Dung sai không chỉ dẫn

dinhtrick

New Member
Author
Cách tra dung sai không chỉ dẫn dành cho các bạn sinh viên

Mình hiện tại đang là sinh viên.Nhưng mình thấy thực tế rất nhiều bạn hiện tại còn chưa rõ về dung sai kích thước không chỉ dẫn.Điều đó gây khó khăn rất nhiều cho các bạn trong khi làm đồ án.Vậy mình mạn phép chia sẻ một chút kiến thức mình biết về dung sai không chỉ dẫn.Rất mong được sự góp ý thêm của mọi người.Chúc các bạn thành công !
-Khái niệm :"Dung sai kích thước không chỉ dẫn là dung sai của kích thước không lắp ghép"
-Vế cấp chính xác (CCX):
+kích thước giữa 2 mặt có gia công chọn CCX12
+kích thước giữa 1 mặt gia công và 1 mặt không gia công chọn CCX14
+kích thước giữa 2 mặt không gia công CCX 16
Từ cấp chính xác đó các bạn tra ra giá trị dung sai kích thước không chỉ dẫn
-Dung sai kích thước không chỉ dẫn :
+Đối với trục lấy giá trị -T
+Đối với lổ lấy giá trị +T
+Kích thước dài và đường bao lấy (+-)T/2
với T là giá trị dung sai tương ứng cấp chính xác
 
Last edited:

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Cách tra dung sai không chỉ dẫn dành cho các bạn sinh viên

Cũng chưa hẵn là đúng hoàn toàn đâu em, đồng ý là thông thường các kích thước lắp ghép thì lúc nào cũng ghi dung sai. Tuy nhiên theo các tiêu chuẩn hiện nay về cơ khí - tất cả các kích thước gia công đều phải có dung sai - mặc dù có ghi hay không ghi. Thông thường thì người ta dựa theo số thập phân đằng sau chử ghi kích thước để quyết định dung sai - dung sai này thường là cộng trừ.

Ví dụ trên bản vẽ ghi dia 8,0 hay 8,05 hoặc 8,005 thì căn cứ vào số thập phân đằng sau mà quyết định dung sai - thường người ta ghi luôn trên bản vẽ, ví dụ sau chử số bao nhiêu số thập phân thì có dung sai là bao nhiêu. Khi gia công thì trong cái inprocess inspection sheet có ghi sẳn, để bộ phận QC người ta có thể kiểm tra kích thước. Thật sự mình không biết hiện nay các trường dạy như thế nào. Để mà có cái nhìn trọn vẹn, đầy đủ và chính xác nhất, các bạn SV nên tham khảo 1 số quy chuẩn như ASME của Mỹ là tốt nhất.
 

dinhtrick

New Member
Author
Ðề: Cách tra dung sai không chỉ dẫn dành cho các bạn sinh viên

Cũng chưa hẵn là đúng hoàn toàn đâu em, đồng ý là thông thường các kích thước lắp ghép thì lúc nào cũng ghi dung sai. Tuy nhiên theo các tiêu chuẩn hiện nay về cơ khí - tất cả các kích thước gia công đều phải có dung sai - mặc dù có ghi hay không ghi. Thông thường thì người ta dựa theo số thập phân đằng sau chử ghi kích thước để quyết định dung sai - dung sai này thường là cộng trừ.

Ví dụ trên bản vẽ ghi dia 8,0 hay 8,05 hoặc 8,005 thì căn cứ vào số thập phân đằng sau mà quyết định dung sai - thường người ta ghi luôn trên bản vẽ, ví dụ sau chử số bao nhiêu số thập phân thì có dung sai là bao nhiêu. Khi gia công thì trong cái inprocess inspection sheet có ghi sẳn, để bộ phận QC người ta có thể kiểm tra kích thước. Thật sự mình không biết hiện nay các trường dạy như thế nào. Để mà có cái nhìn trọn vẹn, đầy đủ và chính xác nhất, các bạn SV nên tham khảo 1 số quy chuẩn như ASME của Mỹ là tốt nhất.
Cảm ơn anh rất nhiều!dạ thực tế là đúng như vậy ạ!Em cũng được biết tới chút ít về cách ghi như vậy qua lần đi thực tập .Nhưng ở trong nhà trường thì chưa được cập nhật mà vẫn theo qui ước em nói trên mà rất nhiều bạn vẫn chưa hiểu rõ về nó,nên mỗi lần làm đồ án thường vướng mắc và duyệt lên xuống mà vẫn sai.Do vậy em cũng muốn chia sẻ 1 chút kiến thức mà em biết để các bạn dễ dàng hơn trong khi làm đố án ở nhà trường.Rất mong được sự góp ý,che sẻ của anh và mọi người.
 
Re: Ðề: Cách tra dung sai không chỉ dẫn dành cho các bạn sinh viên

Cũng chưa hẵn là đúng hoàn toàn đâu em, đồng ý là thông thường các kích thước lắp ghép thì lúc nào cũng ghi dung sai. Tuy nhiên theo các tiêu chuẩn hiện nay về cơ khí - tất cả các kích thước gia công đều phải có dung sai - mặc dù có ghi hay không ghi. Thông thường thì người ta dựa theo số thập phân đằng sau chử ghi kích thước để quyết định dung sai - dung sai này thường là cộng trừ.

Ví dụ trên bản vẽ ghi dia 8,0 hay 8,05 hoặc 8,005 thì căn cứ vào số thập phân đằng sau mà quyết định dung sai - thường người ta ghi luôn trên bản vẽ, ví dụ sau chử số bao nhiêu số thập phân thì có dung sai là bao nhiêu. Khi gia công thì trong cái inprocess inspection sheet có ghi sẳn, để bộ phận QC người ta có thể kiểm tra kích thước. Thật sự mình không biết hiện nay các trường dạy như thế nào. Để mà có cái nhìn trọn vẹn, đầy đủ và chính xác nhất, các bạn SV nên tham khảo 1 số quy chuẩn như ASME của Mỹ là tốt nhất.
Anh iPumpkin có thể nói rõ hơn về cách ghi này không ạ?
 
M

mean70

Ðề: Dung sai không chỉ dẫn

Bạn có tài liệu nào về dung sai không chỉ dẫn không cho mình với. Mình đang tìm hiểu về phần này mà không có tài liệu để nghiên cứu.
 
Top