{E} Hỏi về thí nghiệm thử kéo,

  • Thread starter razor
  • Ngày mở chủ đề
R

razor

Author
cho em hỏi, nguyên nhân ở chổ khoanh vùng, có phải là do mình kẹp mẫu thử vào máy không kỹ, hay còn nguyên nhân nào nữa không ạ?
 
ko phải là do mình kẹp mẫu thử,cái này hồi trước mình cũng làm thí nghiệm rồi nhưg lại quên mất, hình như đó là giai đoạn biến dạng dẻo của mẫu thử
 
cho em hỏi, nguyên nhân ở chổ khoanh vùng, có phải là do mình kẹp mẫu thử vào máy không kỹ, hay còn nguyên nhân nào nữa không ạ?
Bạn phải cho mọi người biết xem là kéo mẫu gì? vật liệu?
@MT: Nếu là mẫu thép thì sao đấy là gia đoạn biến dạng dẻo được? Đã có miền đàn hồi đâu?
 
Bạn phải cho mọi người biết xem là kéo mẫu gì? vật liệu?
@MT: Nếu là mẫu thép thì sao đấy là gia đoạn biến dạng dẻo được? Đã có miền đàn hồi đâu?
giai đoạn biến dạng đàn hồi là giai đoạn trước đó nó có dạng bậc nhất còn giai đoạn mà đồ thị nó nằm ngang là giai đoạn biến dạng dẻo đấy. Bạn đó chỉ hỏi gian đoạn nằm ngang thôi mà
 

TYA

Well-Known Member
cho em hỏi, nguyên nhân ở chổ khoanh vùng, có phải là do mình kẹp mẫu thử vào máy không kỹ, hay còn nguyên nhân nào nữa không ạ?
Tuyệt vời ! Tự cậu nhận ra vấn đề rồi đấy.

Có một nguyên nhân khác (khả năng) ở đây là sự rơ của trục (hành trình) máy (backlash)

Không phải sức bền của 1 kim loại là vài MPa như thế đâu.

:67:

Khi kiểm tra nén cũng vậy, do chày ép tiếp xúc không tốt với mặt mẫu mà có thể xuất hiện 1 doạn nằm ngang
 
Last edited:
kẹp mẫu thử vào máy thì liên quan j chứ?Khảo sát thì chỉ khảo sát phần vật liệu nằm ngoài đoạn kẹp của dụng cụ thôi chứ?
chi tiết dạng này chứ j ?

 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
kẹp mẫu thử vào máy thì liên quan j chứ?Khảo sát thì chỉ khảo sát phần vật liệu nằm ngoài đoạn kẹp của dụng cụ thôi chứ?
chi tiết dạng này chứ j ?
Sao lại không liên quan? Máy nó đâu có hiểu phôi của bạn đoạn nào bị kẹp, đoạn nào không bị kẹp? Ứng với lực kéo là bao nhiêu Mpa thì chuyển vị của mẫu là bao nhiêu thì máy nó vẽ ra như thế thôi. Lực không tăng mà mẫu thử dài ra thì thử hỏi có vô lý không?
 

MT

Member
Sao lại không liên quan? Máy nó đâu có hiểu phôi của bạn đoạn nào bị kẹp, đoạn nào không bị kẹp? Ứng với lực kéo là bao nhiêu Mpa thì chuyển vị của mẫu là bao nhiêu thì máy nó vẽ ra như thế thôi. Lực không tăng mà mẫu thử dài ra thì thử hỏi có vô lý không?
Đoạn trục bị ngàm vào máy thì khảo sát làm j ?
Đây là biểu đồ ứng suất
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Đoạn trục bị ngàm vào máy thì khảo sát làm j ?
Đây là biểu đồ ứng suất
Ứng suất thì cũng là máy nó tự động tính chuyển từ Lực kéo và chuyển vị ( biến dạng do kéo) mà ra. Nếu đúng là biến dạng của mẫu thì bạn giải thích tại sao không có 1 lực nào tác dụng lên mẫu mà mẫu thử lại bị kéo dài ra?
Rõ ràng là không ai đi khảo sát phần bị ngàm vào máy nhưng đây là phần không mong muốn. Công nghệ hiện tại chưa thể khử được hoàn toàn độ rơ của vít me, như TYA đã nói ở trên (backlash) và cũng có thể do kẹp chặt, mỏ kẹp và mẫu thử bị trượt đi một đoạn, tạo thành các khía nhám trên bề mặt mẫu thử, lúc đó mới đủ lực ma sát để giữ chặt mẫu.
 
