{E}Sắt không từ ?

  • Thread starter ngx
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author

May quá có chú Thành thử rồi, Em post thêm dẫn chứng cho anh DCL tin nhé. Em bán bếp điện từ này từ năm 2004. Bài báo này thì mới có thôi. Hồi đó em làm với người Tầu nên em biết mấy chiêu này.
Bài báo cũng ko đúng lắm khi cho rằng chỉ có đáy dụng cu đun mới là nơi sinh nhiệt.
Chú Thành có thể thử lại bằng cách quấn mảnh tôn FE bên ngoài cái xoong Inox và đun. Thể nào nước trong xoong cũng sôi.
Vậy có nghĩa là Đáy nồi / đít nồi, chưa hẳn đã là nơi sinh nhiệt.



Theo các nhà chuyên môn, khi sử dụng bếp từ cần phải chú ý một số vấn đề như: tránh đặt nồi lên bếp khi chưa có thức ăn vì bếp làm nóng rất nhanh dễ dẫn đến hư hỏng nồi cũng như các thiết bị của bếp.

Do bếp được thiết kế không giống như các loại bếp thông thường khác mà ngược lại trông đẹp như một vật trang trí nên trẻ em thường hay nghịch vì vậy khi sử dụng không nên để gần tầm tay trẻ em. Về nguyên lý, khi hoạt động bề mặt bếp điện từ không sinh nhiệt nhưng đáy nồi niêu lại có nhiệt độ khá cao nên nhanh chóng truyền sang bề mặt bếp làm bếp nóng lên rất nhanh vì vậy cần đề phòng bị bỏng nếu vô ý chạm vào, ngay cả khi bếp vừa sử dụng xong.

Một lưu ý khác là nên đặt bếp nơi thông thoáng để tránh trường hợp bếp báo động giả (tự động ngắt nguồn điện) do môi trường xung quanh có nhiệt độ cao. Không nên đặt bếp gần các thiết bị như ti vi, đầu đĩa, máy vi tính, máy thu thanh dễ gây nhiễu sóng cho các thiết bị này...

Do bếp sử dụng cảm ứng điện từ nên chỉ sinh nhiệt khi mặt bếp tiếp xúc với vật dụng nấu bằng kim loại (cụ thể là sắt thép). Còn những vật dụng bằng nhôm, inox (loại không hít), thuỷ tinh, sành sứ đều không sử dụng được do những vật này không thể sinh ra nhiệt khi tiếp xúc với bếp điện từ.

Trường hợp muốn sử dụng vật dụng này cần phải mua thêm tấm lót bằng thép (loại chuyên dùng cho bếp điện từ, có bán tại các điểm bán đồ điện gia dụng, giá từ 20.000 - 30.000 đồng/miếng) làm vật trung gian để truyền nhiệt lên nồi nấu.
Theo - Sài Gòn Tiếp thị
 
Last edited by a moderator:
V

Vo HuyThanh

Author
Bổ sung một chút thông tin với Đình là ở Nhật mấy đứa bán bếp IH này nó dặn là mấy bà đang có bầu nên chú ý khi dùng cái bếp này vì có khả năng bị trụy thai. Như vợ chồng tôi già cả rồi thì không ngán nhưng mà mấy em trẻ trẻ thì cũng nên chú ý.
Còn hoangcokhi lo các bà các cô rinh cái nồi xuống mà quên cái miếng sắt thì tôi nghĩ chắc không sao vì cái lò loại này thường thiết kế có sensor , không có cái nồi ở trên thì nó tự động ngắt điện. Muốn an tâm nữa chắc là chơi luôn cho miếng sắt vô trong cái xoong, hầm nó luôn. Để tối nay tôi về thử tiếp cái vụ hầm miếng sắt này coi xem có nấu được không. Khà khà . Cái vụ Đình nói này ở Nhật không có nghe nói tới, chắc Nhật bổn nó không biết à nghen vì khi mua cái lò nó bán kèm cả lô xoong chảo loại dùng cho lò IH có mạc SG đi theo, với mấy cái vụ khắc phục khó khăn kiểu này thì chỉ có dân mình nghiên cứu thôi.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Chú Thành thử nốt chiêu thứ 2 mà cháu vừa trình bày nhé.

