Động cơ Turbin Phản Lực

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@DCL:"Tất nhiên là bây giờ thì tớ không còn thắc mắc vấn đề này nữa"
Cháu cũng rất tò mò về mấy cái này, hôm nào rãnh chú giải thích một cách "bình dân" dễ hiểu giùm cháu được không chú, có hình vẽ minh họa thì ngon quá, đọc hoài mà vẫn chưa hiểu lắm^^, chỉ tò mò là giỏi^^
 
Last edited:
G

GentlemanLe

Author
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@: tieubu01
Đồ thị là do mình scan từ sách. Mình có thế khẳng định là đoạn trong buồng đốt là hơi dốc về phía sau. Mình cũng đã thử save về máy và xem lại thì đúng là nhìn cái hình đó k nhận rõ được nó là xiên hay thẳng. Đợi mai mình lên Cty scan lại rồi up lên cho mọi người xem.

Còn vấn đề bạn thắc mắc phía sau thì xin được trả lời như sau. Để xét xem khí phụt ra phía nào buồng đốt thì chúng ta phải xét áp suất khí ngay trước buồng đốt (nghĩa là ngay sau máy nén) và ngay sau buồng đốt (ngay trước turbine) chứ không phải là xét tại các điểm cách đều về 2 phía buồng đốt. Khí bị nén qua các tầng và áp suất cứ tăng lên, khi qua tầng nén cuối cùng thì nó đạt giá trị lớn nhất bạn ah.
@: DCL
Nếu DCL đọc các bài phía trước thì chắc sẽ hiểu thôi. Như đã nói ở trên, áp suất khí đạt giá trị lớn nhất sau khi đi qua tầng nén cuối cùng (ngay trước buồng đốt). Nếu mọi người để ý sẽ thấy tiết diện buồng đốt là mở rộng ra đột ngột so với tầng nén cuối cùng. Chính sự thay đổi tiết diện này làm áp suất khí giảm đột ngột khi vào buồng đốt (xét khi không có sự cháy). Ngoài ra sự thay đổi tiết diện còn giúp giảm vận tốc khí ở buồng đốt để quá trình cháy ổn định và triệt để hơn. Khi xảy ra sự cháy thì sự gia tăng thể tích sẽ đẩy khí ra ngoài buồng đốt (về cả 2 phía); tuy nhiên do áp suất trước buồng đốt là cao nên khí bị đẩy ra phía sau. Chính vì sự thoát ra sau của khí nên áp suất trong buồng đốt chỉ tăng đến giá trị cân bằng (giá trị này nhỏ hơn giá trị áp suất ngay trước buồng đốt). Nếu thiết kế của động cơ không tốt (gồm các yếu tố từ miệng hút, máy nén đến turbine, miệng xả) thì áp suất buồng đốt hoàn toàn có thể vượt qua giá trị áp suất ngay trước buồng đốt và làm cho khí có thể bị phụt ra cả đằng trước.
Những cái mà mọi người đọc thì đều là các kiến thức với các động cơ đã hoạt động tốt rồi. Chính vì thế chúng ta chỉ nói những cái đã như thế rồi mà thôi. Không phải cứ thiết kế xong là xong. Để ra một sản phẩm dù đơn giản đều phải trả giá rất nhiều về thời gian và tiền bạc.
Nếu DCL đã không còn thắc mắc về vần đề này nữa thì chắc là DCL đã hiểu được tại sao rồi. Thiết nghĩ DCL cũng nên chia sẻ với mọi người kiến thức quý báu như thế.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@DCL:"Tất nhiên là bây giờ thì tớ không còn thắc mắc vấn đề này nữa"
Cháu cũng rất tò mò về mấy cái này, hôm nào rãnh chú giải thích một cách "bình dân" dễ hiểu giùm cháu được không chú, có hình vẽ minh họa thì ngon quá, đọc hoài mà vẫn chưa hiểu lắm^^, chỉ tò mò là giỏi^^
Thắc mắc của anh DCL cũng làm tôi tốn rất nhiều thì giờ để đọc tài liệu!
Phải tội là tôi quá tệ về vật lý,nên đọc mấy cái định luật,nguyên lý thì chóng mặt.Còn giải thích cách "bình dân" thì cũng ráng thử xem.Riêng phần lý thuyết thì các bạn có thể tham khảo ở các trang sau,có khá nhiều chi tiết.

Fundamentals of Aircraft Gas Turbine Engines
Content Provider: U.S. Army

http://www.free-ed.net/free-ed/Aviation/avengines01.asp

Trang của Pilot

http://www.pilotfriend.com/training/flight_training/tech/jet_engine_components.htm

Thiết kế của một hãng sãn xuất

http://www.buran-energia.com/[MEDIA...[/MEDIA]-[MEDIA=youtube]ngin-desc[/MEDIA].php

Nhìn các hình mô phỏng được cắt dọc,thấy có vẽ như luồng khí nén sau khi qua khỏi compressor thì đi thông suốt từ đầu đến cuối ,khả năng luồng khí lúc bị đốt có thể phụt ngươc.Thật tế không phải như vậy,có thêm nhiều cơ cấu để điều tiết và phân bố luồng khí nén theo các tỉ lệ đã được tính toán.
Các buồng đốt được xếp tròn quanh trục,và là những ống gần như kín.Là những phần hộp màu xanh như trong hình dưới đây



Đây là nguyên hệ thống của can-annular combustion chamber:



Hình cắt của một combustion chamber riêng biệt:



Buồng đốt có hai lớp vỏ cách khoảng với nhau.Khí nén sẽ vào buồng đốt bằng những lổ ở vòm cong phía đầu của buồng đốt,ngay phía sau vòi phun nhiên liệu (các lổ số 6) và những rãnh nhỏ dọc theo thân của buồng đốt (các lổ số 5).

Phần khí nén được dùng để đốt có tỉ lệ nhỏ nhất ,mục đích chính là để quay turbine,vào ngay buồng đốt ở các lổ số 6.
Phần khí nén vào các lổ số 5 có tỉ lệ lớn hơn,vào ngay sau không gian cháy nổ sẽ không cháy, dùng để làm nguội bớt khí nóng có thể làm chảy vật liệu ,trước khi tiếp xúc với turbine.
Phần khí nén tỉ lê lớn nhất sẽ thoát ra ở vòng ngoài của các buồng đốt dùng để làm nguội các buồng đốt,có tác dụng giảm âm và cũng làm sạch bụi than trong quá trình cháy để khỏi nghẹt các lổ dẫn gió.

