn toàn ngược với máy nén. Khí nóng qua turbine giản nở sinh công làm quay các tầng turbine. Turbine quay sẽ kéo quay máy nén. Một phần năng lượng quay của turbine được tách ra để cung cấp cho các phụ kiện như bơm nhiên liệu, dầu, thủy lực...




Ống thoát khí

Sau turbin, khí cháy thoát ra ngoài qua ống thoát khí tạo ra một tốc độ phản lực lớn. Ở ống thoát khí hội tụ, các ống dẫn hẹp dần dẫn tới miệng thoát. Tỷ lệ áp lực ống thoát khí của một động cơ phản lực thường đủ lớn để khiến khí đạt tốc độ Mach 1.0.
Tuy nhiên, nếu có lắp một ống thoát khí kiểu hội tụ-phân rã "de Laval", vùng phân rã cho phép khí nóng đạt tới tốc độ siêu thanh (vượt âm) ngay bên trong chính ống thoát khí. Cách này có hiệu suất lực đẩy hơi lớn hơn sử dụng ống thoát khí hội tụ. Tuy nhiên, nó lại làm tăng trọng lượng và độ phức tạp của động cơ.


Lực đẩy thực

Dưới đây là một phương trình gần đúng để tính toán lực đẩy thực của một động cơ phản lực:

khi:
khối lượng dòng khí vào
tốc độ phản lực phát triển hết cỡ (in the exhaust plume)
tốc độ bay của máy bay
Trong khi
thể hiện tổng lực đẩy của ống thoát khí,
thể hiện the ram drag của cửa hút gió. Rõ ràng tốc độ phản lực phải vượt quá tốc độ bay nếu có một lực đẩy thực vào thân máy bay.




Tỷ lệ lực đẩy trên năng lượng

Một động cơ turbin phản lực đơn giản tạo ra lực đẩy gần: 2.5 pounds lực trên sức ngựa (15 mN/W). Dưới đây là một phương trình gần đúng để tính toán lực đẩy thực của một động cơ phản lực:


khi:
khối lượng dòng khí vào
tốc độ phản lực phát triển hết cỡ (in the exhaust plume)
tốc độ bay của máy bay
Trong khi thể hiện tổng lực đẩy của ống thoát khí, thể hiện the ram drag của cửa hút gió. Rõ ràng tốc độ phản lực phải vượt quá tốc độ bay MỚI có một lực đẩy thực vào thân máy bay