Vấn đề từ trường ảnh hưởng tới sức khỏe là có cơ sở. Nhưng thông thường là có ảnh hưởng tốt tới sức khỏe. Chú có biết cái Vòng tránh gió mà bà con nông dân hay đeo không?
Thực chất đó là cái vòng có các mắt được đặt 1 viên Nam châm yếu vào trong. Nếu đưa lại gần 1 thanh Sắt thì từ tính của nó yếu đến độ ta khó cảm nhận có sự dao động.
Vậy là từ xưa con người đã dùng Nam châm để chữa bệnh rồi.
Việc phụ nữ có Thai đứng gần Bếp từ thì theo cháu được biết từ dân Tầu là không vấn đề gì vì thời gian đứng gần bếp là rất ít, chưa đủ để gây tác hại gì cho Thai nhi cả.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Thiết bị này sẽ giúp các bà nội trợ nấu nướng sạch sẽ, không khói, tránh gây cháy và nấu chín thức ăn rất nhanh so với loại bếp khác. Bếp có độ bền cao do sử dụng vật liệu tốt, hệ thống kiểm soát nhiệt độ khá chính xác, an toàn. Có thể lau chùi mặt bếp ngay khi nấu.

Loại bếp này áp dụng hiện tượng cảm điện từ do Faraday khám phá ra năm 1830 nhưng đến 150 năm sau các chuyên viên nghiên cứu nhóm Thomsom mới có ý định dùng cách thức này. Năm 1976 các kỹ sư hãng Thomson đã có hàng nguyên mẫu loại này nhưng đồ điện tử lúc bấy giờ đắt nên phải đợi đến năm 1982 , nhóm Thomson ở Villingen (Ðức) đã trở lại nghiên cứu và năm 1988 Bonnet bán ra cho các đầu bếp chuyên môn rồi đến năm 1991 thì Sauter bán ra cho mọi người.
Ðặt một nồi nước trên lò điện ứng: nước sôi mau hơn. Ðể miếng giẻ dưới nồi: nước sôi mà giẻ không cháy...

Quấn sợi dây đồng quanh thỏi kim loại và nối hai đầu sợi dây đồng tới một bộ pin, ta được một nam châm điện. Ngược lại, một nam châm được bao bởi cuộn dây đồng, khi một trong hai vật này di chuyển, sẽ tạo năng lượng. Áp dụng nhiều và rõ ràng nhất hiện tượng này là máy phát điện, cho xe đạp hay trung tâm sản xuất điện. Ðương nhiên năng lượng sẽ tạo ra nhiệt.

Với dòng cảm ứng điện từ , ta không những muốn dùng độ nóng của nó phát ra mà còn muốn tăng độ nóng nữa. Hiện tượng tỏa nhiệt này do dòng Foucault. Dòng điện từ này có được trong những khối kim loại dẫn điện, dưới ảnh hưởng do sự thay đổi liên tục của từ trường, chúng sẽ tạo ra sự gia tăng nhiệt độ, đặc biệt với tần số cao.

Sự chế tạo bếp điện cảm ứng vận dụng cuộn dây, từ trường và dòng Foucault. Nguyên tắc dựa vào sự xếp đặt cuộn dây dưới một tấm vitroceramic. Khi cho điện vào sẽ tạo ngay tức thời từ trường. Chất vitroceramic không góp phần gì trong nguyên tắc này mà chỉ để giúp cho rửa dễ dàng.

