{E}Khuôn dập nguội

  • Thread starter A25
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
Re: Khuôn dập nguội

Biết mà, cái phố THÁI THỊT đó ngoài chỗ Chú Trung ấy ra còn có chú Thành chuyên cắt dây. Chú ấy không lên Ô chợ Dừa thì cũng chạy qua mua của mấy tiểu thương chuyên cấp phôi liệu chứ chú ấy có nhập trực tiếp về bán đâu. Nếu chú ấy làm thế thì đã nổi tiếng và giầu hơn Goldsun rồi. Thương hiệu của chú ấy là máy cắt dây Goldsan một thời để nhớ đó.
 

QuyenQCM

Active Member
Re: Khuôn dập nguội

Đúng rồi đầu tiên em nghĩ là thằng này nhái của Goldsun nhưng không phải
 
Re: Khuôn dập nguội

LQMCĐTT viết:
Đúng rồi! JIS( SKD11 - khuôn dập nguội, SKD61 - khuôn dập nóng) chất lượng tốt nhất của Nhật ( hãng DaiDo), giá thành cũng không cao lắm đâu, tiền nào của đấy, khoảng 7.0USD/Kg thôi. Hiện tôi cũng đang xài mác thép này, và đã xài được 3 năm nay rồi. Chất lượng khỏi chê luôn, hơn cả mác thép của hãng HITACHI. Nếu có thiện chí liên hệ: An 0902578939 hoac E- mail: mitha.vn@gmail.com
Bác có bằng chứng gì mà bảo hơn thua cao thấp hả ;D Nói nhỏ thôi không họ lại bảo bác cạnh tranh không lành mạnh :p

Thép SLD của Hitachi tương đương SKD11 luôn các bác à , chỉ là tên gọi khác nhau thôi , trước đây em cũng làm cho 1 VPDD của Hitachi mà
Còn Asung em không biét thế nào nhưng khách hàng nhiệt luyện SKD11 và SKD61 đều được giới thiệu đến đó 8)
Còn về giá cả SKD11 (SLD) chắc không dưới 8$ (not heat-treating)
 
V

vetnon

Author
Re: Khuôn dập nguội

Các bác cho hỏi: thép SLD mua ở đâu? Cả trụ + bạc dẫn hướng bi dùng cho khuôn đột dập nữa. Tôi ở Hà nội.
Cty tôi toàn dùng 9XC làm khuôn dập. nhanh mòn lắm
 
Re: Khuôn dập nguội

Tôi là người ngoại đạo. Nhưng tôi có cuốn Ebook "sổ tay mác thép thế giới" khoảng hơn 2000 trang. Nhưng nó là tiếng Anh. Nếu bác nào có nhu cầu tôi sẽ upload và gửi đường link cho.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Re: Khuôn dập nguội

vetnon viết:
Các bác cho hỏi: thép SLD mua ở đâu? Cả trụ + bạc dẫn hướng bi dùng cho khuôn đột dập nữa. Tôi ở Hà nội.
Cty tôi toàn dùng 9XC làm khuôn dập. nhanh mòn lắm
Cho hỏi khuôn dập của bạn dùng để dập chi tiết nào mà lại sử dụng 9XC? Khuôn 9XC thường chỉ dùng cho những chi tiết nhỏ, mỏng, mềm ... ví dụ như mấy cái khay nhôm. Và đối với những sp đó, dùng X12M tốt hơn nhiều.
 

QuyenQCM

Active Member
Re: Khuôn dập nguội

masterkey viết:
Tôi là người ngoại đạo. Nhưng tôi có cuốn Ebook "sổ tay mác thép thế giới" khoảng hơn 2000 trang. Nhưng nó là tiếng Anh. Nếu bác nào có nhu cầu tôi sẽ upload và gửi đường link cho.
cái này thì Kpi post trong mục tài liệu rồi
 
V

vetnon

Author
Re: Khuôn dập nguội

@worm: Cty tôi dập CT3 và thép 08, có sp CT3 dày đến 3mm. Vẫn biết là X12M tốt hơn, nhưng mà Cty tôi nhiệt luyện X12M hay bị nứt, mà thấy 9XC vẫn dập tạm được: 10.000 nhát mài 1 lần 0,5mm.
Gần đây tôi có thiết kế 1 vài khuôn phức tạp, nên muốn dùng thép tốt hơn. Nhưng nghĩ khả năng nhiệt luyện của Cty kém quá nên cũng nản.
khuôn đột của Đài loan hay dùng SLD, nghe nói loại này dễ nhiệt luyện. bạn nào có qui trình nhiệt luyện SLD ko thì cho mình biết với, may ra thuyết phục được sếp.
Bạn có biết thép gió bột ASP23 ko? thép thụy điển đấy. Nếu là thép bột thì có cần Nhiệt luyện ko nhỉ?
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Re: Khuôn dập nguội