D

dddong

Author
Ðề: {E} Hỏi về thí nghiệm thử kéo,

- Cái đồ thị bạn vẽ có lẽ chưa đúng, theo 1 cách logic nhất nhá, 1 vật liệu ban đầu chưa tác dụng lực vào, biến dạng =0 , lực bằng 0 => điểm (0, 0) chắc chắn nằm trên đồ thị.

- Còn cái miền nằm ngang ấy là " răng chảy = зуб текучести = sharp yield point" của đường cong hóa cứng. Thực tế nó phải là bánh răng theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là có chỗ lồi chỗ lõm, như bánh răng cưa. Cùng với hiện tượng hóa bền, hiện tuơng Baunsinger thì hiện tượng " răng chảy - зуб текучести" là một trong những hiện tượng cần quan tâm khi test vật liệu. Nó xảy ra đối với cả Fe đơn và đa tinh thể + 1 số loại hợp kim.


Các bạn xem thêm về phần này ở http://dic.academic.ru/dic.nsf/enc_physics/2120/ПРЕДЕЛ
Như tên gọi của nó academic dictionary, các bạn yên tâm về độ tin cậy của nguồn :).
 
V

van ut

Author
Ðề: {E} Hỏi về thí nghiệm thử kéo,

cho em hỏi, nguyên nhân ở chổ khoanh vùng, có phải là do mình kẹp mẫu thử vào máy không kỹ, hay còn nguyên nhân nào nữa không ạ?
Nguyên nhân tại vị trí khoanh là do sự trược của ngàm, nếu bạn sử dụng ngàm V (ngàm tự rút)thì vùng khoanh tròn do sự trược ban đầu trước khi ngàm kẹp chặt mẫu (để hạn chế bạn nên tăng tốc độ kéo thì quá trình trược sẽ ngắn lại - kết quả đồ thị thì thu được sẽ đẹp hơn ), nếu bạn sử dụng ngàm kẹp thủy lực (kẹp ngang) thì do bị trược do áp suất ép kẹp mẫu không đủ bạn phải tăng áp suất lên

Kinh nghiệm trong quá trình làm việc của mình chỉ có thể đưa ra ý kiến vậy, mong các bạn góp ý
 
A

ahnioht1

Author
Ðề: {E} Hỏi về thí nghiệm thử kéo,

- Cái đồ thị bạn vẽ có lẽ chưa đúng, theo 1 cách logic nhất nhá, 1 vật liệu ban đầu chưa tác dụng lực vào, biến dạng =0 , lực bằng 0 => điểm (0, 0) chắc chắn nằm trên đồ thị.

- Còn cái miền nằm ngang ấy là " răng chảy = зуб текучести = sharp yield point" của đường cong hóa cứng. Thực tế nó phải là bánh răng theo đúng nghĩa của nó, nghĩa là có chỗ lồi chỗ lõm, như bánh răng cưa. Cùng với hiện tượng hóa bền, hiện tuơng Baunsinger thì hiện tượng " răng chảy - зуб текучести" là một trong những hiện tượng cần quan tâm khi test vật liệu. Nó xảy ra đối với cả Fe đơn và đa tinh thể + 1 số loại hợp kim.


Các bạn xem thêm về phần này ở http://dic.academic.ru/dic.nsf/enc_physics/2120/ПРЕДЕЛ
Như tên gọi của nó academic dictionary, các bạn yên tâm về độ tin cậy của nguồn :).
anh ơi ,em đang làm thí nghiệm kéo nén đúng tâm trên máy MT 3037.ĐÓ là cái máy ở trường em đang học ,nhưng nó đã hỏng phần kết nối máy tính .anh biết làm thế nào để kết nối nó với máy tính hay phần mềm hiển thị kết quả đo lên máy tính là gì không ạ. em chỉ cần nó hiển thị lực và ứng suất với đồ thị thôi
 

Pathétique

Active Member
Ðề: {E} Hỏi về thí nghiệm thử kéo,

Bạn có thể viết mail hỏi thẳng công ty cung cấp máy.
 
Top