Khoảng 60% năng lượng của luồng khí nóng từ các buồng đốt sẽ được dùng để quay turbine với tốc độ đã được dự tính so với số nhiên liệu được dùng.Phần còn lại sẽ đi qua các cánh của turbine rồi kết hợp với luồng khí nén ở ngoài các buồng đốt thoát ra đằng sau tạo thành lực đẩy.Xin xem các mũi tên biểu diễn luồng khí trong buồng đốt của hình dưới đây.



Như vậy,trong buồng đốt,khí nén trộn nhiên liệu khi cháy,lữa muốn thoát ra ngoài thì chỉ có đường ra phía sau hoặc phun ra quanh thành của buồng đốt,ở các lổ và rảnh dẫn gió vào.Không thể ra phía trước vì vòm kín,và áp suất của vòi phun ắt phải mạnh hơn áp suất của khí nóng (nếu yếu hơn có khi lửa cháy ngược vào thùng nhiên liệu ,đoán mò như vậy).
Với hai lớp của buồng đốt,mỗi lớp đều có một luồng khí nén hộ thể,tôi nghĩ lữa phọt ra các lỗ dẫn cũng khó.
Thêm vào đó các lổ,rãnh dẫn khí nén nguội số 5 ở ngay sau không gian nổ nằm chéo theo phần sau của buồng nổ sẽ tạo thành dòng dẫn luồng khí nóng ra sau.

Một điều tôi tin là áp suất của dòng khí nóng phải được tính toán bằng lượng nhiên liệu được đốt sao cho áp suất sinh ra phải nhỏ hơn áp suất của dòng khí nguội,do đó khí nguội mới có thể thâm nhập vào buồng đốt ở các lổ 5,6.Điều này cũng lý giải lữa sẽ không phọt ra ở các lổ này,trừ khi compressor bị ngừng hay turbine không đáp ứng nổi vòng quay cho compressor.

Đây cũng là điểm bất tiện của jet turbine khi muốn gia tốc, vì phải tăng dần dần : thêm nhiên liêu trong buồng đốt để có áp suất trong buồng đốt tới mức gần đẳng áp,turbine sau sẽ quay nhanh hơn dẫn theo áp suất của khí vào cao hơn, rồi mới tiếp tục thêm nhiên liệu trong buồng đốt và cứ tiếp tục như vậy....


Tôi đã thử nói " ấy ái uông ". Chắc là đến phiên anh DCL rồi.

sv
 
Last edited:
Lượt thích: umy

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Cám ơn anh SV đã dày công nghiên cứu và giải đáp.

Vì chúng ta đang tìm cách giải thích một cách bình dân nhất, để cho những người thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau đều chấp nhận được, nên tôi cho là ta có thể sử dụng lại minh họa về nguyên lý hoạt động của động cơ phản lực đơn giản như sau:



[LEFT]Về cơ bản, động cơ gồm 1 ống hở cả hai đầu, bên trong có 1 trục lắp 2 turbine và khoảng giữa 2 turbine là buồng đốt. (Hai turbine này có chiều nghiêng cánh giống nhau, minh họa trên chưa chính xác ở điểm này).

Nếu ta không phun nhiên liệu, không đánh lửa và cưỡng bức quay trục thì sẽ tạo ra dòng khí chạy trong ống, do tác động của các turbine. Nếu ta đổi chiều quay thì dòng khí chạy ngược lại.

Nếu ta phun nhiên liệu và đánh lửa, hỗn hợp khí + nhiên liệu trong buồng đốt sẽ cháy và tạo ra áp suất, khiến khí có xu hướng phụt ra cả hai đầu ống. Nếu 2 turbine rất giống nhau thì trục vẫn đứng yên, không quay được và khí thực sự sẽ phụt ra cả ở hai đầu như nhau.

Như vậy, bí quyết là ở chỗ: làm cho 2 turbine không giống nhau, chúng khác nhau một cách có tính toán, sao cho khí chỉ phụt về phía mà nhà thiết kế mong muốn.

Cũng như nhiều cơ cấu khác, turbine có tính thuận-nghịch. Tức là nếu ta quay nó thì nó tạo ra dòng khí và ngược lại, nếu thổi khí qua nó thì nó quay. Người ta nghiên cứu và thấy rằng nếu thay đổi góc nghiêng của cánh thì tính chất thuận-nghịch của turbine cũng thay đổi: Nếu cánh nghiêng nhiều thì rất dễ quay khi có dòng khí đi qua, nhưng nếu quay nó thì nó khó tạo ra dòng khí;nếu cánh nghiêng ít thì rất dễ tạo dòng khí khi quay nhẹ nó, nhưng thổi khí qua thì nó lại khó quay.

Như vậy, nếu ta lắp turbine có góc nghiêng nhỏ ở đầu bên trái và góc nghiêng lớn đầu bên phải ống, thì khi phun xăng đánh lửa, khí cháy sẽ phụt về phía bên phải (là phía thuận lợi hơn) và thế là động cơ hoạt động theo đúng ý đồ.
[/LEFT]
 
Last edited:
G

GentlemanLe

Author
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Cám ơn anh SV đã dày công nghiên cứu và giải đáp.

Vì chúng ta đang tìm cách giải thích một cách bình dân nhất, để cho những người thuộc nhiều chuyên ngành khác nhau đều chấp nhận được, nên tôi cho là ta có thể sử dụng lại minh họa về nguyên lý hoạt động của động cơ phản lực đơn giản như sau:



[LEFT]Về cơ bản, động cơ gồm 1 ống hở cả hai đầu, bên trong có 1 trục lắp 2 turbine và khoảng giữa 2 turbine là buồng đốt. (Hai turbine này có chiều nghiêng cánh giống nhau, minh họa trên chưa chính xác ở điểm này).

Nếu ta không phun nhiên liệu, không đánh lửa và cưỡng bức quay trục thì sẽ tạo ra dòng khí chạy trong ống, do tác động của các turbine. Nếu ta đổi chiều quay thì dòng khí chạy ngược lại.