Những cải tiến chu trình hoạt động

Việc tăng tỉ số nén chung của hệ thống nén làm tăng nhiệt độ đầu vào buồng đốt. Vì vậy, với một lưu lượng khí và nhiên liệu cố định, cũng làm tăng nhiệt độ đầu vào
. Tuy nhiệt độ tăng lên cao hơn qua máy nén, nhưng dẫn đến việc rơi nhiệt độ lớn hơn trên hệ thống
, nhiệt độ vòi phun không bị ảnh hưởng bởi vì lượng nhiệt như nhau được thêm vào hệ thống. Tuy nhiên việc đó làm tăng áp suất vòi phun, bởi vì tỉ số áp suất chung tăng nhanh hơn tỉ số giãn nở của
. Kết quả là tăng lực đẩy trong khi thiêu hao nhiên liệu (nhiên liệu/lực đẩy) giảm.
Do động cơ phản lực tăng áp (turbojets) có thể chế tạo để sử dụng nhiên liệu hiệu quả hơn bằng cách tăng tương ứng cả tỉ số áp suất chung và nhiệt độ đầu vào
. Tuy vậy, vật liệu tua bin phải tốt hơn và/hoặc phải cải thiện làm mát cánh quạt/cánh lòng máng tua bin để phù hợp với việc tăng cả nhiệt độ đầu vào tua bin và nhiệt độ khí nén đầu ra của máy nén. Cuối cùng việc tăng áp đòi hỏi vật liệu chế tạo máy nén phải tốt hơn.
Các động cơ ban đầu của người Đức gặp các vấn đề nghiêm trọng về điều khiển nhiệt độ đầu vào
. Các động cơ ban đầu của họ trung bình chỉ hoạt động khoảng 10 giờ là hỏng; Thường là các cánh lòng máng bằng kim loại bay ra phía sau động cơ khi
bị quá nhiệt. Các động cơ của Anh chịu đựng tốt hơn bởi vì vật liệu tốt hơn. Người Mỹ có vật liệu tốt hơn bởi vì họ có độ tin cậy vào bộ tăng áp siêu nạp dùng cho động cơ máy bay ném bom ở độ cao lớn trong Thế chiến hai. Thời gian đầu, một số động cơ phản lực của Mỹ đã kết hợp khả năng phun nước vào động cơ để làm lạnh luồng khí nén trước khi đốt, thường là khi cất cánh. Nước làm cho việc đốt cháy không được hoàn toàn và kết quả là động cơ lại hoạt động làm mát lần nữa, nhưng máy bay cất cánh sẽ để lại một luồng khói lớn.
Ngày nay, các vấn đề như vậy được kiểm soát tốt hơn, nhưng nhiệt độ vẫn giới hạn tốc độ không khí trong các máy bay vượt tiếng động (máy bay có tốc độ vượt tiếng động “Quán thanh” hoặc gọi sai lầm là “Máy bay siêu âm”). Tại tốc độ rất cao, việc nén không khí đầu vào làm tăng nhiệt độ đến mức mà các cánh nén có thể bị nung chảy. Tại tốc độ thấp hơn, vật liệu tốt nhất được tăng tới nhiệt độ tới hạn, và việc kiểm soát điều chỉnh nhiên liệu tự động làm cho việc động cơ bị quá nhiệt gần như được loại trừ.


-Liễu Ngân Đình- (Sưu Tầm wikipedia)
 
Last edited by a moderator:
Lượt thích: umy
V

Vo HuyThanh

Author
Bài viết rất hay. Sẵn đây đố mấy em các lỗ khoan dọc theo hình thù bên trong cánh quạt turbin của động cơ phản lực làm sao khoan vì cái lỗ nó cong cong quẹo quẹo theo hình thù lưu thủy của cánh quạt.
 
Lượt thích: umy
L

Liễu Ngân Đình

Author
vậy à!
Tớ lang thang trong mấy trang Web Nhật thấy bài tiếng Việt nên kéo về.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bài viết rất hay. Sẵn đây đố mấy em các lỗ khoan dọc theo hình thù bên trong cánh quạt turbin của động cơ phản lực làm sao khoan vì cái lỗ nó cong cong quẹo quẹo theo hình thù lưu thủy của cánh quạt.
Chú có thể vẽ phác biên dạng ngoài của chi tiết và đường khoan được không ạ?
 
Bài viết rất hay. Sẵn đây đố mấy em các lỗ khoan dọc theo hình thù bên trong cánh quạt turbin của động cơ phản lực làm sao khoan vì cái lỗ nó cong cong quẹo quẹo theo hình thù lưu thủy của cánh quạt.
Câu hỏi của chú hay quá, chắc kỹ thuật cũng rất hay, nhờ chú giải đáp. Không biết nếu họ gắn đầu mũi khoan vào một lõi dây thép mềm có thể uốn cong, lồng trong một vỏ mềm khác (có thể có khớp điều chỉnh)- Giống như dây chuyền từ bánh trước vào công tơ mét của xe máy- và cho lõi quay thì có được không ạ? . Nếu đường lỗ khoan là một đường cong đều (cung tròn) không bẻ ngoắt ngéo thì có thể làm lõi thép trong mềm còn vỏ bên ngoài là 1 ống cong cứng có dạng đường cong giống như dạng đường muốn khoan và cứ đưa mũi khoan vào khoan dần dần. Cháu chỉ đoán mò thế, không biết có phải không nhờ chú giải đáp hộ.



