Đúng là cần mục này

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
Công nghệ lắp ráp đúng là 1 trong những bí quyết công nghệ mà đơn vị chúng tôi giữ và giấu kín. Nó là 1 phần cực kỳ quan trong để đơn vị chúng tôi thiết kế chế tạo máy cũng như khuôn thành công và làm ra những mặt hàng đẳng cấp để xuất khẩu.
Thật tiếc rằng đó là những bí mật công nghệ của doanh nghiệp, nên các bạn cho phép tôi ko tiết lộ ra.
Chỉ xin khẳng định với các bạn 1 vấn đề cực kỳ quan trọng trong Lắp Ráp đó là:
************Kiểm soát được cái nhỏ nhất sẽ làm được cái lớn nhất.*****************
Các bạn hiểu được điều này đến đâu thì sẽ thấy nó quan trọng hơn cả điều mình hiểu, nói 1 cách hơi quá là CÔNG NGHỆ VŨ TRỤ bắt nguồn từ những cái nhỏ nhất lắp ráp lại. Và các bạn ko nên hiểu rằng cái nhỏ ở đây ko đơn giản là cái vật A lắp ráp với cái vật B thật chính xác.
 
Đúng là công nghệ lắp ráp rất quan trọng. Việc chế tạo chi tiết đã khó nhưng việc lắp ráp nó mới quyết định đến việc chi tiết đó có hoạt động theo đúng như thế kế hay không. Việc có thể hiểu và lập được quy trình lắp ráp thì cũng cần phải bổ sung lại những kiến thức như về những mối lắp (trong môn chi tiết máy) dung sai...

Việc lắp ráp đôi khi cũng có những bí mật công nghệ nhưng nếu cái nào chia sẻ được thì mong các các cứ chia sẻ cho anh em biết với hoặc hé mở một chút để cho mọi người có thể từ đó mà suy ngẫm ra.