Từ trường không tạo ra khi không có dòng điện đi qua nên nó chỉ sinh ra khi nồi được đặt trên bếp với điều kiện là nồi làm bằng vật liệu thích đáng: kim loại đặc và nhiễm từ. Khi ta đặt nồi trong vùng từ trường, dòng Foucault tự động tạo ra: Những âm điện tử hoạt động. Âm điện tử càng hoạt động mạnh thì năng lượng càng tăng và nhiệt lượng sẽ tác dụng lên nồi. Nhiệt lượng phát ra được kiểm soát bằng sự biến đổi từ trường, biên độ, tần số...

Dòng điện hai chiều ta thường dùng là 50 Hz . Ta có thể tăng tần số này bằng cách dùng một máy biến đồi. Thí dụ trường hợp này dòng điện có tần số 20.000 Hz. Tuy nhiên ta không thể tăng hơn giá trị này bởi đến một mức, sẽ tự tạo năng lượng chống lại do "tác dụng Skin"

Bếp điện từ SERO sẽ giúp các bà nội trợ nấu nướng sạch sẽ, không sinh khói, không có lửa, không gây cháy và nấu chín thức ăn rất nhanh so với các loại bếp khác. Bếp được điều khiển và kiểm soát bằng điện tử nên công việc của bạn rất đơn giản, chỉ việc nhấn nút để đặt chế độ đun nấu cho phù hợp. Bếp có độ bền cao do sử dụng vật liệu tốt, hệ thống kiểm soát nhiệt độ khá chính xác, an toàn. Có thể dễ dàng vệ sinh lau chùi mặt bếp ngay khi đang nấu

Cách sử dụng và bảo dưỡng bếp điện từ
1) Tính an toàn cao, bảo vệ môi trường:

  • Sử dụng bếp điện từ SERO không có lửa, không sinh khói và khí CO2 nên tránh gây cháy nổ, hỏa hoạn đảm bảo an toàn, có lợi cho sức khỏe con người và bảo vệ môi trường.
  • Không xảy ra nguy hiểm vì rò rỉ chất khí hóa lỏng (gas ...), gây nổ hay bỏng lửa, giảm sự cồ ngoài ý muốn.
  • Mặt bếp điện tử SERO là sứ pha lê vi tinh thể chịu nhiệt (vitroceramic), cách điện tốt, không lộ hở kim loại ra ngoài, không rò rỉ điện, rất an toàn cho người sử dụng và dễ dàng vệ sinh làm sạch. Nếu trong khi nấu thức ăn trào ra, chỉ cần nhắc nồi ra dùng giẻ lau sạch,hoàn toàn không bị giật điện.
  • Bếp điện từ SERO được thiết kế nhiều chế độ bảo vệ an toàn cho người sử dụng như:
    • Bảo vệ điện áp: Bếp sử dụng với nguồn điện AC 220V - 50Hz. Khi điện áp nguồn quá cao (cao hơn 252V) hoặc quá thấp (thấp hơn 175V) bếp sẽ tự động ngắt nguồn.
    • Bảo vệ quá nhiệt: Nếu nhiệt độ đáy nồi quá cao (cao xấp xỉ 260oC), bếp sẽ tự động ngừng gia nhiệt.
    • Bảo vệ khi không đặt nồi hoặc chất liệu nồi không phù hợp: bếp tự nhận biết, phát cảnh báo, rồi ngưng làm việc.
    • Nếu sau 2 giờ mà chua nhận được lệnh thao tác thì bếp sẽ tự động đóng lại.
2) Hiệu suất nhiệt cao, tiết kiệm điện năng dẫn đến tiết kiệm chi phí nấu nướng:
Loại bếp sử dụng ........Công suất bếp ..............Hiệu suất nhiệt ............Thời gian nấu .........Năng lượng tiêu thụ ........... Đơn giá ............Chi phí nấu

BẾP ĐIỆN TỪ SERO ............. 1.200W ....................83% ...................... 8' 19" .....................0,166 kWh .....................1.500đ/kWh .........249đ