 
Last edited:
D

dongdu2907

Author
Bài viết rất hay. Sẵn đây đố mấy em các lỗ khoan dọc theo hình thù bên trong cánh quạt turbin của động cơ phản lực làm sao khoan vì cái lỗ nó cong cong quẹo quẹo theo hình thù lưu thủy của cánh quạt.[/QUOTE

Em được học môn nhựa khuôn mẫu thì thấy có cách đúc kiểu chồng từng lớp mỏng lên để tạo được vật mong muốn. Kiểu đúc này được cho rằng có thể tạo được những chi tiết có độ phức tạp cao.
Em thấy có mũi khoan cũng có những đường dẫn dung dịch làm mát và bôi trơn chạy dọc và uốn lượn theo mũi khoan, em nghĩ rằng nó cũng có thể được chế tạo theo phương pháp này.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Thú thực là tớ vẫn chưa hiểu vì sao khi hỗn hợp khí cháy làm tăng áp và tăng thể tích thì nó lại chỉ phụt ra sau động cơ. Nhìn sơ đồ thì thấy rằng nó phải phụt cả về hai phía chứ?

Các cậu đã bao giờ chơi pháo thăng thiên chưa nhỉ? Chính người Trung Hoa mới là những nhà phát minh ra động cơ phản lực đầu tiên trên thế giới. Pháo thăng thiên là một ống giấy, trong nhồi thuốc phóng và bịt một đầu. Khi ta đốt cháy thuốc phóng thì nó sẽ tạo ra khí với áp suất cao, phụt ra phía đầu hở của ống và đẩy ống tiến về phía đầu bịt kín. Nếu trước đó, ta mở sẵn đầu bịt kín thì dĩ nhiên là lửa sẽ phụt ra cả hai đầu và quả pháo không thể bay được. Tên lửa ngày nay vẫn áp dụng nguyên lý hoạt động này.
 
Thú thực là tớ vẫn chưa hiểu vì sao khi hỗn hợp khí cháy làm tăng áp và tăng thể tích thì nó lại chỉ phụt ra sau động cơ. Nhìn sơ đồ thì thấy rằng nó phải phụt cả về hai phía chứ?
vì bị hạn chế bởi hình dáng buồng đốt dòng không khí nóng chạy ra phía sau. Vì thế gây ra sụt áp suất, và nó là lý do tại sao khí nở ra chạy ra phía sau chứ không phải ra phía trước động cơ
Vậy câu trả lời chắc là nằm ở hình dáng của bình đốt thôi chú ạ
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Thì bởi thế tớ mới thấy cách giải thích như vậy tù mù thế nào ấy, không thấu đáo gì cả, hay nói theo kiểu phim Tàu thì tớ "không tâm phục khẩu phục". Ý của câu đó là do có vỏ động cơ nên khí cháy không tỏa ra xung quanh mà phụt có hướng, chứ không hề là chỉ cho phép phụt ra sau! (có lẽ người dịch cũng chưa hiểu thấu đáo kỹ thuật này nên không thoát được ý câu đó).

Cậu nên nhớ rằng áp suất trong lòng chất khí và lỏng tác dụng đều theo mọi hướng, nó mà đã phụt ra sau được thì nó cũng phụt ra trước được. Cậu có thấy các bình chứa khí nén không? Dù ống dẫn đi ngoắt ngoéo thế nào thì mặc, cứ hở ở đâu là thổi ra ở đó ngay. Hiển nhiên là ta thấy máy bay phản lực bây giờ nhan nhản, dĩ nhiên là thực tế thì khí cháy chỉ phụt ra sau, nhưng vì lý do gì thì tớ muốn hiểu rõ và chưa thấy thỏa mãn với cách lý giải của bài viết trên.
 