Trong thời buổi hội nhập hiện nay, các cty của VN phải liên kết, giúp đỡ nhau để cạnh tranh với nước ngoài chứ đúng không các bác :D
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Lắp ráp là 1 Trò chơi Trẻ con có định hướng.
Hôm nay, cuối tuần, xin trình bày xơ lược về công nghệ lắp ráp để mọi người cùng đọc giết thời gian nhé!
Lắp ráp thực chất là 1 trò chơi của trẻ con mà khi còn bé chúng ta đã chơi chán rồi, dù bạn là con nhà nghèo hay con nhà giầu thì việc lắp cái này với cái kia là việc mà bạn đã từng làm không ít lần khi còn bé và cũng như khi đã lớn. Trong các công việc mà chúng ta sau khi ra trường có không ít các công việc có liên quan đến lắp ráp.
Công việc của người này sau khi hoàn thiện sẽ đến 1 phần việc của người khác và tính chất công việc sẽ phải có tính bắt tay đầy ẩn ý không đơn giản xong là xong. Như vậy tổng công việc mới cho ra được 1 sản phẩm và phần việc của mỗi cá nhân chỉ là làm ra 1 chi tiết hay 1 modul.v.v... và như vậy mỗi chúng ta phải làm tốt phần việc của mình và phần bắt tay với các phần khác.
Thu hẹp lĩnh vực vào trong ngành cơ khí chế tạo, chúng ta thấy rất rõ có nhiều yếu tố để sự kết hợp các cá thể thành 1 khối thống nhất và đó là sản phẩm hoàn thiện. Như chúng ta biết, muốn tổng hợp được thì cần có quy trình công nghệ hợp lý và cách thức thực hiện quy trình công nghệ phải tuân thủ nghiêm ngặt và thật chính xác trong mỗi nguyên công.
Nguyên công quan trọng nhất chính là nguyên công Đo Kiểm:
Đo kiểm là 1 khâu tất yếu của quá trình gia công chi tiết, sau khi hoàn thiện quá trình chế tạo 1 chi tiết, người thợ cần đo kiểm ngay khi chi tiết gia công xong và nhờ kinh nghiệm bản thân và độ chính xác của thước để tính được độ chính xác của chi tiết đang gia công. Ngoài ra thêm những yếu tố như:
+ Dụng cụ đo cần phải đạt chuẩn.
+ Vệ sinh sạch sẽ đầu đo trước khi đo
+ Vệ sinh sạch vật hay vị trí cần đo
+ Tính được độ dãn nở hay co ngót sau gia công nếu là thợ có kinh nghiệm
+ Cần làm nguội hay chờ sản phẩm trở về nhiệt độ môi trường rồi mới đo kiểm nếu thiếu kinh nghiệm.
+ Ánh sáng cần phải đầy đủ trong quá trình đo kiểm
+ Không nóng vội trong quá trình đo kiểm
+.........
Sau khi các vật gia công đã được gia công và kiểm định đạt chuẩn thì đến nguyên công lắp ráp. Thật chẳng có gì đơn giản hơn lắp ráp khi mà các chi tiết đã đạt chuẩn phải không các bạn? Xin thưa là không đơn giản thế. Nếu đơn giản vậy thì ai lắp cũng được rồi.
Trong gia công lắp ráp cũng có những chuẩn riêng, phụ thuộc vào kết cấu lắp ráp mà cũng có những sai số nhất định vì lắp ráp không có nghĩa là xếp hình mà lắp ráp xong còn phải kết nối và kết nối có thể là Dán, Hàn, Bắt ốc ,v.v... vì vậy cũng cần những công nghệ lắp ráp. Trước tiên chúng ta quan tâm đến những vấn đề cơ bản nhất của lắp ráp như:
+ Môi trường sạch bụi
+ Môi trường không tiếng ồn
+ Môi trường không có rung chấn
+ Môi trường có nhiệt độ ổn định. Tốt nhất ở nhiệt độ phòng tiêu chuẩn.
+ Người thợ lắp ráp đi găng len, đồng phục bảo hộ không sinh bụi
+ Đồ chuyên dụng nhằm ổn định sự gá đặt lắp ráp
+ Dụng cụ làm sạch các chi tiết lắp ráp cũng như phục vụ lắp ráp
+ Bàn lắp ráp chuyên dụng
+.........
Tiếp đến là những yêu cầu kỹ thuật của từng sản phẩm mà có những quy trình công nghệ riêng để thực hiện quá trình lắp ráp. Thông thường thì cũng tuân thủ những quy tắc chung như:
+ Thao tác nhẹ nhàng
+ Kiểm tra kỹ các mặt lắp ráp, nếu làm giảm khả năng làm việc của sản phẩm hay làm quá trình lắp ráp trở lên khó khăn thì cần hỏi ý kiến Nhà thiết kế vì có những sản phẩm không thể làm theo thiết kế mà cần phải có kinh nghiệm hoặc thực tiễn mới trả lời được đúng sai.
+ Luôn làm sạch nơi lắp ráp sau mỗi nguyên công sửa nguội tại trỗ
+ Sau khi xong việc hay chưa xong việc mà hết giờ làm thì cần dùng khăn vải không sinh bụi che phủ.
+ Siết kẹp, gông gá cũng cần tuân thủ quy trình công nghệ. Ví như việc siết bu lông đai ốc vào chi tiết lắp ráp thì phải siết lỏng từng chiếc theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ. Siết lỏng tất cả rồi thì đến siết chặt nấc 1 cho tất cả theo tuần tự và siết chặt nấc 2 cho tất cả theo tuần tự, cuối cùng là siết chặt hoàn toàn cho tất cả theo tuần tự.
+ Ghi chép lại những bất thường phát sinh trong quá trình lắp ráp để chuẩn bị tốt cho việc xử lý kỹ thuật phát sinh.
Cuối cùng là Ổn định các lắp ráp. Lúc này thì hàn hay dán hay bắt chặt cố định bằng bu lon đai ốc là tùy thuộc yếu tố kỹ thuật từng sản phẩm. Nhưng cũng không thể thiếu quy trình công nghệ được và quan trọng cuối cùng chính là sự tháo gông cũng cần có kỹ thuật. Chúng ta nhớ lại quá trình siết gông thế nào thì giờ mở gông cũng như vậy, cũng phải làm từng bước ngược lại là nới lỏng lần 1 cho tất cả theo tuần tự và lần 2 và cuối cùng là hoàn toàn cũng theo tuần tự cho tất cả.

