Dưỡng kiểm

Author
hiện tại em đang tìm hiểu về dưỡng kiểm GO và NO GO
em muốn hỏi dung sai phần GO VÀ NO GO có liên quan như thế nào với dung sai của kích thước cần kiểm ạ! thank!
vd: tiêu chuẩn liên quan, công thức tính...
em xin cảm ơn!
 
Ðề: Dưỡng kiểm

Dưỡng kiểm như bạn đang tìm hiểu:
- Dung sai của nó là dung sai chế tạo cái dưỡng đó thôi. Khả năng gia công đạt được độ chính xác là bao nhiêu???
- Kích thước GO và NO GO chỉ đơn giản thế này: Chi tiết sau khi gia công phần GO của dưỡng đi qua, phần NO GO ở lại :D
VD: Gia công lỗ D10+0.2
Về lý thuyết thì: GO = D10 ; NOGO = 10.2 . Khả năng gia công dưỡng không thể đạt tuyệt đối D10 và D10.2 phụ thuộc vào DS chế tạo. Tiếp nữa D10 khi làm việc (kiểm tra) chỉ cần mòn đi 1 chút thôi là có ngay sản phẩm NG rồi!
Như vậy trong khoảng 0.2mm cho phép bạn có thể chọn thoải mái GO, NOGO :D miễn sao gia công sản phẩm GO qua, NOGO không qua là được...hehe
Nói vui vậy thôi: Thiết kế 1 dưỡng kiểm cần tính dùng được lâu nhất (mòn), không bỏ qua hàng NG, hạn chế thấp nhất việc "chém nhầm hơn bỏ sót", và quan trọng nữa là tạo được khoảng dung sai lớn nhất có thể được-tạo điều kiện cho người thợ đứng máy gia công.
*Với dưỡng kiểm ở VD này tôi sẽ làm như sau: GO = D10+0.02^+0.01 ; NOGO = D10.2-0.002
- Vật liêu: Nếu sản xuất loạt nên chế tạo phần làm việc của dưỡng kiểm = hợp kim
- Dưỡng dạng này gia công dạng chốt 2 bậc: bậc nhỏ = GO, bậc trong to = NOGO. Gắn thêm chuôi cầm thuận tiện là được
Chiều dài phần trụ GO > chiều dài lỗ gia công, chiều dài phần NOGO chỉ cần có là được :4: nên ngắn nhất có thể mà vẫn dễ kiểm
 
Top