Last edited:
Lượt thích: umy

TYA

Well-Known Member
cấu tạo quả đạn B-41 cũng có mặt cone để tập trung hỏa vào điểm công phá.
động cơ
phản lực có lẽ cũng cấu tạo na ná thế....
áp suất có thể đi theo mọi hướng và đồng đều, nhưng áp lực thì không ! .

cấu trúc của đ/c có lẽ tập trung được lực ra phía sau nhờ tiết diện lớn hơn và biên dạng bề mặt,

phía trước buồng đốt, khí cháy vẫn "muốn" đi ra nhưng do có áp lực hút khí nạp, động năng khí nạp và áp lực nén từ compressor , cùng với tiết diện hẹp nên Lực có lẽ chiếm % nhỏ thôi

Chúng ta không nhìn thấy lửa phụt ra phía trước nhưng không thể dẫn đến kết luận là không có áp lực khí/ khí tác động về phái trước
 

Đây là 1 hình minh hoạ tương đối rõ cho động cơ tuarbine phản lực. Không khí được hút vào bởi quạt. Qua một hệ thống nén khí (các động cơ cũ thường tỷ lệ 1:5, các động cơ hiện đại sau này được cải tiến hệ thống nén nên có thể lên đến 1:15). Rõ ràng áp suất tác động lên mọi hướng là như nhau trong buồng đốt. Thế nhưng dòng khí sẽ di chuyển dễ dàng hơn về phía sau do ít có sự cản trở vậy nên hầu hết luồng khí đều phụt về phía sau. Theo định luật 3 của Newton thì nó sẽ làm cho động cơ đi về phía trước (định luật bảo toàn động lượng).
Trong thực tế, các máy bay nhỏ dùng động cơ tuarbin phản lực vẫn có thể di chuyển lùi được mặc dù rất hạn chế vì dễ gây nguy hiểm cho động cơ. Nhưng điều này có thể thấy được áp lực tác dụng trong buồng đốt không chỉ làm cho động cơ chỉ đẩy về phía trước
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Dù sao cũng cám ơn cậu Hoangcokhi, dù cách giải thích như vậy vẫn không thuyết phục. Nếu dòng khí đi về phía sau ít bị cản trở thì nó cũng ít có tác dụng làm quay turbine phía sau. Thế mà turbine sau lại chính là động lực để quay turbine trước, còn turbine trước có nhiệm vụ hút và nén khí đến tỷ số rất cao như cậu đã nêu.

Tớ xem thấy trên TV (Discovery) rằng do tốc độ chuyển động của khí nén trong động cơ và tốc độ cháy chậm của nhiên liệu (một thứ gần như dầu hỏa) nên phản ứng cháy không diễn ra tức thì, nó xảy ra trong suốt quá trình khí di chuyển ra phía sau. Vì thế mà áp suất khí phía sau cao hơn phía cửa nạp, chính đó là lý do để khí thải phụt ra sau chứ không phụt ra trước. Có lẽ đây mới là nguyên nhân để giải thích cho điều mà tớ đang thắc mắc. Tuy thế, hình dung được như vậy không dễ chút nào, vì như ta đã biết, rằng áp suất khí luôn bằng nhau theo mọi hướng cơ mà. Cũng có thể điều đó chỉ đúng với khí lý tưởng, còn khí thực chưa chắc tuân theo định luật này một cách nghiêm ngặt chăng?

Tóm lại, động cơ turbine phản lực là một trong những phát minh của các thiên tài, không dễ gì những đầu óc tầm thường có thể hiểu được! Đành chịu vậy!
 
M

MTAM

Author
Thấy mọi người thảo luận sôi nổi quá, tôi xin có vài ý kiến nhỏ như sau:
Dòng khí nóng được thổi ra phía sau mà không phải phía trước là do không khí trước khi vào buồng đốt đã được nén và dòng khí nén được hướng ra phía sau. Như mọi người thấy ở súng phun sơn hay đèn khò thì chỉ cần dòng khí nén nó làm chênh áp là có thể tự hút sơn hoặc nhiên liệu lên đầu phun và hướng những thứ này theo hướng của dòng khí nén mà chẳng cần đến "buồng đốt". Hình dáng kết cấu của buồng đốt ở đây chỉ có tác dụng định hướng và tăng thêm hiệu quả của phản lực mà thôi.
 

