dùng chốt trám thế này là đúng hay sai?

  • Thread starter mizo
  • Ngày mở chủ đề
M

mizo

Author
các tiền bối cho em hỏi. em pai khoan 2 lỗ pi3 và pi5 sau khi phay rãnh then.khi đó em khống chế bậc tự do xoay bằng chốt trám như hình vẽ là đúng hay sai ạ( rãnh then có bề rộng 4).tiền boòi nào biết trả lời nhanh dùm được ko ah em dag cần rất gấp.cảm ơn rất nhiều
 
Last edited by a moderator:
tại sao lại dùng chốt chám mà không dùng chôt trụ ?
ở trường hợp này mình nghĩ là dùng chôt trụ tốt hơn
 

TYA

Well-Known Member
Được rồi !

Theo tôi thì cái phi 3 , phi 5 để dẫn dầu, bản thân nó không nhất thiết nằm trên đường sinh dọc trục cùng rãnh then ( có nghĩa là nó xoay sang góc khác cũng được), và trong trường hợp đó còn chẳng cần địnmh vị tại rãnh then.

Rãnh then không cần đến trong việc kẹp chặt hay truyền lực do mũi khoan nhỏ
 
N

NDA

Author
Hình bạn up bé thế phóng to lên thì mờ lắm ai mà nhìn rõ được, cách định vị của chốt chám là dùng để chống xoay khi đi kèm với chốt trụ khi đó hai mặt cong của chốt chám sẽ đối xứng qua đường nối tâm hai chốt .Bạn cứ theo đó mà vẽ nhé.
 
tại sao lại dùng chốt chám mà không dùng chôt trụ ?
ở trường hợp này mình nghĩ là dùng chôt trụ tốt hơn
Đúng như bạn nói trường hợp này sử dụng chốt trụ hay hơn .
Các khái niệm trong sách vở thì không sai nhưng quan trọng chúng ta thực hiện nó như thế nào và thực hiện bằng cách nào .
@ anh TYA phải định vị bậc quay đấy anh ạ , vì lỗ phi 3 khoan vào vị trí rãnh mà anh , còn vị trí tương quan của lỗ phi 3 và phi 5 nhờ vào bạc dẫn hướng rồi .
 
Tác giả làm chốt trám là đúng rồi vì ở đây ta chỉ hạn chế 1 bậc xoay mà thôi
Nhưng do hình vẽ hơi nhỏ Mán zoom to lên vẫn không biết bạn thể hiện chốt ra sao nữa đúng hay sai, và cũng xin góp ý các layer hacth bạn không nên thể hiện màu đỏ và trong khi sử dụng các layer tránh màu xanh ngọc (dân đế chế gọi là màu 8 đấy:45:).
có lẽ không nên thể hiện các layer dạng như kích thước, nét mảnh, mặt cắt nên dùng một layer:D
riêng nét đứng hai layer 1 đứt đậm, 1 đứt mảnh:67:
Thể hiện định vị màu xanh lá cây (anh 6 ấy :46:) là in đẹp lắm,
nét đỏ thường thể hiện lượng dư gia công or mặt(đường gia công) nên dùng xanh 1 (blue) ấy nói chung nhiều layer với các màu khác nhau chưa hẳn đã đã đạt hiệu quả:35:như riêng có mặt cắt nên để cái màu nâu ấy in ra đẹp lắm :3:...... ý kiến...
Riêng Mán sài trắng, xanh 1, xanh 6(dùng riêng cho định vị), xanh blue cho tất cả layer còn lại trừ hacth dùng màu aaaaaaaaaaaa <~ In khá là đẹp dễ quản lý, quan trọng nhìn vào hình vẽ kô giống một bức tranh hoạt hoạ :45:.
P/S: Bạn có phải học HVKTQS kô:67:
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Bản vẽ mờ và nhỏ quá..Bạn có thể cho biết yêu cầu của 2 lỗ Phi 3 và Phi 5 là thế nào? nó cần tương quan với nhau hay với cái gì,có yêu cầu đi qua tâm trục không........?
 