Nếu ta phun nhiên liệu và đánh lửa, hỗn hợp khí + nhiên liệu trong buồng đốt sẽ cháy và tạo ra áp suất, khiến khí có xu hướng phụt ra cả hai đầu ống. Nếu 2 turbine rất giống nhau thì trục vẫn đứng yên, không quay được và khí thực sự sẽ phụt ra cả ở hai đầu như nhau.

Như vậy, bí quyết là ở chỗ: làm cho 2 turbine không giống nhau, chúng khác nhau một cách có tính toán, sao cho khí chỉ phụt về phía mà nhà thiết kế mong muốn.

Cũng như nhiều cơ cấu khác, turbine có tính thuận-nghịch. Tức là nếu ta quay nó thì nó tạo ra dòng khí và ngược lại, nếu thổi khí qua nó thì nó quay. Người ta nghiên cứu và thấy rằng nếu thay đổi góc nghiêng của cánh thì tính chất thuận-nghịch của turbine cũng thay đổi: Nếu cánh nghiêng nhiều thì rất dễ quay khi có dòng khí đi qua, nhưng nếu quay nó thì nó khó tạo ra dòng khí;nếu cánh nghiêng ít thì rất dễ tạo dòng khí khi quay nhẹ nó, nhưng thổi khí qua thì nó lại khó quay.

Như vậy, nếu ta lắp turbine có góc nghiêng nhỏ ở đầu bên trái và góc nghiêng lớn đầu bên phải ống, thì khi phun xăng đánh lửa, khí cháy sẽ phụt về phía bên phải (là phía thuận lợi hơn) và thế là động cơ hoạt động theo đúng ý đồ.
[/LEFT]
Cái phần trước buồng đốt là máy nén chứ không phải turbine. Máy nén cấp năng lượng cho dòng khí; chính vì thế mà áp suất khí mới tăng lên được. Còn turbine lại nhận năng lượng của dòng khí; chính vì thế mà nó mới quay được. Các lý thuyết tình toán cho máy nén và turbine đều có cả. Giá mà có ai học về máy cánh dẫn nói về vấn đề này thì tốt.
Trong quá trình hoạt động của động cơ, máy nén cứ nén khí và turbine cứ quay. Nếu đứng trên phương diện của dòng khí thì máy nén là cái chủ động còn turbine là cái bị động. Nếu nói bí quyết nằm ở máy nén và turbine là sai hoàn toàn. Nếu mình nhớ không nhầm thì dù máy nén và turbine có nguyên lý ngược nhau nhưng cánh lại khác nhau. Cái này phải học tính toán cho máy nén và turbine thì mới biết được.
Có ai học máy cánh dẫn thì xin mời vào chỉ giáo chút đi. Xin lỗi mọi người nhưng cứ nói lý thuyết một cách định tính mà không gắn với tính toán và thực tế như thế này thì chẳng đi đến đâu cả.
 
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Kính thưa các bác. Em cũng không hoàn toàn đồng ý với ý kiến của bác DCL.
Trong bài viết của bác có một số đoạn theo em là chưa chính xác như sau:

1. "Nếu ta phun nhiên liệu và đánh lửa, hỗn hợp khí + nhiên liệu trong buồng đốt sẽ cháy và tạo ra áp suất, khiến khí có xu hướng phụt ra cả hai đầu ống. Nếu 2 turbine rất giống nhau thì trục vẫn đứng yên, không quay được và khí thực sự sẽ phụt ra cả ở hai đầu như nhau."
Theo em là chưa chính xác vì:
- Trong trường hợp này khí cháy không tạo ra áp suất mà chỉ tạo ra sự giãn nở về mặt thể tích.
- Sự giãn nở về mặt thể tích sẽ không làm khí phụt ra hai đầu ống vì: Xét một thể tích khí nén dọc theo buồng đốt, khi nhiệt độ tăng lên thì nó bị giãn nở. Nhưng thể tích khí đó bị chặn lại ở phía trước do dòng khí đang đi vào vì vậy nó sẽ chỉ giãn nở ra phía sau. Chính vì vậy nó chỉ có thể phụt ra phía sau. Quá trình giãn nở này không gây tăng áp suất mà chỉ làm tăng vận tốc của dòng khí mà thôi.


2. "Như vậy, bí quyết là ở chỗ: làm cho 2 turbine không giống nhau, chúng khác nhau một cách có tính toán, sao cho khí chỉ phụt về phía mà nhà thiết kế mong muốn"
Đoạn này cũng không hoàn toàn đúng. Rõ ràng turbine và máy nén phải có kết cấu khác nhau rồi, nhưng nó không phải là bí quyết để khí không phụt ra phía trước.

3. "Về cơ bản, động cơ gồm 1 ống hở cả hai đầu, bên trong có 1 trục lắp 2 turbine và khoảng giữa 2 turbine là buồng đốt. (Hai turbine này có chiều nghiêng cánh giống nhau, minh họa trên chưa chính xác ở điểm này)."
Đoạn này em không đồng ý, hình ở trên có thể không sai khi turbine và máy nén quay ngược chiều nhau. Điều này tạo nên sự cân bằng mô-men cho toàn bộ cơ cấu. Trục của turbine sẽ dẫn động cho trục máy nén thông qua các bánh răng để có thể tạo tốc độ quay tối ưu cho máy nén.
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

[LEFT]
Như vậy, bí quyết là ở chỗ: làm cho 2 turbine không giống nhau, chúng khác nhau một cách có tính toán, sao cho khí chỉ phụt về phía mà nhà thiết kế mong muốn.

Cũng như nhiều cơ cấu khác, turbine có tính thuận-nghịch. Tức là nếu ta quay nó thì nó tạo ra dòng khí và ngược lại, nếu thổi khí qua nó thì nó quay. Người ta nghiên cứu và thấy rằng nếu thay đổi góc nghiêng của cánh thì tính chất thuận-nghịch của turbine cũng thay đổi: Nếu cánh nghiêng nhiều thì rất dễ quay khi có dòng khí đi qua, nhưng nếu quay nó thì nó khó tạo ra dòng khí;nếu cánh nghiêng ít thì rất dễ tạo dòng khí khi quay nhẹ nó, nhưng thổi khí qua thì nó lại khó quay.

