đúc ly tâm

Author
chào mọi người! em đang tìm hiểu về công nghệ đúc ly tâm em co vài thắc mắc mong các anh chị chỉ giúp.

  1. Tại sao những vật đúc dạng ống tròn xoay bằng nhôm thường không được đúc bằng phương pháp li tâm?
  2. Tại sao khi đúc li tâm những vật đúc dạng ống tròn xoay bằng gang, thép thì rỗ khí và xỉ tập trung ở mặt trong?

em xin cám ơn
 
L

langtuxanh

Ðề: đúc ly tâm

1. Nhôm là kim loại có khối lượng riêng nhỏ, và khối lượng nhỏ nên lực li tâm nhỏ, nên sẽ khó khăn hơn các phương pháp khác
2. Lực li tâm phụ thuộc vào khối lượng, những kim loại có khối lượng riêng lớn thì khối lượng lớn hơn nếu cùng thể tích, và lực li tâm cũng sẽ lớn hơn. Khi quay li tâm, kim loại sẽ văng ra thành ngoài trước, bọt khí và xỉ có khối lượng riêng nhỏ sẽ ở lại vì vậy mà nó tập trung ở mặt trong vật đúc dạng ống tròn xoay.
 

TAMAC

Active Member
Ðề: đúc ly tâm

chào mọi người! em đang tìm hiểu về công nghệ đúc ly tâm em co vài thắc mắc mong các anh chị chỉ giúp.

  1. Tại sao những vật đúc dạng ống tròn xoay bằng nhôm thường không được đúc bằng phương pháp li tâm?....
Việc lựa chọn phương án công nghệ đúc căn cứ trước hết vào yêu cầu kỹ thuật của chi tiết cần đúc, tiếp theo là tính kinh tế, tổ chức sản xuất...
Đúc ly tâm có ưu điểm là tạo được các vật đúc dạng tròn xoay mà không cần ruột (lõi), vật đúc do có lực ly tâm nên tổ chức đặc chắc--> có cơ tính cao, không cần hệ thống đậu rót, ngót, tách được các tạp chất phi kim, xỷ khỏi vật đúc....Nhược điểm là khó khống chế chiều dày thành vật đúc do khó định đúng lượng kim loại lỏng khi rót khuôn (thường đường kính trong bị nhỏ & côn lớn dần về phía đầu rót kim loại lỏng vào khuôn) do đó tiêu hao kim loại sẽ lớn.

Do ưu điểm nêu trên nên đúc ly tâm thích hợp khi đúc các loại bạc, sơ mi, xéc măng...thường các loại này vật liệu là gang.
Nhôm do độ chảy loãng cao, tính đúc tốt... nên có thể dễ dàng đúc bằng các phương pháp khác, mặt khác do nhôm có giá vật liệu cao nên cần phải tiết kiệm.

Không phải do nhôm có khối lượng riêng nhỏ mà khó đúc ly tâm, với các chi tiết dạng tròn xoay người ta thường dùng đúc ly tâm có trục nằm ngang, với các chi tiết nhỏ người ta dùng đúc ly tâm trục đứng kết hợp với khuôn mẫu chảy VD: như đúc các loại huy hiệu bằng nhôm...vẫn cho chi tiết đúc rất đẹp.

P/S: nói thêm một chút về việc đúc ly tâm các chi tiết ống bạc, sơ mi...trước đây ở VN do thường nấu gang bằng than (chỉ có thép mới nấu lò điện) nên việc chế tạo phôi bạc, sơ mi...thường dùng đúc ly tâm, gang thỏi phải nấu trung gian được thành phần theo yêu cầu sau đó từ thỏi gang trung gian nấu lại để được mác gang bạc, sơ mi...rồi rót khuôn đúc ly tâm ra phôi. Việc đúc ly tâm kiểu này rất khó khăn về tổ chức sản xuất, tốn nhiều công, máy, khuôn...mặt khác tốn vật liệu, giờ công gia công... (tỷ lệ phôi/chi tiết sau gia công rất lớn), ưu điểm của đúc ly tâm là tổ chức đặc chắc nhưng nó chỉ tốt ở mặt ngoài của phôi còn bên trong lại hay có khuyết tật mà các chi tiết bạc, sơ mi...lại có bề mặt làm vệc là bên trong do đó để loại bỏ được khuyết tật lại càng phải tăng lượng dư gia công mặt trong lên--> càng tốn vật tư, giờ công.

Hiện nay người ta thường dùng lò điện để nấu gang--> mác gang được đảm bảo. Với các chất biến tính nhỏ hạt, chống biến trắng, chế độ nhiệt luyện phôi sau đúc... nên có thể dùng đúc khuôn cát trên máy (ruột cát nhựa) để đúc các loại phôi bạc, sơ mi đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tiết kiệm vật tư, giờ công gia công, tổ chức sản xuất thuận tiện, đảm bảo tiến độ và sản lượng lớn...
 
Top