Đúc chi tiết khá phức tạp

  • Thread starter romantic
  • Ngày mở chủ đề
R

romantic

Author
Các bác cho em hỏi là: chi tiết này của em thì chọn dạng đúc nào là hợp lý nhất?

Em nghĩ là mình đúc bằng khuôn cát để tạo được cái lõi bên trong dễ dàng nhưng mà đúc trong khuôn cát thì không phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt vừa(sản lượng 4400ct/năm).
Các bác cho em ý kiến nha. Nếu dùng loại khuôn khác thì mình làm mấy mảnh và cái hốc bên trong chi tiết sẽ rút khuôn như thế nào ạ?Bởi vì trong hốc đó có phần nhô ra chứ không không hề phẳng như mặt trong của hộp giảm tốc.
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người!
 
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

cho xin 500 kích thước bạn ơi!
 
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Hi bạn, nếu đây là bản vẽ bài tập lớn hay đồ án, mình góp vài ý sau:
1. Bản vẽ autoCAD thể hiện chưa đúng TCVN nhé, 3 hình chiếu đứng chẳng thấy nét khuất thể hiện vành lỗ bên trong. Các lỗ bắt bulông nằm trên vòng tròn, nên thể hiện vòng tròn này là đường tâm, chứ ko phải là đường nét đứt như bvẽ.
2. Về công nghệ đúc: có thể đúc cát(cát đen hoặc cát nhựa), lõi cát nhựa. Khó đáp ứng YCKT như bvẽ y/cầu.
Cao cấp hơn xíu, thì có thể đúc mẫu chảy (kết cấu khuôn bơm sáp phức tap xíu, nhưng vẫn bơm ra được như sản phẩm). Công nghệ đúc mẫu chảy mới mong đáp ứng tốt YCKT ghi trong bản vẽ.
 
R

romantic

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Hi bạn, nếu đây là bản vẽ bài tập lớn hay đồ án, mình góp vài ý sau:
1. Bản vẽ autoCAD thể hiện chưa đúng TCVN nhé, 3 hình chiếu đứng chẳng thấy nét khuất thể hiện vành lỗ bên trong. Các lỗ bắt bulông nằm trên vòng tròn, nên thể hiện vòng tròn này là đường tâm, chứ ko phải là đường nét đứt như bvẽ.
2. Về công nghệ đúc: có thể đúc cát(cát đen hoặc cát nhựa), lõi cát nhựa. Khó đáp ứng YCKT như bvẽ y/cầu.
Cao cấp hơn xíu, thì có thể đúc mẫu chảy (kết cấu khuôn bơm sáp phức tap xíu, nhưng vẫn bơm ra được như sản phẩm). Công nghệ đúc mẫu chảy mới mong đáp ứng tốt YCKT ghi trong bản vẽ.
Vâng!em xin tiếp thu ý kiến của anh ạ. và em cũng nghĩ là dùng pp đúc khuôn kim loại mẫu chảy.Nếu được anh và mọi người cho em thêm ý kiến về bản vẽ chi tiết ạ.để em hoàn thiện nó.
 
Last edited by a moderator:

TAMAC

Active Member
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

"...Em nghĩ là mình đúc bằng khuôn cát để tạo được cái lõi bên trong dễ dàng nhưng mà đúc trong khuôn cát thì không phù hợp với dạng sản xuất hàng loạt vừa(sản lượng 4400ct/năm)."
Giới thiệu với bạn 1 chi tiết hộp số (26 kg/cái), mác GX 21 - 40, sản lượng 6.000 - 7.000 cái/năm, đúc khuôn tươi, hỗn hợp cát - đất sét, ruột cát- đất sét sấy khô

"...Vâng! em xin tiếp thu ý kiến của anh ạ. và em cũng nghĩ là dùng pp đúc khuôn kim loại mẫu chảy.Nếu được anh và mọi người cho em thêm ý kiến về bản vẽ chi tiết ạ.để em hoàn thiện nó."