Như vậy, nếu ta lắp turbine có góc nghiêng nhỏ ở đầu bên trái và góc nghiêng lớn đầu bên phải ống, thì khi phun xăng đánh lửa, khí cháy sẽ phụt về phía bên phải (là phía thuận lợi hơn) và thế là động cơ hoạt động theo đúng ý đồ.
[/LEFT]
Giải thích của chú DCL theo Tieubu thì mới giải thích được cơ chế tự hoạt động của động cơ, còn chưa giải thích được tại sao dòng khí không phụt về phía trước.
Lý do:
1. Góc đặt cánh dù có lớn đến mấy cũng không thể bịt kín được hết không gian phía trước động cơ, và theo lý luận đầu tiên của chú đưa ra để thắc mắc vấn đề này là "áp suất trong động cơ là như nhau trong một không gian thông thống như vậy" Do đó mọi người mới tìm cách chứng minh áp suất trong động cơ là không bằng nhau để lý giải tại sao dòng khí lại chạy về phía sau chứ không phải phía trước (theo nguyên lý chênh lệch áp suất).
2. Giải thích theo hướng do góc nghiêng nên dòng khí phải đi theo hướng phía sau theo Tieubu cũng chưa thuyết phục, tham khảo thêm biểu đồ áp suất của GentlemanLe thì thấy rằng áp suất phía sau cao hơn áp suất phía trước buồng cháy (Với đồ thị dạng như vậy thì xét ngay khoảng dx vô cùng bé ở trước và sau buồng đốt là có thể thấy)
Và Tieubu nghĩ rằng lý do để dòng khí không chảy ngược lại phía máy nén thì điều kiện là áp suất buồng đốt không lớn hơn áp suất được tạo ra trên mặt sau cánh tuabin máy nén (mặt hướng ra sau động cơ và tuabin nén quay đúng chiều như lúc khởi động). Áp suất mặt trước cánh tuabin máy nén sẽ là áp suất âm (nếu coi áp suất khí quyển bằng 0) -> dòng khí sẽ bị hút vào máy nén và động cơ.
Tóm lại theo Tieubu thì là do tác dụng của máy nén, còn tại sao thì nếu cần thiết sẽ đi sâu hơn vào thảo luận về nguyên lý khí động đi qua cánh tuabin.
@GentlemanLe: Mình vẫn chờ giải thích mang tính định lượng của bạn. Còn về giải thích định tính về góc đặt cánh của chú DCL là hoàn toàn đúng, nếu bạn cần mình sẽ cung cấp cho bạn công thức để tính lực nâng , lực cản của dòng khí tác dụng lên cánh tuabin khi chạy qua cánh tuabin với các góc đặt cánh khác nhau bằng bảng tra hệ số lực nâng và lực cản (với một profin cánh Naca)
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

1. "Nếu ta phun nhiên liệu và đánh lửa, hỗn hợp khí + nhiên liệu trong buồng đốt sẽ cháy và tạo ra áp suất, khiến khí có xu hướng phụt ra cả hai đầu ống. Nếu 2 turbine rất giống nhau thì trục vẫn đứng yên, không quay được và khí thực sự sẽ phụt ra cả ở hai đầu như nhau."
Theo em là chưa chính xác vì:
- Trong trường hợp này khí cháy không tạo ra áp suất mà chỉ tạo ra sự giãn nở về mặt thể tích.
- Sự giãn nở về mặt thể tích sẽ không làm khí phụt ra hai đầu ống vì: Xét một thể tích khí nén dọc theo buồng đốt, khi nhiệt độ tăng lên thì nó bị giãn nở. Nhưng thể tích khí đó bị chặn lại ở phía trước do dòng khí đang đi vào vì vậy nó sẽ chỉ giãn nở ra phía sau. Chính vì vậy nó chỉ có thể phụt ra phía sau. Quá trình giãn nở này không gây tăng áp suất mà chỉ làm tăng vận tốc của dòng khí mà thôi.
Thực ra không cần thiết thảo luận thêm về vấn đề này, nhưng để cho rôm rả thì tớ lại gõ tiếp vậy.

Phương trình khí PxV=RxT thì ta đã biết rồi.

Nếu T tăng thì PxV tăng. Nếu T tăng mà P không tăng (theo cậu) thì không có động lực cho V tăng và như vậy thì T tăng sẽ không làm cho PxV tăng => mâu thuẫn!

Thực tế thì P phải tăng trước, dẫn đến V tăng và nếu không đốt tiếp nữa thì P mới giảm. Trong quá trình làm việc, tại buồng đốt vẫn có 1 áp suất khá cao, cậu xem lại biểu đồ áp suất tại từng vùng sẽ rõ.

Bản chất máy nén và turbine ở đây là như nhau, hoặc nếu thích thì ta cũng có thể gọi nó là cánh quạt hay chong chóng cũng được, tớ không nghĩ ta cần bắt bẻ chữ nghĩa một cách thái quá làm gì, cái chính là hiểu bản chất sự việc. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của bạn Gentlemale, ta nên gọi 1 cái là máy nén, cái kia là turbine cho khỏi nhầm lẫn (lưu ý rằng các động cơ có lắp máy nén tăng áp cũng được gọi là động cơ turbo vì chúng dùng turbine để nén hỗn hợp khí và người ta vẫn gọi nó là turbine nén).

Nếu ban đầu trục chưa quay, thì cũng chưa hề có dòng khí chạy theo chiều nào cả, và xét về chức năng, ta chưa thể bảo cái nào là máy nén, cái nào là turbine. Vậy thì khi bị đốt cháy, khí nóng biết phụt ra đằng nào? Tốt nhất là nó phụt ra cả hai đầu! Thế nhưng khi phụt về phía mà ta đã cố tình thiết kế là máy nén thì dòng khí bị cản trở nhiều hơn phía kia, vậy là nó đành phụt về còn lại, là nơi nó gặp thuận lợi hơn nhiều. Do đó, khí phụt ra đằng sau không phải vì nó biết đằng trước là máy nén, mà vì phụt ra sau dễ hơn phụt ra trước. Thoạt đầu, chắc chắn có 1 lượng khí nhỏ vẫn phụt ra trước, nhưng khi trục quay nhanh thì do độ nhớt khí thực và tốc độ hút vào lớn tại máy nén mà không còn khí phụt ra trước nữa, toàn bộ khí nóng đều chạy ra đằng sau động cơ.