Kỹ thuật đỉnh cao của lắp ráp là những kết cấu đồng bộ được thiết kế phục vụ cho từng tính chất công việc mà không cần sự kết nối phụ trợ như Hàn, Dán, Bulon đai ốc, v.v... mà đơn thuần chỉ là lắp ráp lại theo trình tự quy trình công nghệ là hoàn thành Kết cấu. Kỹ thuật lắp ráp lúc này đòi hỏi tay nghề người thợ lắp ráp khá cao và thông thường là những người thợ già có thể tĩnh tâm là việc và người thiết kế được cũng là những nhà thiết kế có tư duy không gian, ma sát, động lực, v.v... mới kiến thiết nổi 1 kết cấu toàn lắp ráp hoặc đa phần là lắp ráp hoặc phần làm việc là lắp ráp.

Vừa rồi tôi đã nêu một vài điều có thể nói là Lý thuyết xuông mà có lẽ sách dịch ra tiếng Việt hay viết bằng tiếng Việt, hầu hết là chưa nêu rõ hay làm rõ tầm quan trọng của Lắp ráp trong ngành Cơ Khí chế tạo. Thực tiễn sản xuất thì cũng thiên biến vạn hóa lắm nên đó mới là bí mật cần giấu kín, không phải tự nhiên mà các đơn vị làm hàng dịch vụ muốn biết sản phẩm mà họ đang làm phục vụ cho cái gì hay để làm gì nhằm mục đích đưa ra quy trình công nghệ đúng và đơn giản nhất mà đạt hiệu quả cao nhất. Còn những người đặt hàng thì giấu biệt mục đích vì lộ ra 1 chút thì người ta có thể đoán được kết cấu tổng thể là gì và như thế sẽ mất tính bí mật công nghệ.

Chút hiểu biết và cũng là chút ít kiến thức có thể nói ra, tôi đã trình bày rất sơ lược. Ắt hẳn còn nhiều thiếu xót, mong các bác đang công tác ở các nước tiên tiến hãy bổ xung thêm để có thể thì tôi xin Múa phụ họa.
 
Đây là bộ khung thôi, cái chính là thực tế công việc của từng loại thiết bị ...
Tránh dập khuôn máy móc.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Lý thuyết thì là như thế, nhưng để thực hiện được cũng khó đấy chứ, ở VN mình có mấy đơn vị làm được như thế, thậm chí là các đại gia lớn nhất VN cũng chưa làm được nếu ko muốn nói là ko muốn làm vì chưa thấy kinh tế ở đâu nhưng thâm hụt ngân sách là thấy rõ nhất.
Còn thực tế làm thì cần nhiều yếu tố khác mang tính công nghệ và phải giữ cho riêng mình.
 
Thưa MR Đình, sau khi đọc bài của bác em thấy thực sự phấn khích vì trong bài viết này vừa như gợi mở chút gì đó ,nhưng cũng đầy bí mật về kinh nghiệm dày dạn của bác.Tất nhiên em cũng rất mong muốn được nắm bắt một phần bí quyết ấy.Em mong rằng những kinh nghiệm của bác sau này có thể được đưa vào sách vở cho lớp hậu sinh được học hỏi.Vì sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước,vì lòng yêu nghề CƠ KHÍ em chân thành cảm ơn bác!
 
P

PhanQuynhDA1

Author
Re: thanh vien moi gop ti y kien xem co tham khao dc khong

Chao các ban tôi là thành viên mới của diễn đàn rất mong sự giúp đỡ của các bạn. tôi xin gới thiệu tôi có một ít kinh nghiệm về thiết kế xe tải xe khánh và xe chuyên dụng rất mong được chia sẻ cùng các bạn.
 

ME

Active Member
Mảng ô tô của diễn đàn đang thiếu nhân lực. Nếu bạn có thành ý như vậy thì rất tốt.
Chào mừng bạn đã gia nhập diễn đàn!
 
T

thanghuong123

Author
hoan thien tung chi tiet thi tong the se hoan hao
.............
Bạn phải post bài bằng tiếng Việt có dấu. Bạn phải sửa ngay nếu không chúng tôi sẽ xóa bài của bạn.