BẾP DÂY ĐIỆN TRỞ ...............1.200W ...................56% .......................12' 31" ................ 0,250 kWh....................... 1.500đ/kWh .........375đ

BẾP GAS ............................... 0.263kg/h .................50% ........................7' 12" .....................0,03156 kg ........................12.000đ/kg .........379đ


Đơn giá điện được tính theo giá ngoài định mức (gồm cả thuế), đơn giá gas TB: 156.000đ/bình 13kg.
Công suất bếp điện từ trong bảng nghiện cứu trên là 1.200W, nếu công suất bếp lớn hơn (như 1.600W, 1.800W ...) thì thời gian nấu sẽ rút ngắn lại (sẽ nhanh hơn bếp gas) nhưng điện năng tiêu thụ vẫn tương đương.
3) Điều chỉnh bằng vi mạch điện tử:
- Bếp từ SERO có màn hình LED thể hiện công suất hoặc nhiệt độ hay thời gian tùy thuộc từng chế độ us73 dụng.
- Nhiều chế độ lựa chọn công suất nấu từ thấp đến cao, thực hiện những nhu cấu nấu nướng khác nhau.
- Chế độ ấn định nhiệt: duy trì nhiệt độ ổn định, nắm bắt chuẩn xác nhệt độ cần nấu.
- Chế độ hẹn giờ linh hoạt: nhiều lựa chọn thời gian hẹn giờ, hết thời gian hẹn tự động tắt bếp.
- Chế độ báo động tự động: phát ra cảnh báo bằng những tiếng "tít" khi không đặt nồi hoặc chất liệu nồi không phù hợp, hay khi chế độ nấu tự động đã hoàn thành ...
- Nhiều chế độ tự động đun nấu: tự động nấu cơm, hâm trà, nấu soup, nấu cháo ... tiện lợi và tiết kiệm thời gian.
III. DỤNG CỤ NẤU:
- Loại bếp này phù hợp với những loại xoong nồi bằng các chất liệu như sắt, sắt tráng men, thép không gỉ (stainless steel), inox, gang, đồ thủy tinh chịu nhiệt có nhiễm từ , có đáy bằng và đường kính từ 12cm --> 26cm.
- Bếp điện từ không thích hợp với nhưng xoong nồi bằng chất liệu như sành sứ, gốm, thủy tinh thường, nhôm, đồng ...; đáy nồi có độ lồi lõm quá lớn, đáy nồi có chân, đường kính đáy nồi qua nhỏ, loại xoong nồi có đáy nhiều lớp mà trong đó có lớp vật liệu không nhiễm từ (ví dụ nồi inox 3 đáy mà đáy giữa làm bằng nhôm).

- Sưu Tầm-
 
Last edited by a moderator:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ờ, chú Đình trình bày thế thì anh yên tâm rồi, cám ơn nhiều!
 
Còn hoangcokhi lo các bà các cô rinh cái nồi xuống mà quên cái miếng sắt thì tôi nghĩ chắc không sao vì cái lò loại này thường thiết kế có sensor , không có cái nồi ở trên thì nó tự động ngắt điện.
Cháu biết là các loại đồ dùng điện hoặc nhiệt đều có rờ le bảo vệ. Nhưng cái cách của anh Đình là có 1 miếng giấy lót ở dưới. Để nhiệt truyền từ miếng sắt đến rơ le qua miếng giấy và làm cho rờ le tự động ngắt điện thì chắc miếng giấy thành "tro bụi" mất. Nếu được nhờ anh Đình hay chú Thành giải thích thệm về chổ này được không ạ?
 