3. "Về cơ bản, động cơ gồm 1 ống hở cả hai đầu, bên trong có 1 trục lắp 2 turbine và khoảng giữa 2 turbine là buồng đốt. (Hai turbine này có chiều nghiêng cánh giống nhau, minh họa trên chưa chính xác ở điểm này)."
Đoạn này em không đồng ý, hình ở trên có thể không sai khi turbine và máy nén quay ngược chiều nhau. Điều này tạo nên sự cân bằng mô-men cho toàn bộ cơ cấu. Trục của turbine sẽ dẫn động cho trục máy nén thông qua các bánh răng để có thể tạo tốc độ quay tối ưu cho máy nén.
Chắc chắn rằng turbine và máy nén quay cùng chiều nhau và còn đồng tốc nữa, vì chúng lắp cứng trên cùng 1 trục. Vì quay cùng chiều và để tạo thành dòng khí theo 1 chiều cố định thì dứt khoát chiều nghiêng của cánh các turbine phải giống nhau, chỉ có khác góc nghiêng.

Cậu nghĩ mà xem, nếu các cánh này mà nghiêng ngược chiều thì khi khí phụt ra sau làm turbine sau quay, khiến turbine trước quay theo, nhưng với chiều không thể hút không khí bên ngoài vào buồng đốt được mà là thổi ra. Dù sao, đây cũng là tiểu tiết!

Và Tieubu nghĩ rằng lý do để dòng khí không chảy ngược lại phía máy nén thì điều kiện là áp suất buồng đốt không lớn hơn áp suất được tạo ra trên mặt sau cánh tuabin máy nén (mặt hướng ra sau động cơ và tuabin nén quay đúng chiều như lúc khởi động). Áp suất mặt trước cánh tuabin máy nén sẽ là áp suất âm (nếu coi áp suất khí quyển bằng 0) -> dòng khí sẽ bị hút vào máy nén và động cơ.
Để áp suất buồng đốt không lớn vượt áp suất máy nén, khiến khí nóng phụt ngược thì đây chính là bài toán dành cho các nhà thiết kế. Với 1 turbin có các thông số về đường kính, số cấp và góc nghiêng cánh turbin, người ta xác định được khả năng tạo chênh áp (tức là khả năng nén) của turbine và lưu lượng khí đi qua cũng như công suất tiêu thụ, ứng với mỗi tốc độ quay. Ngược lại, với tốc độ quay đó và các thông số cụ thể của turbine động lực, thì nó sinh ra một công suất bao nhiêu. Cân bằng những công suất này và tính đến những tổn thất, họ xác định được lượng nhiên liệu tiêu thụ ứng với mỗi vòng tua. Nếu cấp một lượng dầu nhiều hơn cần thiết, có thể sẽ làm áp suất buồng đốt lớn vượt khả năng máy nén, có thể lửa sẽ phụt ngược và phá hủy động cơ. Chắc chắn rằng những động cơ hiện đại được trang bị những hệ thống kiểm soát và an toàn rất cao để không sảy ra những sự cố như vậy.
 
Lượt thích: umy
G

GentlemanLe

Author
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@GentlemanLe: Mình vẫn chờ giải thích mang tính định lượng của bạn. Còn về giải thích định tính về góc đặt cánh của chú DCL là hoàn toàn đúng, nếu bạn cần mình sẽ cung cấp cho bạn công thức để tính lực nâng , lực cản của dòng khí tác dụng lên cánh tuabin khi chạy qua cánh tuabin với các góc đặt cánh khác nhau bằng bảng tra hệ số lực nâng và lực cản (với một profin cánh Naca)
@: tieubu01
Ở đây mình chỉ cố gắng đi thẳng vào những vấn đề mà chúng ta đang vướng, vì nếu nói nguyên lý, lý thuyết thì nó chung chung quá. Cái đồ thị mà mình đưa ra là đồ thị định lượng rồi. Tuy nhiên định lượng ở đây không nhất thiết là phải có số má cụ thể. Khi xét một vấn đề thì nếu cái giá trị tương đối dù là không cụ thể nhưng nó vẫn giúp chúng ta giải thích được thì vấn tốt hơn là chỉ nói một cách nguyên lý. Vì có nhiều hiện tượng có chung một nguyên lý nhưng kết quả lại khác nhau do điều kiện của nó khác nhau. Mình ví dụ như áp suất buồng đốt có tăng lên (so với trường hợp không có sự cháy) nhưng nó không tăng quá giá trị áp suất ngay trước nó. Như thế chẳng phải đã rõ ràng cho việc khí không thể phụt về trước rồi không.
Còn về cái NACA thì ngày trước mình học cũng làm bài tập lập trình để tính các hệ số cho nó rùi. Lâu lâu cũng k nhớ rõ lắm.
Bản chất máy nén và turbine ở đây là như nhau, hoặc nếu thích thì ta cũng có thể gọi nó là cánh quạt hay chong chóng cũng được, tớ không nghĩ ta cần bắt bẻ chữ nghĩa một cách thái quá làm gì, cái chính là hiểu bản chất sự việc. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của bạn Gentlemale, ta nên gọi 1 cái là máy nén, cái kia là turbine cho khỏi nhầm lẫn (lưu ý rằng các động cơ có lắp máy nén tăng áp cũng được gọi là động cơ turbo vì chúng dùng turbine để nén hỗn hợp khí và người ta vẫn gọi nó là turbine nén).
Nếu ban đầu trục chưa quay, thì cũng chưa hề có dòng khí chạy theo chiều nào cả, và xét về chức năng, ta chưa thể bảo cái nào là máy nén, cái nào là turbine. Vậy thì khi bị đốt cháy, khí nóng biết phụt ra đằng nào? Tốt nhất là nó phụt ra cả hai đầu! Thế nhưng khi phụt về phía mà ta đã cố tình thiết kế là máy nén thì dòng khí bị cản trở nhiều hơn phía kia, vậy là nó đành phụt về còn lại, là nơi nó gặp thuận lợi hơn nhiều. Do đó, khí phụt ra đằng sau không phải vì nó biết đằng trước là máy nén, mà vì phụt ra sau dễ hơn phụt ra trước. Thoạt đầu, chắc chắn có 1 lượng khí nhỏ vẫn phụt ra trước, nhưng khi trục quay nhanh thì do độ nhớt khí thực và tốc độ hút vào lớn tại máy nén mà không còn khí phụt ra trước nữa, toàn bộ khí nóng đều chạy ra đằng sau động cơ.
@: DCL
Có lẽ nên xưng hô với DCL là bác với em thì đúng hơn.
E không hề có ý bắt bẻ chữ nghĩa và e hoàn toàn ủng hộ quan điểm là: bản chất mới là quan trọng. Chính vì thế mà trong các bài viết của e thì e thường chỉ cố giải thích thôi chứ e không thích nói người này sai, người kia chưa đúng. Nếu bác nói như thế thì cái bơm với cái mô tơ là giống nhau mất rồi.
Vấn đề là nhiên liệu sẽ phun khi nào: ngay từ khi khởi động động cơ hay là khi động cơ đã chạy ổn định nhờ bộ khởi động.
Nếu nói máy nén là dùng để cản dòng khí, thì xin lỗi bác, nhưng buồn cười quá. Máy nén là để cấp năng lượng cho dòng khí. Nó cố tình nén khí để đẩy vào buồng đốt. Rồi khí từ buồng đốt không chạy ra trước được nên nó đành phải chạy ra sau qua turbine. Và rồi cái turbine bị e dòng khí kia bắt quay tít thò lò. E nghĩ bác nên gắn với hoạt động thực của động cơ thì hơn.
Một bài toán nào cũng cần có đầy đủ điều kiện mới có nghiệm duy nhất. Nếu không sẽ có vô số nghiệm mà nghiệm nào cũng là nghiệm.
 