BQT
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
"Hoàn thiện từng chi tiết thì tổng thể sẽ hoàn hảo"
Xin sửa lại ý của bạn thế này, có thể ko đúng ý bạn lắm nhưng tôi nghĩ là sẽ hợp hơn "Hoàn thiện chuẩn từng chi tiết thì tổng thể sẽ hoàn hảo"
Cho đến nay tôi vẫn tin ông Anbe Anhxtanh đúng khi đặt tên cho 2 thuyết vật lý mà ông đoạt giải Noben là "thuyết tương đối rộng" và thuyết "tương đối hẹp".
Vậy có nghĩa là tôi vẫn tin mọi thứ vẫn có tính tương đối của nó.
Nếu tất cả cùng hoàn hảo thì cũng có thể sẽ hoàn hào mà cũng có thể không.
Với khâu lắp ráp cũng vậy, mỗi chi tiết hoàn thiện mĩ mãn thì cũng có thể sẽ gây ra những sai số ngoài dự kiến do tất cả cùng hoàn hảo theo bản vẽ. Bạn có thể tưởng tượng vì các sản phẩm nếu đứng độc lập là đúng nhưng nếu lắp ráp lại với nhau nhiều hơn 5 thì sai số xuất hiện, vậy phải có Vật Hy sinh để có một tổng thể đúng, như thế có nghĩa là có sản phẩm ko hoàn hảo.
Trong bản vẽ thiết kế thì các bạn sinh viên ko mấy khi để ý tại sao tất cả các kích thước lại phải dựa vào một cái mốc nào đó để làm chuẩn lấy kích thước ra, khi đi làm mới hiểu tại sao. Trong gia công thì điều này là rất quan trọng nên người thiết kế cần phải hiểu người ta sẽ gia công thế nào thì mới thiết kế giỏi được.
Trong lắp ráp thì phải lấy 1 vật hi sinh bằng cách dùng nó để điều chỉnh kích thước tổng thể được gọi là "cong ăn cong, thẳng ăn thẳng", vì vậy người thiết kế giỏi là người phải biết những chi tiết nào là Chuẩn cố định và chi tiết nào là chuẩn theo, những chi tiết nào là theo các chuẩn hoặc theo chuẩn tổng thể.
Chút ít ý kiến, không biết bạn thấy thế nào?
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Liễu Ngân Đình viết:
Cho đến nay tôi vẫn tin ông Anbe Anhxtanh đúng khi đặt tên cho 2 thuyết vật lý mà ông đoạt giải Noben là "thuyết tương đối rộng" và thuyết "tương đối hẹp".
Khà khà! Chú Đình (và chắc rất nhiều người) bé cái lầm rồi!

Năm 1905 và 1907, Einstein công bố hai lý thuyết của mình mà ngày nay ta vẫn gọi là các thuyết tương đối hẹp và rộng, tuy nhiên, chính ông lại đề nghị gọi chúng là LÝ THUYẾT BẤT BIẾN với hàm ý về hằng số tốc độ ánh sáng.

Cũng năm 1905, ông còn phát minh ra Định luật Quang điện tử (Photoelectric Law) để giải thích hiện tượng bề mặt kim loại giải phóng ra các electron khi được chiếu ánh sáng với bước sóng thích hợp. Hiệu ứng này ngay lập tức được ứng dụng để sản xuất các bộ phim có âm thanh, vẫn còn được áp dụng cho đến tận hôm nay. Hơn thế, hiệu ứng này còn được áp dụng rất rộng rãi trong tự động hóa công nghiệp dưới hình thức các thiết bị "mắt thần" hay còn gọi là sensor quang.

Ngay từ khi ra đời, các lý thuyết tương đối của ông đã làm choáng váng toàn thể các khoa học gia, bên cạnh những tình cảm ngưỡng mộ, ông gặp không ít sự đố kỵ và thù hằn. Mãi sau này, dưới sức ép của cộng đồng khoa học, tới năm 1922, ông mới được trao giải Nobel vật lý, nhưng không phải cho các lý thuyết nổi tiếng trên, mà do phát minh ra ĐỊNH LUẬT QUANG ĐIỆN TỬ, tuy cũng có giá trị song không thể sánh được với các lý thuyết này.
 