1. Mấy loại thép bạn đang dập cắt thì cũng đơn giản, dùng 9XC là OK (bên tôi cũng dùng loại này). Nhưng với một số loại khuôn phức tạp, tùy theo mức độ, mà nên dùng X12M hoặc SKD. Và mặt khác, để tránh các nứt vỡ khi nhiệt luyện, nhất là với các kết cấu có hình dạng thay đổi, bạn nên cho nhiệt luyện trước khi tạo hình khuôn (tạo hình lòng khuôn = điện xung hoặc cắt dây).

2. Nếu là khuôn dập nóng SKD61, bạn có thể đăng ký 1 tài khoản ở Key-to-Steel, có 20 mác thép sẽ được tra cứu miễn phí, trong đó có mác thép 1.2343 (DIN, tương đương SKD 61). Nội dung miễn phí đó có cả chế độ nhiệt luyện. Và nếu điều kiện cho phép, nên đặt mua hoặc thuê bao theo tháng cho việc tra cứu trên đó, nó được cập nhật thường xuyên và khá đầy đủ các thông số kỹ thuật (cơ, lý, hóa, nhiệt luyện ... ) của các mác thép trên thế giới.

3. Nếu là hợp kim bột thì ... không nhiệt luyện (do đã được nung ở nhiệt độ cao khi thiêu kết). Tuy nhiên, loại vật liệu này đắt tiền, và phải đặt hàng chế tạo theo mẫu, không dùng để gia công cơ khí được (do nó có độ cứng rất cao).
 
V

vetnon

Author
Re: Khuôn dập nguội

Cám ơn bạn. ah mà bên tôi còn hay dập tôn silic (thép kỹ thuật điện) nữa. cũng dùng 9XC. Dạo này sau khi nhiệt luyện chầy cối xong (nhìn ko sao cả), đem cắt dây là xuất hiện vết nứt.
Tôi đã đọc bài viết của cô Hằng về nhiệt luyện SKD11 và các bài khác trong Forum, thấy rất hay, nhưng mình ko có điều kiện để thử trong thực tế.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Re: Khuôn dập nguội

@vetnon: Trong thực tế sản xuất, đã dùng thử cả SKD11 và 61 nhưng chúng tôi vẫn ưa chuộng các mác thép Đức 2343 (dập nóng DIN 1.2343) và 2379 (dập nguội, DIN 1.2379) hơn. Với điều kiện nhiệt luyện của chúng tôi, các mác thép Đức có độ ổn định cao hơn so với SKD (Nhật). Đối với các mác thép này, bạn có thể tham khảo chế độ nhiệt luyện sau: 650°C / 2h --> nguội cùng lò xuống ~ 200°C ---> 650°C/2h --> 900°C / 2h --> 1050°C /2h --> tôi dầu (dầu cần có độ nhớt cao, tốc độ nguội đủ chậm) --> ram 560 ÷ 589 với 2343, 520 ÷ 540 với 2379 (có thể sai khác tùy thuộc độ cứng sau tôi), ram 3 lần, mỗi lần đủ nhiệt 2h. Độ cứng sau ram thường lấy 52 - 56 với khuôn dập nóng, 56 - 60 với khuôn dập nguội (có thể thấp hơn trong một số trường hợp).

Vấn đề 9XC sau nhiệt luyện, khi cắt dây gặp vết nứt tôi cũng gặp và đang tìm hiểu hướng giải quyết. Nhưng ở chỗ tôi, hiện tượng này chỉ xảy ra với chày cối dạng thanh dài.
 
C

cokhihaiphong

Author
Re: Khuôn dập nguội

xin chào mọi ngườimong mọi người giúp mình với!
hiện tại mình mới tiếp nhận một nhà máy chuyên sản xuất dụng cụ,thời liên xô cũ để lại.
Hiện tại trong kho có rất nhiều khuôn mẫu dập nóng,nguội,máy dập nóng 3000 tấn ....
minh muốn hỏi mác của thép dạp nong theo tiêu chuẩn Nga,cơ tính và thành phần hóa học?
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người.
xin liên hệ :cokhihaiphong@vnn.vn
xin cám ơn
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Re: Khuôn dập nguội

cokhihaiphong viết:
xin chào mọi ngườimong mọi người giúp mình với!
hiện tại mình mới tiếp nhận một nhà máy chuyên sản xuất dụng cụ,thời liên xô cũ để lại.
Hiện tại trong kho có rất nhiều khuôn mẫu dập nóng,nguội,máy dập nóng 3000 tấn ....
minh muốn hỏi mác của thép dạp nong theo tiêu chuẩn Nga,cơ tính và thành phần hóa học?
Rất mong được sự giúp đỡ của mọi người.
xin liên hệ :cokhihaiphong@vnn.vn
xin cám ơn
Thép làm khuôn dập nóng theo tiêu chuẩn Liên xô cũ có nhiều mác, ví dụ: 5XHM, 5XHB, 5XHBC, 7X3, 8X3...