Last edited by a moderator:
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@GentlemanLe: Xin lỗi bác vì em nhầm. Đúng là cái đường áp suất dọc buồng đốt là hơi dốc về phía sau. Em xem lại tài liệu rồi, đúng là thế thật ạ, lâu quá nên quên mất vấn đề quan trọng.
Nhưng việc áp suất giảm là do vận tốc tăng bác ạ (theo định luật bernoulli)
 
Last edited:
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Thực ra không cần thiết thảo luận thêm về vấn đề này, nhưng để cho rôm rả thì tớ lại gõ tiếp vậy.

Phương trình khí PxV=RxT thì ta đã biết rồi.

Nếu T tăng thì PxV tăng. Nếu T tăng mà P không tăng (theo cậu) thì không có động lực cho V tăng và như vậy thì T tăng sẽ không làm cho PxV tăng => mâu thuẫn!
Thực tế thì P phải tăng trước, dẫn đến V tăng và nếu không đốt tiếp nữa thì P mới giảm. Trong quá trình làm việc, tại buồng đốt vẫn có 1 áp suất khá cao, cậu xem lại biểu đồ áp suất tại từng vùng sẽ rõ.

Bản chất máy nén và turbine ở đây là như nhau, hoặc nếu thích thì ta cũng có thể gọi nó là cánh quạt hay chong chóng cũng được, tớ không nghĩ ta cần bắt bẻ chữ nghĩa một cách thái quá làm gì, cái chính là hiểu bản chất sự việc. Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của bạn Gentlemale, ta nên gọi 1 cái là máy nén, cái kia là turbine cho khỏi nhầm lẫn (lưu ý rằng các động cơ có lắp máy nén tăng áp cũng được gọi là động cơ turbo vì chúng dùng turbine để nén hỗn hợp khí và người ta vẫn gọi nó là turbine nén).

Nếu ban đầu trục chưa quay, thì cũng chưa hề có dòng khí chạy theo chiều nào cả, và xét về chức năng, ta chưa thể bảo cái nào là máy nén, cái nào là turbine. Vậy thì khi bị đốt cháy, khí nóng biết phụt ra đằng nào? Tốt nhất là nó phụt ra cả hai đầu! Thế nhưng khi phụt về phía mà ta đã cố tình thiết kế là máy nén thì dòng khí bị cản trở nhiều hơn phía kia, vậy là nó đành phụt về còn lại, là nơi nó gặp thuận lợi hơn nhiều. Do đó, khí phụt ra đằng sau không phải vì nó biết đằng trước là máy nén, mà vì phụt ra sau dễ hơn phụt ra trước. Thoạt đầu, chắc chắn có 1 lượng khí nhỏ vẫn phụt ra trước, nhưng khi trục quay nhanh thì do độ nhớt khí thực và tốc độ hút vào lớn tại máy nén mà không còn khí phụt ra trước nữa, toàn bộ khí nóng đều chạy ra đằng sau động cơ.
Kính thưa bác DCL và toàn thể anh em trong forum. Có thể bác nghĩ rằng em sai và cho rằng em không hiểu bản chất nhưng có thể bác đã chủ quan đấy. Em có thể khẳng định rằng em hiểu rõ và đúng bản chất nhiệt động học của động cơ turbine phản lực ạ. Em luôn cố giải thích vấn đề một cách bình dân nhất, dễ hiểu nhất để mọi người cùng hiểu. Nhưng có lẽ do cách diễn đạt của em chưa được tốt.
Vì vậy em lại đành phải lục lọi tài liệu, tìm những cách giải thích khoa học hơn, dễ hiểu hơn.
Trong bài trả lời này em chỉ xin tranh luận với bác về vấn đề em khẳng định là " đây là quá trình đẳng áp" và "trong quá trình này chỉ có sự gia tăng về thể tích chứ không có sự gia tăng về áp suất", em sẽ không bàn luận về "cánh quạt chong chóng" trong bài trả lời này.
Em xin phép được trình bày như sau:
Về bản chất động cơ phản lực turbine hoạt động theo chu trình Brayton được phát minh từ thế kỷ 19. Trong hệ thống này có các phần chính như sau:
-Buồng nén khí
-Buồng đốt
-Buồng giãn nở làm quay tuốc bin
Không khí được hút vào buồng nén, được làm tăng áp suất theo quá trình gần với đẳng entropy. Khí đã nén chạy sang buống đốt, nơi nhiên liệu được phun vào và đánh lửa, làm tăng nhiệt độ khí trong một quá trình đẳng áp, do buồng đốt mở thông cho dòng chảy vào và ra. Ở buồng giãn nở, khí sẽ tiếp tục giãn nở đồng thời áp suất giảm làm nhiệt độ giảm trong một quá trình đẳng entropy. Chính ở đây khí sinh công. Một phần công năng cung cấp cho tuốc bin được dùng vào việc nén khí ở buồng nén khí.