Nói chung kỹ thuật lắp ráp là một lĩnh vực khá rộng lớn và nó là khâu quyết định giá trị sản phẩm cuối cùng. Khi sản xuất lớn thì kỹ thuật lắp ráp được tổng kết thành lý luận và được phổ biến rộng rãi trên các tạp chí chuyên môn, được các nhà khoa học kiểm chứng về tính khoa học vì với sản xuất lớn khi giảm thời gian cho một công đoạn trong quy trình sản xuất là rất khó vì nó đòi hỏi đến tính toán thực tế về thống kê toán học, đòi hỏi phải chú ý đến thao tác của người lao động, về tâm sinh lý của con người, về điều kiện nhiệt độ của khu vực lắp ráp.
Kỹ thuật lắp ráp tự bản thân nó không mang tính bí mật hay bí quyết gì hết. Nếu mang tính bí mật thì đó là bí quyết công nghệ. Ví như khi anh lắp cái bánh xe máy vào cái càng xe thì cùng một lý thuyết lắp ráp nhưng mỗi cơ sở sản xuất có cách lắp khác nhau do họ có các thiết bị công nghệ khác nhau mà thôi.
Còn kỹ sư thiết kế - thực chất cũng không thể lường được hết các quá trình xảy ra trong lắp ráp dù cho người đó có nhiều kinh nghiệm đến đâu đi chăng nữa. các kỹ sư thiết kế xe bên Nhật họ rất giỏi nhưng đến khi xe đưa vào sản xuất hàng loạt họ cũng phải đưa cho công nhân lắp thử xem có vấn đề gì không. Nếu có vấn đề họ sẽ sửa lại thiết kế. Đấy là cách làm việc khoa học và học hỏi không ngừng!
Còn một số người lắp ráp nhỏ, chỉ đúc kết kinh nghiệm trong quá trình sản xuất của bản thân làm bí quyết công nghệ rồi ngồi trong đáy giếng tưởng trời chỉ bằng cái vung. Kêu vang một vùng cho mình là số một như thế là sai lầm. Khoa học không có nghĩa là khư khư giữ lấy làm của riêng mà phải tổng kết rồi chia sẻ rồi bị phê phán thì mới hoàn thiện được. Người Nhật ghét nhất là làm mà không lưu trữ, không thành các bảng tiêu chuẩn. Đấy phải chăng là câu trả lời cho câu hỏi "tại sao VN có rất ít nhà khoa học?". Vì tính cá nhân, vì cái sự khôn vặt, thiếu đầu óc tổng quan khoa học để đúc kết thành lý luận. Than ôi!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bạn nói thế cũng chưa đúng đâu, nếu chỉ là những nhà khoa học của VN thì vấn đề hoàn toàn khác. Bạn có biết ở HN có 1 Viện nghiên cứu an toàn và bảo hộ Lao động không? Cái viện ấy đã có tên tuổi gì trong cuộc sống người lao động ko?
Đúng là các nhà khoa học VN cần thay đổi nhiều nhưng vấn đề của những nhà SX thì Bí mật sản xuất là điều ai cũng phải giữ. Nếu công nghệ có lạc hậu nhưng vẫn kiếm ra tiền và những đối thủ cạnh tranh vẫn ở đẳng cấp thấp thì vẫn cứ phải giữ. Nếu có công nghệ mới thay thế thì cũng chưa được phép tung ra.
Tóm lại ta ko nên lên án hay trì chích ai cả, mỗi người và mỗi đơn vị đều có 1 quan điểm sống riêng. Cũng như trong kinh doanh, bạn có đầu tư hay không "TÙY", sự Kỳ vọng của bạn có thể đúng mà cũng có thể sai. Chính vì vậy người TQ vẫn cầu khấn thần Tài chứ ko phải là thần Chứng khoán, thần Công nghệ, .v.v.....
 