WJT.
 
H

HENRY HUNG

Author
bạn dập nguội chi tiết như thế nào , số lượng ra sao thì khi đó mới quyết định dùng vật liệu gì . Chứ không phải nhất thiết phải dùng vật liệu này hay vật liệu kia (vấn đề kinh tế)
 
SKD11 (Jis Nhật) hay SLD11 (tôi hỏi thì ngừoi ta trả lời là vẫn là thép SKD11 nhưng của hãng Hitachi) thành phần của nó tra trong sổ tay thép thế giới hoạc cẩm nang cơ khí. Nhưng về thành phần cơ bản là: ~1,0%C, ~12%Cr, ~1%Mo ngoài ra còn có các nguyên tố khác nữa . Thép này bạn cần nhiệt luyện cẩn thận (Rất dễ bị nứt chân chim)
Theo tôi, không cần thiết phải dùng loại thép đắt đỏ như thế làm khuôn dập nguội. Bạn có thể thay thế bằng thép nhíp (ô tô) chẳng hạn, tôi không nhớ mác nhật thế nào nhưng đại loại là 65Mn2 ngoài ra còn rất nhiều laọi thép khác để làm, vấn đề là bạn dập vật liệu gì, dày mỏng ra sao, kết cấu, kích cỡ dụng cụ thế nào thôi. Chúc bạn thành công.
 
Khuôn dập nguội

Công ty chỗ tôi làm việc có thể thiết kế + Chế tạo luôn các loại khuôn dập nguội (Đã bán cho một số công ty ) Nếu có bạn nào quan tâm có thể gửi bản vẽ sản phẩm cho toitheo Email: lephu131@yahoo.com
 
R

river0306

Author
bạn nào có tài liệu uốn thanh chịu lực ko share cho mình đi :D. Sẽ có hậu tạ cho các bạn một giáo trình proE nếu có tài liệu đày đủ cho mình. THANKS
 
P

phivuhung

Author
@vetnon: Trong thực tế sản xuất, đã dùng thử cả SKD11 và 61 nhưng chúng tôi vẫn ưa chuộng các mác thép Đức 2343 (dập nóng DIN 1.2343) và 2379 (dập nguội, DIN 1.2379) hơn. Với điều kiện nhiệt luyện của chúng tôi, các mác thép Đức có độ ổn định cao hơn so với SKD (Nhật). Đối với các mác thép này, bạn có thể tham khảo chế độ nhiệt luyện sau: 650°C / 2h --> nguội cùng lò xuống ~ 200°C ---> 650°C/2h --> 900°C / 2h --> 1050°C /2h --> tôi dầu (dầu cần có độ nhớt cao, tốc độ nguội đủ chậm) --> ram 560 ÷ 589 với 2343, 520 ÷ 540 với 2379 (có thể sai khác tùy thuộc độ cứng sau tôi), ram 3 lần, mỗi lần đủ nhiệt 2h. Độ cứng sau ram thường lấy 52 - 56 với khuôn dập nóng, 56 - 60 với khuôn dập nguội (có thể thấp hơn trong một số trường hợp).

Vấn đề 9XC sau nhiệt luyện, khi cắt dây gặp vết nứt tôi cũng gặp và đang tìm hiểu hướng giải quyết. Nhưng ở chỗ tôi, hiện tượng này chỉ xảy ra với chày cối dạng thanh dài.
Mình hiện đang có tồn kho 2379
Phôi tốt (tròn, bóng) <--- gia công được ngay khi mua chứ không cần phải tiện lại
Độ cứng HB cao <--- khỏi cần tôi cứng

Ai có nhu cầu hãy đến kho bên mình tìm hiểu, nhìn hàng mê ngay.

http://meslab.org/mes/showthread.php?t=7717
 

Mesia™

Active Member
Bác nào có quy tình chế tạo khuân dập nguội sử dụng 9XC ko, cho em xin với em cám ơn các bác rất nhiều
 
Top