Last edited:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Cháu biết là các loại đồ dùng điện hoặc nhiệt đều có rờ le bảo vệ. Nhưng cái cách của anh Đình là có 1 miếng giấy lót ở dưới. Để nhiệt truyền từ miếng sắt đến rơ le qua miếng giấy và làm cho rờ le tự động ngắt điện thì chắc miếng giấy thành "tro bụi" mất. Nếu được nhờ anh Đình hay chú Thành giải thích thệm về chổ này được không ạ?
Miếng bìa Catton ấy chỉ là để phù phép làm mặt bếp không bị xước và bị cháy thôi. Nghĩa là giữ cái mặt bếp luôn đẹp.
Vấn đề cái Chảo sắt nằm trên bị nóng đúng là sẽ làm giấy lót bị cháy thành than thật đấy. Cần chú ý khi sử dụng.
Nhưng Bếp còn có chế độ hẹn giờ tắt, nên trước khi bắc Nồi xuống thì tắt bếp hoặc ấn nút hẹn giờ.
Nếu Bìa Catton cháy (không bốc thành ngọn lửa) cũng làm rơ le nhiệt nhẩy, vẫn giữ được bề mặt bếp đẹp.:41:
Em yên tâm, nếu có mệnh hệ gì, bọn Trung Quốc nó chết cháy quá nửa dân số từ lâu rồi. Vì bây giờ dân nó hiện đại hơn trước rồi, chúng nó ko dùng bếp từ mấy đâu. Chúng nó có đường ống dẫn Ga của Công ty Ga đưa vào tận Bếp. Với nhà hàng thì chạy tận bàn Lẩu rồi.
Mình đi sau nên có cái lợi thế của người đi sau :52:

Hiện nay Bếp có chế độ cảm nhận sức nặng, nếu cái Chảo ấy nhẹ thì hoàn toàn Bếp sẽ nhận dạng là không có gì. Vậy là Bếp sẽ tự tắt.

Chú ý nếu muốn bếp làm việc tốt, tức sinh nhiệt nhiều thì thay cái Chảo Mỏng bằng tấm thép Dầy. Càng Dầy thì khả năng sinh nhiệt càng lớn. Dùng miếng tôn dày 5mm là ngon rồi.
Hãy yên tâm là Nhiệt có lớn đến đâu cũng ko làm chảy Miếng Thép kia được vì trong khoảng nhiệt độ dưới 300 độ thôi, hơn là Bếp tự ngắt.
 
Last edited by a moderator:
Em mới sắm bộ bếp từ của Nhật, đi kèm theo một lô xoong nồi inox. Bắt chước các bác lấy miếng giấy lót cho mặt bếp khỏi xước. Nhìn quanh thấy có tờ A4, em lót đại. Kết quả: Tờ giấy cháy thành than ở khu vực đít nồi :4:.
Để lần khác lấy miếng cạc-tông thử xem sao, nhưng thấy hơi hãi. Lỡ có việc bỏ ra ngoài tí, nhỡ cháy nhà thì tiêu :21:
 
Last edited:

worm

Well-Known Member
Moderator
Em mới sắm bộ bếp từ của Nhật, đi kèm theo một lô xoong nồi inox. Bắt chước các bác lấy miếng giấy lót cho mặt bếp khỏi xước. Nhìn quanh thấy có tờ A4, em lót đại. Kết quả: Tờ giấy cháy thành than ở khu vực đít nồi :4:.
Để lần khác lấy miếng cạc-tông thử xem sao, nhưng thấy hơi hãi. Lỡ có việc bỏ ra ngoài tí, nhỡ cháy nhà thì tiêu :21:
Làm thế thì thà chú mày kiếm 1 tấm thủy tinh hoặc vải amiang chịu nhiệt (giống loại mà mấy bác quấn biến thế hay dùng) đặt lên là xong, khỏi lo cháy, không lo xước mặt bếp mà độ bền thì cao hơn nhiều..
 

Nova

MES LAB Founder
@MindyF: bài viết nhiều chỗ sai quá.