Bạn có vẻ không biết gì về công nghệ đúc mẫu chảy cả, nghe các cao thủ về đúc mẫu chảy tư vấn mà làm theo thì...trượt là cái chắc. "Cao cấp hơn xíu, thì có thể đúc mẫu chảy (kết cấu khuôn bơm sáp phức tap xíu, nhưng vẫn bơm ra được như sản phẩm)". Chữ "xíu" đầu tiên gồm nhiều chục, thậm chí trăm ngàn VNĐ/kg sản phẩm, chữ "xíu" thứ 2 thì về công nghệ thiết kế, chế tạo khuôn ép sáp khó gấp nhiều lần so với đồ án công nghệ chế tạo chi tiết hộp thu hoạch mía của bạn.
 
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Sản phẩm của bạn ấy về kết cấu khuôn na ná như cái này, lòng trong có mặt nhô ra, khó rút lõi, vì vậy trên khuôn nhôm phải làm lõi kiểu bung, rút côn.
Còn về chữ "xíu" thì như bác Hải nói vậy.
 
R

romantic

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Em đang là sv nên ko có nhiều kiến thức thực tế về khuôn.Em chỉ thấy trong cuốn "sổ tay công nghệ chế tạo máy 1" của NGUYỄN ĐẮC LỘC ghi là:Độ chính xác cấp 3-khuôn cát thích hợp dùng cho sản xuất đơn chiếc.Còn lại pp đúc khuôn kim loại mẫu chảy hay dùng cho những chi tiết khó rút lòng khuôn thì em 1 phần theo cảm tính đã chọn pp này. Nhưng mà sau khi nghe anh TAMAC nói về 1 vd ngoài thực tế như trên thì em "chịu " rồi.hì.không biết thầy giáo của em có có được những kinh nghiệm thực tế như anh ko...hì. Em cảm ơn anh. Anh cùng mọi người tiếp tục cho em ý kiến với nhé!
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

@romantic: trước hết bạn nên vẽ hình 3D để dễ hình dung khi làm công nghệ đúc. Chi tiết của bạn (tạm gọi là hộp số máy thu hoạch mía nhé) là dạng hộp gang, đây là chi tiết định vị theo toạ độ trục, tức là khi thiết kế ban đầu người ta tính toán bộ truyền gồm các trục, bánh răng, ổ đỡ...sau đó mới đến vỏ hộp, do vậy tất cả các kích thước của hộp, các yêu cầu về độ song song, đồng tâm...đều do tiến trình công nghệ gia công về sau quyết định là chính.

Trong bản vẽ của bạn đưa lên đã có lựa chọn công nghệ đúc khuôn cát, mẫu bổ đôi, có ruột theo tôi là tương đối hợp lý. Chỉ lưu ý bạn là các lỗ trục khi đúc nên tạo bằng ruột để khi tiêu ráp các lỗ này không bị lệch so với mặt bích (mà bạn gọi là phần nhô ra bên trong lòng)
 
R

romantic

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Em cảm ơn anh TAMAC nhiều! anh cho em hỏi "khi tiêu ráp" nghĩa là gì ạ? có phải là khi lắp ráp ko ạ?
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Ruột (lõi) cho vào khuôn: tiêu
Khuôn trên úp vào khuôn dưới: ráp
Ngoài ra "tiêu ráp khuôn" còn là cụm từ bao gồm một số công việc khác như lắp các miếng ruột phụ, gang (thép) làm nguội, chít khuôn chống chảy khi rót...
 
Q

Quangluc123

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Nếu là làm đồ án môm học thì phải theo sách, theo thầy. Còn nếu để sản xuất thì phải theo anh TAMAC.
Chi tiết này có thành dầy vật đúc kha đều đặn, mác gang GX15-32 cung rễ đúc.
 
R

romantic

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Anh quangluc123 phát biểu chán thế...hic.Đồ án là lúc mà tính thực tế được áp dụng nhiều nhất mà quangluc123 nói thế thì bó cả chân...Mà "chi tiết này thành đúc dày vật đúc khá đều đặn, mac ..."thì làm sao ạ?nói lửng lơ thế????
 
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Chào bạn
Tiêu ráp hiểu nôm na là quá trình làm sạch bề mặt khuôn, ráp thao, sơn, sấy, ráp các module khuôn và cố định chúng để chờ rót.
 