Chu trình Brayton lý tưởng: P - áp suất; v - thể tích; q - nhiệt lượng; T - nhiệt độ K°; s - entropy. 1-2: Nén đẳng entropy tại máy nén; 2-3: gia nhiệt đẳng áp tại buồng đốt; 3-4: giãn nở sinh công đẳng entropy tại tuốc bin; 4-1: khép kín chu trình đẳng áp bên ngoài môi trường.
Trên thực tế, quá trình nén khí và giãn nở không thực sự đẳng entropy; và công năng bị hao hụt trong các quá trình này làm giảm hiệu suất nhiệt động lực học của động cơ.

Công có ích do động cơ sinh ra được thể hiện bằng diện tích hình khép kín 1 – 2 – 3 – 4. Diện tích này càng lớn thì công có ích và hiệu suất càng lớn, để tăng diện tích này thì phải tăng áp suất sau máy nén của điểm 2;3 (áp suất của điểm 4;1 là áp suất môi trường không thể giảm xuống được) nên hiệu suất động cơ được quyết định bằng tỷ số nén. Việc tăng tỷ số nén giúp cải thiện hiệu suất và công suất của hệ thống Brayton. [2]

Như vậy thì đoạn bôi đậm của bác có phần nào theo suy luận cảm tính. "Động lực" để khí giãn nở ở đây không phải là do áp suất mà là do NHIỆT NĂNG trực tiếp tạo ra --> quá trình cháy và giãn nở trong buồng đốt là một quá trình đẳng áp.

Nếu bác đồng ý với ý kiến của em, em sẽ xin tranh luận tiếp về các vấn đề khác ạ.
 
Last edited:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Trong bài trả lời này em chỉ xin tranh luận với bác về vấn đề em khẳng định là " đây là quá trình đẳng áp" và "trong quá trình này chỉ có sự gia tăng về thể tích chứ không có sự gia tăng về áp suất", em sẽ không bàn luận về "cánh quạt chong chóng" trong bài trả lời này.
Bạn tìm trong tất cả các bài đã viết ở bên trên xem có bài nào nói rằng quá trình cháy không phải là quá trình đẳng áp không? Đó là mong muốn và là yêu cầu bắt buộc, và lý do để có quá trình cháy đẳng áp này là người ta để hở buồng đốt.
Bạn thử nghĩ xem quá trình cháy giãn nở thể tích nếu thể tích đó không được đẩy ra khỏi buồng đốt kịp thời thì có gây tăng áp không? Điều đó gây nên tăng áp trong buồng đốt và có khả năng phụt ra phía máy nén nếu áp suất tạo ra được trên máy nén nhỏ hơn áp suất buồng đốt.
(Hơi ngoài lề một chút: Mình đã từng được đi xem bảo tàng ở Hiroshima, người ta vẫn còn lưu trữ những tài liệu liên quan đến vụ ném bom nguyên tử và nguyên nhân hàng km quanh vị trí ném bom đó bị san phẳng là do áp suất kinh khủng của trái bom tạo ra. Điều đó cho thấy dù ở một không gian mở áp suất vẫn có thể tăng -> trong buồng đốt cũng vậy thôi)
Dù sao cũng cám ơn bạn đã giúp mình ôn lại chút kiến thức về kỹ thuật nhiệt hồi học trong trường :))

@GentlemanLe: Bạn giải thích hộ mình tại sao trên đồ thị của bạn, đoạn từ bên ngoài (phía cửa hút) đến máy nén áp suất lại tăng dần như thế nhé. Nếu tăng như vậy thì theo nguyên lý nào mà dòng khí lại đi được từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao. Mình nghi ngờ về tính thực tế của biểu đồ đó. Nếu biểu diễn thực sự thì đoạn từ cửa hút đến trước máy nén áp suất phải giảm dần.
 
Last edited:
Lượt thích: umy
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@GentlemanLe: Bạn giải thích hộ mình tại sao trên đồ thị của bạn, đoạn từ bên ngoài (phía cửa hút) đến máy nén áp suất lại tăng dần như thế nhé. Nếu tăng như vậy thì theo nguyên lý nào mà dòng khí lại đi được từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao. Mình nghi ngờ về tính thực tế của biểu đồ đó. Nếu biểu diễn thực sự thì đoạn từ cửa hút đến trước máy nén áp suất phải giảm dần.
Thích nhất là câu hỏi này đây! rất mong được giải thích.

sv
 
G

GentlemanLe

Author
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@: ksk07_ktcn
Bạn nói đúng vì ở cuối buồng đốt khí thoát ra nhanh hơn nên áp suất thấp hơn một chút. Mình nói về áp suất tăng là sự tăng so với trường hợp không có sự cháy thôi. Mình muốn tách ra để dễ hình dung thôi mà. Để tránh tình trạng ai cũng có lý. Bạn nên đưa ra những lập luận trong đi kèm với các điều kiện cụ thể bạn ah.
@: tieubu01 & sv
Bạn hỏi mình thế khác nào bạn hỏi tại sao cái máy bơm nước lại bơm được nước từ dưới lên tầng thượng. Câu này bạn nên tự tìm câu trả lời thì hơn.
 
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Bạn tìm trong tất cả các bài đã viết ở bên trên xem có bài nào nói rằng quá trình cháy không phải là quá trình đẳng áp không? Đó là mong muốn và là yêu cầu bắt buộc, và lý do để có quá trình cháy đẳng áp này là người ta để hở buồng đốt.
Bạn thử nghĩ xem quá trình cháy giãn nở thể tích nếu thể tích đó không được đẩy ra khỏi buồng đốt kịp thời thì có gây tăng áp không? Điều đó gây nên tăng áp trong buồng đốt và có khả năng phụt ra phía máy nén nếu áp suất tạo ra được trên máy nén nhỏ hơn áp suất buồng đốt.
(Hơi ngoài lề một chút: Mình đã từng được đi xem bảo tàng ở Hiroshima, người ta vẫn còn lưu trữ những tài liệu liên quan đến vụ ném bom nguyên tử và nguyên nhân hàng km quanh vị trí ném bom đó bị san phẳng là do áp suất kinh khủng của trái bom tạo ra. Điều đó cho thấy dù ở một không gian mở áp suất vẫn có thể tăng -> trong buồng đốt cũng vậy thôi) Dù sao cũng cám ơn bạn đã giúp mình ôn lại chút kiến thức về kỹ thuật nhiệt hồi học trong trường :))