1. Trong thép không tồn tại C ở trạng thái tự do (độc lập) mà luôn kết hợp với Fe để tạo thành các dạng dung dịch rắn như Fe3C (xê men tít) >>> khái niệm hòa tan không chính xác.

2. Dù hàm lượng C có thấp thì thép vẫn là thép, không có chuyện vì thế mà gọi là sắt. Định nghĩa sắt sạch kỹ thuật như Thịnh đưa ra cũng không chính xác (C < 0.02% mới đúng). Nếu không thì thử giải thích tại sao lại có mác thép SPCE ( C < 0.04%).

3. Thép là hợp kim của Fe với C và một số nguyên tố khác, trong đó luôn có P, S do không thể loại bỏ hoàn toàn từ quặng. Tuy nhiên, khi thành phần chính chủ yếu là C ( 0.02 ~ 2.14)%, Si < 0.35%, Mn < 0.9% thì được gọi là thép carbon. Còn nếu hàm lượng các nguyên tố hợp kim đủ lớn để ảnh hưởng đến tính chất của thép thì gọi là thép hợp kim. Trong thực tế, thường sử dụng các loại thép có C < 1% để có cơ tính tốt nhất (không phải C 0.8 ~ 1% như MindyF). Thép có %C càng nhỏ thì có độ cứng càng thấp, khả năng biến dạng dẻo càng cao (VD: SPCE có C < 0.04% thì biến dạng dẻo tốt hơn nhưng độ cứng và khả năng đàn hồi thì thấp hơn nhiều so với SK85 có C = 0.75 ~ 0,85%)
Bắt lỗi worm phát, thế dung dịch rắn alpha và gamma là cái gì? không phải C tan trong thép sao? Va Fe3C không phải là dung dịch rắn mà là HỢP CHẤT HÓA HỌC.

Tớ chỉ thấy có hợp kim sắt ít từ tính vì thành phần Fe trong hợp kim bị loại bỏ khá nhiều nên ít bị tác dụng của từ tính. Chưa nghe qua chuyện Fe mà ko bị tác động bởi từ tính.
Kể cả việc khử từ tuyệt đối thì cũng chỉ làm yếu đi chứ ko thể mất hết tính chất nhiễm từ hay bị tác động của Fe.
Sắt có từ tính mà chúng ta thường biết là "sắt alpha" (như sắt trong ferrite), dạng thù hình tồn tại ở nhiệt độ thường của sắt có kiểu mạng lập phương thể tâm. Khi nhiệt độ lên cao quá nhiệt độ Curie (tầm trên 700 độ, Lily confirm cho bạn với), sắt alpha có chuyển biến thù hình thành sắt gamma (như sắt trong austenite) có kiểu mạng lập phương diện tâm thì không có từ tính.

Cốt lõi vấn đề ở đây là sắt alpha có từ tính còn sắt gamma thì không. Đó là tính chất khác nhau của các dạng thù hình khác nhau của sắt.
 
Last edited:

worm

Well-Known Member
Moderator
@Nova: hì hì, mấy kiến thức đó hơi lười đọc lại sách nên ... hơi bị lõm bõm. Còn nhiệt độ Curie là 727 độ C. Còn nguyên nhân thì sao lại dừng ở nửa chừng thế: từ tính <<<< thù hình <<< cấu trúc mạng tinh thể
 
Em muốn hỏi bác Thành bên Nhật họ sản xuất nồi phải chế tạo theo tiêu chuẩn SG .Vậy tiêu chuẩn SG đó quy định những tiêu chuẩn gì của sản phẩm(Nồi).
Như bác đã viết thì nó phải 03 lớp một lớp 430 ngoài,một lớp nhôm,một lớp 304 vậy còn thêm gì nữa không ?
Xin bác chỉ giáo.
Cảm ơn bác.
 
Last edited:
S

Sinh cơ trưởng

Author
Ae cho hỏi có cách nào khử được Cr trong thép k
 
Top