TYA

Well-Known Member
có phải động cơ đó bỏ tuoc bin đi là thành đc phản lực (k tuoc bi) ? như tên lửa chẳng hạn ?

Cái tuoc bin chỉ để trích năng lượng cho quạt nén ? nhưng có lẽ cản nhiều động năng dòng khí xả
 
Động cơ turbine phản lực là 1 động cơ nhiệt và sử dụng chất khí như một môi chất làm việc để sản sinh lực đẩy. Điều này có nghĩa là vận tốc hay động năng của chất khí phải được tăng lên. Để đạt được điều này, áp suất là đại lượng được gia tăng đầu tiên, sau đó là cung cấp nhiệt trước khi chuyển sang dạng cuối cùng là động năng của chất khí dưới dạng vận tốc của dòng khí phun ra.
Chu trình làm việc:
Chu trình làm việc cùa động cơ này cũng giống như động cơ 4 kỳ, tuy nhiên trong động cơ turbine phản lực thì sự cháy xảy ra trong môi trường đẳng áp ( khác với động cơ piston là sự cháy xảy ra trong môi trường đẳng tích). Trong các quá trình của chất khí trong động cơ piston, từng giai đoạn xảy ra là riêng biệt trong khi đối với động cơ turbine phản lực thì các giai đoạn này là liện tục. Một điều khác biệt nữa là động cơ đốt trong sử dụng piston chỉ tận dụng một kỳ trong 4 (kỳ nổ) để sản sinh ra năng lượng cho động cơ. Ngược lại, động cơ turbine phản lực tận dụng cả 3 kỳ chạy không trong động cơ piston để làm điều này. Do vậy nó có thể đốt cháy một lượng lớn nhiên liệu trong một thời gian ngắn hơn và do đó nó sản sinh ra được nhiều năng lượng hơn.



Vì các quá trình xảy ra trong động cơ turbine phản lực là liên tục như đã nói ở trên, thêm vào đó, buồng đốt của nó
không là một không gian đóng. Do đó áp suất trong buồng đốt không tăng lên và sự cháy xảy ra trong một quá trình đẳng áp và có sự tăng thể tích ở đây. Điều này ngược với sự cháy trong động cơ piston là quá trình đẳng tích và có sự gia tăng áp suất.
Chu trình hoạt động của động cơ turbine phản lực thể hiện trên đồ thị P-V như sau



@ chú DCL:Như vậy là câu trả lời nằm trong những phân tích mà chú cháu mình nêu trên rồi nhưng chưa nhận ra nó thôi đùng không chú
Cậu có thấy các bình chứa khí nén không? Dù ống dẫn đi ngoắt ngoéo thế nào thì mặc, cứ hở ở đâu là thổi ra ở đó ngay

Thế nhưng dòng khí sẽ di chuyển dễ dàng hơn về phía sau do ít có sự cản trở vậy nên hầu hết luồng khí đều phụt về phía sau
Còn về vấn đề chú nêu ra
Nếu dòng khí đi về phía sau ít bị cản trở thì nó cũng ít có tác dụng làm quay turbine phía sau. Thế mà turbine sau lại chính là động lực để quay turbine trước, còn turbine trước có nhiệm vụ hút và nén khí đến tỷ số rất cao như cậu đã nêu
Năng lượng của dòng khí lúc này không nằm dưới dạng áp suất nữa mà nó chuyển sang dạng năng lượng chứa trong vận tốc của dòng khí. Đây là điều mà chúng ta cần bởi nguyên lý hoạt động của động cơ này là theo định luật bảo toàn động lượng. Rảnh cháu sẽ viết thêm về mối liên hệ giữa 3 đại lượng áp suất, vận tốc và nhiệt độ
 
Last edited:
có phải động cơ đó bỏ tuoc bin đi là thành đc phản lực (k tuoc bi) ? như tên lửa chẳng hạn ?