H

hanh&tuan

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

các anh cho em hỏi ạ.với chi tiết như thế này thì làm khuôn như thế nào thì hợp lý ạ? em không đươc học công nghệ đúc nên em biết rất ít .mong các anh giúp em với ;
chi tiết của em đây ạ:
[/IMG][/IMG]
[/IMG]
[/IMG]
e
m đang phải làm khuôn đúc cho chi tiết này của em nhưng em ko có kinh nghiệm và kiến thức cơ bản nên em chưa biết nên chọn mặt phân khuôn ở đâu và đặt lõi khuôn làm sao cho viêc dỡ khuôn được dễ dàng.
với chi tiết của em sản xuất trong dạng sản xuất hàng loạt vì vậykhi chon phôi đúc thì các lỗ phi 20 và phi 4 lỗ phi 10 là đặc.em nói như vậy để các anh biết rõ phôi đúc của em thôi ạ.
mong các anh giúp em ạ.
 
Last edited by a moderator:

TAMAC

Active Member
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

@hanh&tuan:
- Bạn nên đưa hình ảnh của chi tiết lên, hỏi mà bắt mọi người phải đi tìm câu hỏi thì thường ít được trả lời, mặt khác hiện nay các bạn hay vẽ bằng các phần mềm "đời cao" chúng tôi dow... về cũng không đọc được do "khác hệ".
- Cũng không nên chỉ đưa hình vẽ ra để nhờ trợ giúp, bạn nên nêu ý kiến của mình về bài làm, có gì vướng mắc, chưa hiểu...để được giải đáp.
Thân!
 
H

hanh&tuan

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

vâng em cảm ơn.em sửa lại rồi ạ
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

@hanh&tuan:
- Yêu cầu bản vẽ của bạn cao quá, không cần thiết (toàn từ Rz20 trở lên), VD 4 lỗ f10 chắc là để bắt bu lông thì chỉ cần khoan là đủ, mặt trên của 4 lỗ này cũng chỉ cần khoả phẳng 4 f18
- Trước hết bạn nên vẽ thành bản vẽ phôi đúc (lấp các lỗ f20, f10, cộng gia công vào các mặt cần gia công)
- Lập phương án công nghệ đúc:
+ Lưạ chọn phương pháp làm khuôn đúc (hỗn hợp làm khuôn, ruột)
Mác vật liệu đúc của bạn là CT3 nên lựa chọn hỗn hợp cát - nước thuỷ tinh hoặc cát Furan, làm khuôn bằng tay
Nếu dùng cát Furan thì rất dễ dàng khi làm sạch ruột cho vật đúc, nếu dùng cát - nước thuỷ tinh thì phải sơn khuôn, ruột (chi tiết của bạn nhỏ nên cũng không sợ hiện tượng cháy cát sau khi đúc)
+ Lựa chọn cách tạo mẫu, ruột, mặt phân khuôn
Chi tiết này chỉ cần làm ruột tạo 2 lỗ bên sườn (1 ruột dùng chung cho cả 2 bên), phần rãnh 36 +- 0,05 tạo bằng khuôn
Nên chọn mặt phân khuôn là mặt phẳng đáy của chi tiết, toàn bộ chi tiết nằm ở khuôn dưới, khuôn trên gồm phần rãnh 36 +-0,05 và hệ thông rót, ngót
Chi tiết thép nên cần đặt đậu bù ngót.

Mẫu (phần tô màu là đầu gác ruột), đế được cộng gia công 3 mm, tất nhiên tôi vẽ chưa thật chính xác theo kích thước, bạn phải tính lượng bù co (với thép là 2%), thêm độ côn thoát mẫu, các R đúc


Ruột (bạn phải làm hộp ruột để tạo được ruột như thế này)


Ruột lắp vào khuôn (mới có 1 bên)


Các phần hệ thống rót, ngót...bạn tự tìm hiểu thêm nhé. Thân!
 