@GentlemanLe: Bạn giải thích hộ mình tại sao trên đồ thị của bạn, đoạn từ bên ngoài (phía cửa hút) đến máy nén áp suất lại tăng dần như thế nhé. Nếu tăng như vậy thì theo nguyên lý nào mà dòng khí lại đi được từ nơi có áp suất thấp đến nơi có áp suất cao. Mình nghi ngờ về tính thực tế của biểu đồ đó. Nếu biểu diễn thực sự thì đoạn từ cửa hút đến trước máy nén áp suất phải giảm dần.
Bôi đậm 1+2: Tất cả chỉ là ngụy biện
Bôi đậm 3: Suy diễn không hợp lý vì điều kiện trong buồng đốt và điều kiện ở vụ nổ bom nguyên tử là hoàn toàn khác nhau.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

@: tieubu01 & sv
Bạn hỏi mình thế khác nào bạn hỏi tại sao cái máy bơm nước lại bơm được nước từ dưới lên tầng thượng. Câu này bạn nên tự tìm câu trả lời thì hơn.
Câu trả lời thì mình đã ghi ở post#50 bạn xem lại nhé, thấy bạn đưa ra đồ thị ngược lại với mình và khẳng định đó là giá trị thực tế nên mình không hiểu dòng khí nó đi kiểu gì và có điều gì đặc biệt ở đây không nên hỏi vậy và có lẽ nên dừng thảo luận để tránh căng thẳng nhỉ?
Thân.
 
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Ôi, tranh luận cho vui thôi mà, có gì đâu.
Khi tranh luận vui nhất là tranh luận được thắng các bậc tiền bối, he he, tuy không quan trọng là chuyện ăn thua nhưng như vậy cảm thấy háo hức lắm. Các bác là người lớn chỉ vui khi mình nói đúng thôi, nếu mình nói sai và cứng đầu các bác ấy mới buồn chứ.
Đúng không hả các bác!
Trên tinh thần vô tư thoải mái, em nghĩ rằng nếu bác nào có chút gợn tự ái trong lòng thì nên coi nó chỉ là cuộc vui của anh em mình mà bỏ quá cho ạ.:67:
 
G

GentlemanLe

Author
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Câu trả lời thì mình đã ghi ở post#50 bạn xem lại nhé, thấy bạn đưa ra đồ thị ngược lại với mình và khẳng định đó là giá trị thực tế nên mình không hiểu dòng khí nó đi kiểu gì và có điều gì đặc biệt ở đây không nên hỏi vậy và có lẽ nên dừng thảo luận để tránh căng thẳng nhỉ?
Thân.
Thành thật xin lỗi tieubu01. Mình không đọc kỹ nên không hiểu ý của bạn. Trước máy nén thấp áp còn có quạt nữa bạn ah. Khí từ miệng hút vào đến quạt là có áp suất không đổi. Từ quạt trở đi áp suất mới tăng lên.
 
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Hình như ở đây ta đang bị yếu tố thông nhau giữa các giai đoạn trong chu trình đánh lừa. Thực sự thì khí không thể thoát ra được phía trước. Lấy thí dụ biểu đồ của Rolls Royce làm minh họa

Ta thấy trong toàn bộ quá trình cháy thì áp suất trong buồng đốt đều có giá trị nhỏ hơn (hoặc cho là bằng) nên khí bên trong buồng đốt không thể phụt ngược về phía trước.

Ở đây không thể nói tại sao đồ thị biễu diễn lại có dạng như vậy mà phải nói là phải thiết kế sao cho chu trình đi theo đồ thị như trên thì động cơ mới hoạt động được. Như vậy đồ thị trên không phải được xây dựng theo hoạt động của động cơ mà là động cơ được thiết kế để hoạt động theo dạng của đồ thị

Vậy vấn để còn lại là dựa vào đâu để thiết kế động cơ. Phân động cơ thành các đoạn sau ( chưa kể đến sự thay đổi nội năng của khí)

-Quá trình nén: Năng lượng tiêu hao trong quá trình nén ta có thể tính được dựa vào áp suất cuối quá trình nén, góc nghiêng cánh quạt, diện tích của các cánh, số cánh,...
-Quá trình đốt: cho dù quá trình này có tăng thể tích, tăng áp suất hay bật kỳ một biến đổi trạng thái nào tiêu tốn năng lượng thì cũng đều lấy nhiệt năng từ quá trình đốt nhiên liệu làm năng lượng. Với lượng nhiên liệu bị đột cháy và nhiệt dung riêng của nó ta cũng có thể tính được năng lượng trong đoạn này
-Quá trình xả, bao gồm cả việc làm quay turbine ta cũng có thể tính toán được năng lượng trong đoạn này.

Nếu áp dụng định luật bảo toàn năng lượng thì ta có thể tính toán sao cho lượng khí thoát ra khỏi động cơ để vửa duy trì được áp suất trong buồng đốt sao cho không vượt qua giá trị áp vào ngay đầu buồng đốt, vừa đủ để tạo lực đẩy cho động cơ (máy bay).

Tất nhiên các thông số đưa ra ở trên chưa đầy đủ để có thể tính toán ra các thông số của một động cơ thực sự. Nhưng dựa trên định luật bảo toàn năng lượng và các công thức tính toán của khí động lực học thì việc tìm ra các thông số cần thiết không phải là không làm được.

Trên mạng có share cuốn "The Jet Engine" của Rolls Royce có nói khá kỹ về cấu tạo cũng như hoạt động của loại động cơ này. Các bạn quan tâm có thể tìm đọc, nếu tìm không thấy thì PM mình sẽ share link
 
Last edited:
Lượt thích: umy

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Động cơ Turbin Phản Lực

Thành thật xin lỗi tieubu01. Mình không đọc kỹ nên không hiểu ý của bạn. Trước máy nén thấp áp còn có quạt nữa bạn ah. Khí từ miệng hút vào đến quạt là có áp suất không đổi. Từ quạt trở đi áp suất mới tăng lên.
Hi hi hi GentlemanLe ơi, không phán ẩu như thế được đâu, áp suất chỉ tăng tại bề mặt cánh quạt được thôi, còn từ cánh quạt trở đi (đến máy nén) áp suất phải giảm chứ không thể tăng được. Nếu áp dụng lý luận của bạn vào đằng sau cái máy nén thì vỡ nợ mất:26:
 
Last edited:
Top