Dung sai lắp ghép

  • Thread starter phamliembg
  • Ngày mở chủ đề
P

phamliembg

Author
bác nào biết về ý nghĩa của mối ghép có độ hở và đặc biệt là độ hở trung bình không? giúp em với, khó hiểu quá!
 
Ðề: Dung sai lắp ghép

Mối ghép (ví dụ trục với bạc) có độ hở là mối ghép mà sau khi lắp xong, cầm trục mà lắc thấy có độ rơ (lọc xọc). Chính xác hơn là kích thước của trục nhỏ hơn kích thước của lỗ.
Chắc bạn biết điều này nhưng thấy khó hiểu với khái niệm dung sai của mối ghép.

Xin giải thích như sau:
Không thể làm đúng một kích thước mà không có sai số, nhất là trong sản xuất hàng loạt.
Vậy phải quy định sai số cho phép của nó: kích thước lớn nhất cho phép và kích thước bé nhất cho phép.
Kích thước làm ra phải ở trong khoảng đó, không vượt quá kích thước lớn nhất cho phép và không nhỏ hơn kích thước bé nhất cho phép. Các khoảng này đã được tiêu chuẩn hóa cho có sự thống nhất.

Mối ghép có độ hở là mối ghép mà các kích thước cho phép của trục và lỗ tham gia mối ghép bảo đảm: kích thước lớn nhất của trục nhỏ hơn kích thước bé nhất của lỗ. Lúc đó
độ hở = kích thước của lỗ - kích thước của trục

Giáo trình Dung sai lắp ghép của Ninh Đức Tốn, NXB Giáo dục năm 2000, trang 31, cho biết lắp ghép tiêu chuẩn chia ra 3 nhóm:
1. Nhóm lắp lỏng
2. Nhóm lắp trung gian
3. Nhóm lắp chặt

Lắp có độ hở là nhóm lắp lỏng.
Nếu lắp ghép theo hệ lỗ thì có 11 lắp ghép có độ hở giảm dần theo dãy:

H/a, H/b, H/c, H/cd, H/d, H/e, H/ef, H/f, H/fg, H/g, H/h

Không thấy nêu quy định gì về độ hở trung bình.
Nếu hiểu độ hở trung bình là hở không nhiều, không ít, thì các lắp ghép nằm giữa dãy trên cho độ hở trung bình.
 
Last edited:
Ðề: Dung sai lắp ghép

"Dường như tôi đã" hiểu ý "độ hở trung bình" của bạn phamliembg.
Độ hở trung bình này chỉ liên quan đến từng kiểu lắp ghép có độ hở.

Với 1 mối ghép có độ hở thì:

Kích thước bao (ví dụ đường kính lỗ) có:
  • Kích thước lớn nhất cho phép của lỗ Dmax
  • Kích thước bé nhất cho phép của lỗ Dmin
Kích thước bị bao (ví dụ đường kính trục) có:
  • Kích thước lớn nhất cho phép của trục dmax
  • Kích thước bé nhất cho phép của trục dmin
Khi đó mối ghép sẽ có:
  • Độ hở bé nhất = Dmin - dmax
  • Độ hở lớn nhất = Dmax - dmin
Độ hở trung bình = 1/2(Độ hở lớn nhất + Độ hở bé nhất)

Ví dụ đối với mối ghép 60H4/g4 (cấp chính xác 4). Tra tiêu chuẩn TCVN 2245-77 có:

Kích thước lỗ: 60H4 = 60 (+0,000/+0,008)
  • Kích thước lớn nhất cho phép của lỗ Dmax = 60,008
  • Kích thước bé nhất cho phép của lỗ Dmin = 60,000
Kích thước bị bao: 60g4 = 60 (-0,018/-0,010)
  • Kích thước lớn nhất cho phép của trục dmax = 59,990
  • Kích thước bé nhất cho phép của trục dmin = 59,982
Mối ghép có:
  • Độ hở bé nhất = Dmin - dmax = 60,000 - 59,990 = 0,010
  • Độ hở lớn nhất = Dmax - dmin = 60,008 - 59,982 = 0,026
Độ hở trung bình = 1/2(0,026 + 0,010) = 0,018
 
L

lackykc04

Author
Ðề: Dung sai lắp ghép

ko cái đó thì có trong giáo trình rùi.chung em cần ý nghĩa của mối ghép có độ hở và đặc biệt là độ hở trung bình cơ.mong các bac gúp đở/
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Dung sai lắp ghép

ko cái đó thì có trong giáo trình rùi.chung em cần ý nghĩa của mối ghép có độ hở và đặc biệt là độ hở trung bình cơ.mong các bac gúp đở/
Không có trong giáo trình vậy bạn lôi ở đâu ra định nghĩa về độ hở trung bình này vậy bạn?
 