Cái tuoc bin chỉ để trích năng lượng cho quạt nén ? nhưng có lẽ cản nhiều động năng dòng khí xả
Nguyên lý hoạt động thì như nhau thôi anh à. cái khác là động cơ turbine phản lực chỉ mang theo nhiên liệu cháy là dầu và lấy không khí như là một nhiên liệu cháy thứ 2(lấy oxy) trong khi tên lửa thì nó mang theo cả chất đốt và oxy dùng trong quá trình cháy luôn nên không cần phải lấy không khí từ bên ngoài và không cần turbine để nén không khí
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Vì các quá trình xảy ra trong động cơ turbine phản lực là liên tục như đã nói ở trên, thêm vào đó, buồng đốt của nó không là một không gian đóng. Do đó áp suất trong buồng đốt không tăng lên và sự cháy xảy ra trong một quá trình đẳng áp và có sự tăng thể tích ở đây.
Hoàn toàn nhất trí về điều nêu trên, không có gì cần bàn thêm ở đây.

Vấn đề tớ đang thắc mắc là tại sao khi không khí bị tăng thể tích trong một không gian mở, nó cứ nhất thiết phải phụt về phía sau mà không phụt ngược lại, hoặc công bằng nhất là phụt về cả hai đầu của động cơ? Nếu turbine bị quay cưỡng bức để dồn khí về phía sau thì đã là một nhẽ, đằng này chính phía mà dòng khí phụt sẽ quyết định chiều quay của turbine; nếu nó phụt về phía nào thì phía đó là đuôi động cơ và đẩy động cơ đi về phía ngược lại.

Xem các hình minh hoạ, tác giả đã cố tình tô màu vào từng vùng nên dễ có ảo giác rằng dòng khí phải đi về phía sau, nhưng nếu xem bản vẽ lắp thì ta rất khó tưởng tượng ra cái gì ngăn không cho khí tràn về phía trước. Nếu nó chưa đủ sức để đảo ngược chiều quay ban đầu (do khởi động bằng ắc-quy) của turbine thì ít ra nó cũng chặn không cho khí chưa cháy tiếp tục đi vào buồng đốt, rốt cục thì cũng làm chết máy!
 

TYA

Well-Known Member
.......
...tại sao khi không khí bị tăng thể tích trong một không gian mở, nó cứ nhất thiết phải phụt về phía sau mà không phụt ngược lại, hoặc công bằng nhất là phụt về cả hai đầu của động cơ? Nếu turbine bị quay cưỡng bức để dồn khí về phía sau thì đã là một nhẽ, đằng này chính phía mà dòng khí phụt sẽ quyết định chiều quay của turbine; nếu nó phụt về phía nào thì phía đó là đuôi động cơ và đẩy động cơ đi về phía ngược lại.

... .....
.

có vẻ cái này giống hiện tượng xe máy không thể chạy giật lùi nhỉ ?
cơ cấu pit ton xy lanh hoàn toàn tự do về chiều quay mà

Khi ta đề / đạp nổ, do cơ cấu bánh cóc mà khuỷu được "mồi" theo 1 chiều , khi đó không có lý do nào làm nó quay nngược lại vì pit ton chỉ phát động khi nó bắt đầu đổi vận tốc tại ĐCT , thậm chí còn nổ chậm 1 chút.
Việc nổ sớm mới có thể đảo chiều quay của khuỷu nhưng chắc cong biên mất
=========

nếu bố trí cánh nghiêng tuoc bin cùng chiều với cánh quạt nén thì khi tuốc bin bị dòng khí cháy làm quay thì quạt nén quay càng nén mạnh hơn nhỉ ? có thể nó quay độc lập ? nói chung là không rõ cấu tạo
 
Top