Last edited:
H

hanh&tuan

Author
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

@hanh&tuan:
- Yêu cầu bản vẽ của bạn cao quá, không cần thiết (toàn từ Rz20 trở lên), VD 4 lỗ f10 chắc là để bắt bu lông thì chỉ cần khoan là đủ, mặt trên của 4 lỗ này cũng chỉ cần khoả phẳng 4 f18
- Trước hết bạn nên vẽ thành bản vẽ phôi đúc (lấp các lỗ f20, f10, cộng gia công vào các mặt cần gia công)
- Lập phương án công nghệ đúc:
+ Lưạ chọn phương pháp làm khuôn đúc (hỗn hợp làm khuôn, ruột)
Mác vật liệu đúc của bạn là CT3 nên lựa chọn hỗn hợp cát - nước thuỷ tinh hoặc cát Furan, làm khuôn bằng tay
Nếu dùng cát Furan thì rất dễ dàng khi làm sạch ruột cho vật đúc, nếu dùng cát - nước thuỷ tinh thì phải sơn khuôn, ruột (chi tiết của bạn nhỏ nên cũng không sợ hiện tượng cháy cát sau khi đúc)
+ Lựa chọn cách tạo mẫu, ruột, mặt phân khuôn
Chi tiết này chỉ cần làm ruột tạo 2 lỗ bên sườn (1 ruột dùng chung cho cả 2 bên), phần rãnh 36 +- 0,05 tạo bằng khuôn
Nên chọn mặt phân khuôn là mặt phẳng đáy của chi tiết, toàn bộ chi tiết nằm ở khuôn dưới, khuôn trên gồm phần rãnh 36 +-0,05 và hệ thông rót, ngót
Chi tiết thép nên cần đặt đậu bù ngót.

Mẫu (phần tô màu là đầu gác ruột), đế được cộng gia công 3 mm, tất nhiên tôi vẽ chưa thật chính xác theo kích thước, bạn phải tính lượng bù co (với thép là 2%), thêm độ côn thoát mẫu, các R đúc


Ruột (bạn phải làm hộp ruột để tạo được ruột như thế này)


Ruột lắp vào khuôn (mới có 1 bên)


Các phần hệ thống rót, ngót...bạn tự tìm hiểu thêm nhé. Thân!
vâng! em cảm ơn anh và mọi người nhiều ạ.
 
Ðề: Đúc chi tiết khá phức tạp

Chào hanh&tuan,

Mình giới thiệu bạn một cách tiếp cận khác. Hy vọng có thể giúp bạn chọn được phương pháp đúc phù hợp. Phương pháp đúc phụ thuộc vào các yếu tố sau:

1. Hợp kim đúc. (thép cacbon)
2. Khối lượng chi tiết. (750g)
3. Chiều dài lớn nhất. (90mm)
4. Chiều dày thành nhỏ nhất. (5mm chỗ có lỗ đường kính 10mm; hoặc nếu đúc ko lỗ thì chiều dày thành nhỏ nhất là 10mm).
5. Độ nhám yêu cầu thấp nhất. (10 Rz)
6. Độ nhám yêu cầu cao nhất. (20 Rz)
7. Số lượng sản xuất (chiếc).

(1) Bạn đối chiếu thông tin bạn đang có với biểu đồ sau:



Cách đọc biểu đồ:
- Từ trên xuống là kích thước vật đúc đi từ lớn đến nhỏ. (chi tiết của bạn thuộc loại nhỏ)
- Từ trái sang phải là phương pháp đúc.
- Kèm theo phương pháp đúc là dung sai đúc (+/- mm).

(2) Sau đó, bạn lại đối chiếu yêu cầu hợp kim, khối lượng, độ nhám bề mặt ở những bề mặt không gia công với hai link bên dưới. Lưu ý công thức quy đổi Rz thành RMS là (Rz/7.2)*40*1.15 . Ví dụ: Rz 20 thì độ nhám RMS: (20/7.2)*40*1.15 = 127.78 (~RMS 127). Rz10 thì độ nhám RMS: (10/7.2)*40*1.15 = 63.89 (~63).

http://www.metalcastingdesign.com/content/view/527/314/
http://www.armalit1.ru/en/vidi_litwa.html

Từ (1) và (2) bạn chọn ra phương pháp đúc trước. Sau đó, mình sẽ giúp bạn tìm hiểu những vấn đề với mặt phân khuôn, hệ thống rót, đậu ngót.

Thân ái.
Thịnh.
 
Top