Ðề: Dung sai lắp ghép

Khó hiểu từ "ý nghĩa" của các bạn quá.
Nếu là "ý nghĩa sử dụng" của mối ghép có độ hở thì xin bàn như sau:

Độ hở lớn cho phép mối ghép có chuyển động tương đối với nhau dễ dàng nhưng độ hở càng lớn thì tác dụng định tâm, dẫn hướng lại kém đi. Mối ghép có độ hở lớn thường dùng cho sống trượt, ổ quay.

Độ hở bé thường dùng cho mối ghép cần định tâm, dẫn hướng tốt. Nhu cầu chuyển động tương đối giữa các chi tiết mối ghép không nhiều, ví dụ chỉ để dễ tháo lắp, thay thế.

Độ hở trung bình thì dùng cho mối ghép có chuyển động tương đối khi làm việc mà cần chính xác về định tâm, dẫn hướng.

Việc quyết định dùng mối ghép có độ hở cỡ nào phải qua tính toán theo yêu cầu độ chính xác chuyển động hay qua thực nghiệm hoặc kinh nghiệm vận hành mối ghép đó. Với những kết cấu cơ khí thông thường đã có những người đi trước viết thành sách rồi, cứ tra mà dùng.
 
Ðề: Dung sai lắp ghép


1. Nhóm lắp lỏng
2. Nhóm lắp trung gian
3. Nhóm lắp chặtFONT]


Anh cho em hỏi, trên thực tế, lắp trung gian và lắp chặt khác nhau chỗ nào.
Theo em đọc trong sách thì cả 2 khái niệm này đều có " kích thước nhỏ nhất của trục lớn kích thước lớn nhất của lỗ ". Vậy, người ta chia ra 2 khái niệm này để làm gì ạ ?

Em xin cám ơn
 
T

tpt.hero

Author
Ðề: Dung sai lắp ghép

Anh cho em hỏi, trên thực tế, lắp trung gian và lắp chặt khác nhau chỗ nào.
Theo em đọc trong sách thì cả 2 khái niệm này đều có " kích thước nhỏ nhất của trục lớn kích thước lớn nhất của lỗ ". Vậy, người ta chia ra 2 khái niệm này để làm gì ạ ?

Em xin cám ơn

Bạn đã hiểu nhầm rồi, đọc lại kĩ hơn bạn nha.

Mình xin giải thích thêm: lắp trung gian; giống như từ ''trung gian", có nghĩa là trục có thể lớn hơn lỗ hoặc lỗ có thể lớn hơn trục, còn lắp chặt, cũng giống như "lắp chặt": là kiểu lắp mà có kích thước min của lỗ vẫn lớn hơn kích thước max của trục.

Thực tế lắp ghép trong "1 cặp" chi tiết lắp ghép thì không có lắp ghép trung gian mà chỉ 1 là LỎNG 2 LÀ CHẶT chứ không có trung gian. :lắp ghép trung gian chỉ để nói cho nhiều cặp lắp ghép mà thôi.

Còn mối ghép có độ hở trung bình của bạn nói trên thì mình chịu, chưa nghe, chưa thấy, chưa đọc thấy tài liệu nào định nghĩa, tạm hiểu là trung bình chứ nó cũng là lắp lỏng nhưng có dung sai lắp ghép khoảng trung bình vậy thôi.
 
Ðề: Dung sai lắp ghép

Bạn xem lại chứ lắp chặt mà sao " min lỗ lớn hơn max trục được ".
Như lời bạn nói thì trong thực thế chỉ có " lỏng hoặc chặt ", còn khái niệm trung gian chẵng qua nói thêm cho vui chứ không ứng dụng trong thực tế, đúng không ạ ?
Xin cám ơn
 
H

hieubietnongcan

Author
Ðề: Dung sai lắp ghép

Bạn xem lại chứ lắp chặt mà sao " min lỗ lớn hơn max trục được ".
Như lời bạn nói thì trong thực thế chỉ có " lỏng hoặc chặt ", còn khái niệm trung gian chẵng qua nói thêm cho vui chứ không ứng dụng trong thực tế, đúng không ạ ?
Xin cám ơn
Thực ra ban chưa hiểu bản chất thật của nó rồi bạn àh.mình xin đính chính thế này nhé:
Khi nắp 1 chi tiết trục với 1 ct bạc ta chỉ có thể có 2 mối ghép : mối ghép chặt(có độ dôi) hoặc mối ghép lỏng(có khe hở) không có khái niệm lắp trung gian ở đây.
khi nắp 1 loạt ct trục và 1 loạt ct bạc thì sẽ có 3 kiểu lắp
Lắp lỏng lắp chặt lắp trung gian
 
Ðề: Dung sai lắp ghép

đúng vậy,với mối lắp trung gian thì tùy vào yêu cầu cụ thể mà người ta đưa ra công thức xác định xác suất xuất hiện độ hở và độ dôi mà, cái này có trong sách dung sai lắp ghép
 
Last edited:
Ðề: Dung sai lắp ghép

đúng vậy, vì người ta đã đưa ra công thức xác định xác suất xuất hiện độ hở và độ dôi cho mối ghép trung gian. mình cũng nghĩ là nó áp dụng cho cả loạt lắp ghép thôi
 
Top