dung sai vị trí

  • Thread starter hungdong
  • Ngày mở chủ đề
H

hungdong

Author
cho e hoỉ sự khác nhau của dung sai vị trí có pi và không có pi ạ
 
Ðề: dung sai vị trí

Hi! Ý của bạn là như này ah?
Bạn có thể nói rõ hơn ko?
 

Attachments

  • 23,5 KB Lượt xem: 243

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: dung sai vị trí

cho e hoỉ sự khác nhau của dung sai vị trí có pi và không có pi ạ
Rất nhiều người có kiểu hỏi han y như bạn này. Hỏi mà có khi bản thân còn chả rõ mình hỏi gì, và người đọc lại phải ngẩn ra nghĩ xem chủ thớt nói gì ý gì. như bạn #2 hungdong đấy.

Tối thiểu cũng phải có 1 hình minh họa cho câu hỏi...
 
H

hungdong

Author
Ðề: dung sai vị trí

mình gửi file mà không được<br>ý mình là trong dung sai. ví dụ như dung sai vị trí: một cái cho lệch so với chuẩn A là 0.03, còn một cái là cho lệch so vớ chuẩn A là pi 0.03.<br>Vậy sự khác nhau khi có pi trước 0.03 và không có pi trước 0.03 là gì<br><br><br>
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: dung sai vị trí

mình gửi file mà không được<br>ý mình là trong dung sai. ví dụ như dung sai vị trí: một cái cho lệch so với chuẩn A là 0.03, còn một cái là cho lệch so vớ chuẩn A là pi 0.03.<br>Vậy sự khác nhau khi có pi trước 0.03 và không có pi trước 0.03 là gì<br><br><br>
HÌnh biểu diễn này chắc dễ hiểu nhỉ? (以内 là trong vòng)
 
H

hungdong

Author
Ðề: dung sai vị trí

bạn có hinh nào dung sai vị trí so với chuẩn không bạn
ý mình hỏi vậy đó
 
Ðề: dung sai vị trí

theo mình hiểu thì ghi "phi" ở phía trước chỉ dùng trong trường hợp chỉ độ đồng tâm,sai lệch độ đồng tâm giữa 2 lỗ cho phép trong khoảng " phi 0.02". không đúng xin chỉ giáo
 

dovanhoc84

Active Member
Moderator
Ðề: dung sai vị trí

bạn có hinh nào dung sai vị trí so với chuẩn không bạn
ý mình hỏi vậy đó
Đặc điểm chung của nền giáo dục nước nhà là học xong chữ thầy giả thầy. ra đời học lại :D
Cái này tôi cũng là người như vậy nên tôi cũng hiểu cái cảm giác cần câu trả lời chỉ để... làm được bài của các bạn.

Đây thì có chuẩn và không có "PHÌ"


Đây thì có chuẩn và có "Phì"


[TD="width: 329"]

[/TD]



Dầu sao nó cũng có chung ý nghĩa dù có chuẩn hay không có chuẩn.
Phi thêm vào nghĩa là dung sai ấy nằm trong vòng tròn Phi bao nhiêu.(ở ví dụ trên thì trục tâm lỗ cứ nằm trong phi 0.3 là OK)
Khi không có Phi thì nghĩa là dung sai của 1 mặt nằm trong khoảng nào(Ở ví dụ thì là bề mặt kia nếu đo so với chuẩn sẽ nhấp/nhô trong khoảng 0.3 vẫn ok)

Việc hiểu căn bản là quan trọng hơn cả cái hình trên kia. Nếu k biết căn bản thì lần sau bạn sẽ lại đi hỏi nhưng với câu khác thôi.

Bữa nào rảnh đủ tgian tôi sẽ ngồi viết 1 bài hoàn chỉnh về dung sai trong blog cá nhân của tôi để chia trên diễn đàn này. Biết đâu nói đây thôi chứ k phải là biết tuốt.
Còn giờ tôi mới viết được vài bài về nghề của mình.

https://dovanhoc.wordpress.com/
 
Last edited:
H

hungdong

Author
Ðề: dung sai vị trí

hay do, cam on ban nha,
ban cho minh hoi la cach kiem tra neu mien dung sai la mien vong va neu mien dung sai la mien tron
 
Ðề: dung sai vị trí

Dấu Phi đó theo GD & T biểu trưng cho dung sai trong đường kính cho phép của một lỗ, một hình tròn, lăng trụ từ một trục tọa vị ảo Axis datum(trục của lổ)và nó phải đối chiếu với một hay nhiều tọa vị thật (Feature datum) là một bề mặt của bộ phận quan trọng cần tiện, bào cho đúng với dung sai cho phép để nó đủ điều kiện được người kỹ sư xác lập như primary, secondary, tertiary datums để các dung sai khác liên kết đối chiếu mà đo cho đúng. Nếu không thấy dấu phi đó tất nhiên dung sai phải đo trên bề mặt phẳng trong khu vực cho phép có sai biệt. Dấu hiệu đó chỉ được thể hiện ở ô thứ hai từ trái sang của khung chi tiết gọi là feature control frame và nó chỉ được dùng trong dung sai định hướng (Orientation) như song song, vuông góc hay dung sai định vị (Location) như vị trí hay đồng trục mà thôi. Những dung sai này là dung sai buộc phải phụ thuộc đối chiếu vào tọa vị chính, phụ và thứ (Primary, Secondary, Teritery Datums) như trên. Nó có thể là một trục, một bề mặt phẳng mà ta gọi là tiết diện tọa vị ... dùng dung sai hình thể (Form) tạo nên. Nói chung dung sai hình học là dung sai đo 3 chiều khác nhiều với loại truyền thống chỉ đo được hai chiều và không thể đo dung sai một cách chi tiết nhất như hiện nay. Những kí hiệu GD & T được xác lập bởi Hiệp hội kỹ sư Hoa Kỳ-ASME và Tổ chức tiêu chuẩn đo lường quốc tế ISO trở nên rất thông dụng trên thế giới và Mỹ cũng có tiêu chuẩn riêng ASME Y14.5M, 1994 mà hiện nay nó đã đang trở nên một phần của tiêu chuẩn thế giới. Tóm lại, GD & T rất cần thiết cho bất cứ một kỹ sư nào muốn chế tạo máy buộc phải nắm vững để hình dung tất cả các dung sai trong bản vẽ của mình mà tạo nên một cơ phận hoàn hảo lắp ghép thành một cỗ máy hoàn hảo, bền, đẹp từ trong ra ngoài và chính xác đến 1 phần ngàn của inch hay vài phần trăm của mm. Nói không ngoa là nước Nhật có được nền cơ khí phát triển như ngày nay cũng nhờ họ triệt để áp dụng gd&t vào từng bản vẽ và người thợ làm ra cơ phận đó buộc phải có hai đức tính -lương tâm nghề nghiệp (work ethics) và trách nhiệm kiểm tra nghiêm túc đến từng chi tiết nhỏ. GD & T rất dễ nếu cố tâm học hỏi và bất cứ ai có năng khiếu thiết kế cơ khí và cầu toàn cho sản phẩm mình làm ra đều có thể học và ứng dung nó vào trong sản phẩm của mình
 
Top