đúc áp lực-đúc trong khuôn kim loại

Author
em có một thắc mắc mong các anh chị giúp!

Cùng một điều kiện, khi đúc áp lực và đúc trong khuôn kim loại tĩnh, nhiệt độ rót trường hợp nào cần cao hơn, tại sao?
 
Ðề: đúc áp lực-đúc trong khuôn kim loại

Theo ý kiến cá nhân thì nhiệt độ rót của 2 phương pháp đều như nhau. Vì nhiệt độ là nhân tố có ảnh hưởng đến tổ chức của vật đúc,ko phải là vì phương pháp đúc khác nhau nên nhiệt độ của nó phải thay đổi theo
 

TAMAC

Active Member
Ðề: đúc áp lực-đúc trong khuôn kim loại

em có một thắc mắc mong các anh chị giúp!

Cùng một điều kiện, khi đúc áp lực và đúc trong khuôn kim loại tĩnh, nhiệt độ rót trường hợp nào cần cao hơn, tại sao?
Câu hỏi của bạn chưa được rõ ràng, tôi tạm hiểu "cùng một điều kiện" là cùng một chi tiết (hình dạng, vật liệu).
Nhiệt độ rót (NĐR) được xác định phụ thuộc nhiều yếu tố nhưng quan trọng nhất là: khả năng điền đầy khuôn (cho vật đúc có hình dạng, chất lượng bề mặt tốt nhất có thể), khả năng bù ngót cho chi tiết nếu có và tổ chức sản xuất phù hợp.
NĐR thấp khó điền đầy khuôn, khó bù ngót, bề mặt chi tiết không đẹp
NĐR cao điền đầy khuôn tốt, dễ bù ngót (nhưng cao quá lại gây ngót lớn), tốn năng lượng

Bạn hãy thử phân tích hai phương pháp đúc là: đúc áp lực và đúc trong khuôn kim loại tĩnh cho cùng một chi tiết đúc cần nhiệt độ rót như thế nào trên cơ sở 3 yếu tố nêu trên để tìm được câu trả lời
Đúc áp lực điền đầy khuôn nhờ áp lực là chính, có áp lực để bù ngót cho chi tiết, thời gian điền đầy khuôn nhanh, mỗi lần ép chỉ một khuôn (có thể có nhiều chi tiết trong một khuôn)--> NĐR ?
Đúc trong khuôn kim loại điền đầy khuôn nhờ chiều cao cột áp là chính, bù ngót nhờ đậu ngót, thời gian rót khuôn lâu, có thể lấy kim loại ra nồi rót để rót nhiều khuôn mỗi lần do đó cần phải quá nhiệt--> NĐR ?
 
Author
Ðề: đúc áp lực-đúc trong khuôn kim loại

cám ơn mọi người đã giải đáp
 
Top