N

ngocanh_811

Author
Các bác nào có kinh nghiệm về QC thì trình bày để bọn em tham khảo
 
N

ngocanh_811

Author
Thằng em học cơ khí nhưng bây giờ làm bên cửa nhựa Austdoor.Gần wen mất nghề rồi,chắc là sẽ quay lại với ông cơ khí thui.Bác nào mà làm nhà muốn lắp cửa cuốn ,cửa nhựa thì Alo cho em nhé.Tel 0982961429
 
D

dongdu2907

Author
Cho em hỏi có bác nào quan tâm tới hệ thống lắp ráp bút bi không ạ (Bút bi dạng bấm của Thiên Long ). Em đang định hướng luận văn theo hướng này nên rất cần thông tin về nó. Rất mong được sự giúp đỡ của các bác . Em xin cảm ơn
 
H

hydropower

Author
nghĩ lại hồi xưa học đại học, chỉ mỗi 1 việc lắp tự động của cái trục vào cái lỗ mà hết cả quyển sách
 
Các bạn đã chạm vào đúng chỗ mà các nhà khoa học - công nghệ VN it "xờ " tới. Công nghệ lắp ráp góp phần lớn vào việc giảm giá thành sản phẩm . Người thiết kế ra nó không những giỏi về chuyên ngành chế tạo mà phải trải qua thực tế lắp ráp sản phẩm. !!! Rất tiếc là hầu hết các KS công tác thâm liên lại quan tâm nhiều đến quản lý và kinh doanh.
 
L

lfree2009

Author
Lắp ráp là khâu tạo thành THÀNH PHẨM NÊN RẤT QUAN TRỌNG:
Thực ra không có gì khó, mà do quan điểm của người Việt mình mà thôi: Ví dụ, chiếc xe HON DA, xe SUZUKY khi nhập vào Việt nam là linh kiện sản xuất tại Nhật và Thái lan, khi bán ra giá thành cao hơn xe Thái nhưng độ bền kém hơn xe Thái, vì trình độ công nghệ lắp ráp thấp hơn người Thái.
Để lắp ráp một sản phẩm tốt cần các yếu tố sau:
1. Từng linh kiện của sản phẩm khi sản xuất phải đạt yêu cầu của bản vẽ thiết kế, để đạt được điều này, cần phải có:
- Thiết bị SX phải đạt độ chính xác theo yêu cầu
- Trong quá trình SX, người thợ phải kiểm tra chất lượng sản phẩm theo tần suất quy định, nguời quản lý SX cũng phải kiểm tra chất lượng theo tần suất quy định. Người kiểm soát chất lượng (thuộc Phòng kiểm phẩm) cũng phải kiểm tra chất lượng lô hàng, nếu phát hiện 1 chi tiết không đạt thì phải tổ chức kiểm tra 100% chất lượng sản phẩm hoặc loại bỏ lô hàng để SX lại.
2. Lắp ráp thành phẩm:
- Phải có bản Quy Trình Công nghệ hướng dẫn lắp ráp: Quy định cái nào lắp trước , cái nào sau, lắp theo từng cụm sau đó mới lắp hoàn tất, quy định khe hở dung sai lắp ghép cho phép, quy định tần suất kiểm tra lắp theo bộ, theo cụm, thành phẩm ...
- Các chi tiết lắp với nhau hay lắp thành từng cụm phải có gá lắp để đạt các yêu cầu kỹ thuật như : độ không đồng tâm, độ không vuông góc, độ lệch ...
- Các chi tiết trước khi lắp và trong quá trình lắp phải rửa thật sạch theo quy định về độ sạch. Độ sạch đạt sản phẩm mới bền
- Khu vực lắp ráp phải cách ly với bên ngoài để không có bụi, phải đạt chuẩn về nhiệt độ và độ ẩm. . .
- Sau khi lắp xong phải chạy rà (rô đai), sau đó kiểm tra chất lượng sản phẩm hoàn chỉnh theo yêu cầu thiết kế.
Khâu lắp ráp sản phẩm cực kỳ quan trọng, tuổi thọ của sản phẩm phụ thuộc vào trình độ lắp ráp.
 
Last edited by a moderator:
V

vumale

Author
Ðề: Đúng là cần mục này

cần ở chỗ nào ????
giải pháp cho lắp ráp không thể thoát khỏi công nghệ gia công . một khi công nghệ còn lạc hậu thi khong ăn thua vì còn phụ thuộc vào người khác không tự chủ được thì nói gì ?!?!?!?!?!:35:
 
Top