M

mizo

Author
Bản vẽ mờ và nhỏ quá..Bạn có thể cho biết yêu cầu của 2 lỗ Phi 3 và Phi 5 là thế nào? nó cần tương quan với nhau hay với cái gì,có yêu cầu đi qua tâm trục không........?
nó cần pải có vị trí tương quan với rãnh then.yêu cầu đi qua tâm trục
 
mình nghĩ dùng chốt trụ sẽ ảnh hưởng tới bề mặt rãnh then?!
Không ảnh hưởng gì tới rãnh then đâu bạn ạ , để định vị bậc xoay này khi bạn sử dụng chốt trám bạn phải quay chốt trám tới đúng mặt cong làm việc của nó nếu không sẽ xuất hiện sai số nhưng khi bạn sử dụng chốt trụ ở đây bạn chỉ cần đút chốt vào thế là xong > đơn giản hơn không .
 
M

mizo

Author
cách định vị của chốt chám là dùng để chống xoay khi đi kèm với chốt trụ khi đó hai mặt cong của chốt chám sẽ đối xứng qua đường nối tâm hai chốt .Bạn cứ theo đó mà vẽ nhé.
nhưng như thế sẽ bị siêu định vị. vì mình đã dùng 2 khối v và một chốt cầu rồi
 
1- Bạn thể hiện layer hơi "lôm côm":4:,khó nhìn lắm tớ có vài dòng về quản lý layer rồi bạn xem đúng sai thế nào tự rút ra riêng cho mình :67:.
2- Bạn vẽ thế kia trong lúc phản biện hơi bị dễ bắt lỗi bản vẽ, bạn dùng con chốt đó như thế nào:4:?
"em" trốt này không cần thận là không tháo lắp đc chi tiết ra hoặc giả tháo lắp thì lại tháo lắp cả đồ gá (phần tử định vị) ra mới thay chi tiết đc thì chết :4: nó ảnh hưởng tới chính xác đã đành, tốn time, năng suất kém... liên quan tới ti tỉ cái đấy bạn à:26:
 
M

mizo

Author
1- Bạn thể hiện layer hơi "lôm côm":4:,khó nhìn lắm tớ có vài dòng về quản lý layer rồi bạn xem đúng sai thế nào tự rút ra riêng cho mình :67:.
2- Bạn vẽ thế kia trong lúc phản biện hơi bị dễ bắt lỗi bản vẽ, bạn dùng con chốt đó như thế nào:4:?
"em" trốt này không cần thận là không tháo lắp đc chi tiết ra hoặc giả tháo lắp thì lại tháo lắp cả đồ gá (phần tử định vị) ra mới thay chi tiết đc thì chết :4: nó ảnh hưởng tới chính xác đã đành, tốn time, năng suất kém... liên quan tới ti tỉ cái đấy bạn à:26:
1. mình sẽ sửa lại sau.thanks:3:.mình cũng thấy nó lôm côm mà.
2.mình đút chốt xuống rồi quay cho bề mặt nó tiếp xúc với rãnh then?! mình cũng ko hiểu nên pải hỏi mọi người mà:17::102:
 
Nên vẽ sơ đồ định vị ra thì tốt hơn.
Khoan lỗ như thế mà muốn định vì vào rãnh then thì tức là muốn xác định vị trí của hai lỗ so với rãnh then.
Theo tôi nên khoan lỗ trước rồi hãy phay rãnh then thì hay hơn. Mà cũng có thể gia công trên một lần gá thì chẳng cần phải định vị vào rãnh then.
Nếu định vị vào bề mặt rãnh then thì bằng chốt trụ hay chốt trám là như nhau, cũng chỉ định vị được 1 bậc tự do thôi.
 

lddung

Chuyên gia cao cấp
Mà cũng có thể gia công trên một lần gá thì chẳng cần phải định vị vào rãnh then.
Nếu định vị vào bề mặt rãnh then thì bằng chốt trụ hay chốt trám là như nhau, cũng chỉ định vị được 1 bậc tự do thôi.
Mình cũng cùng quan điểm với ksk07_ktcn .Tại sao phải gá 2 lần để tăng sai số và phức tạp hóa vấn đề trong khi có thể phay rãnh then rồi khoan lỗ ngay trên máy phay?!:6:
 
Top