em lại làm phiền các bác 1 chút!

Author
các bác ơi,em định gia công phần trụ ở trên bằng cách gá dao tiện song song với trục của trụ(giống kiểu gia công lỗ bậc bằng dao tiện móc lỗ),khi đó dao sẽ dịch chuyển// với trụ.còn nếu gá dao vuông góc với chi tiết thì khi chi tiết quay sẽ va vào dao mất.nhưng em ko biết cách thiết kế đồ gá sao cho phù hợp.bác nào biết cách gá chi tiết của em như thế nào để gia công trụ đó thì chỉ cho em mới nhá.em sẽ vô cùng cảm ơn!
 
Tiện:
Gá chi tiết lên đồ gá, mặt định vị: mặt phẳng, chốt trám cho lỗ giữa, chốt trụ ( định vị phụ nhằm xác định nhanh vị trí cần gia công ) ở rãnh đầu 9.5mm, dùng dao tiện đầu thẳng gá dao ở vị trí số 4 ( nằm ngang ) giống như dao móc lỗ. Lực kẹp nằm ở chốt trám lỗ giữa, đầu bulong, thay nhanh bằng bạc chữ C.
Phay:
Dùng máy phay đứng ( công xôn ), mũi dao phay ngón.
Gá chi tiết lên mâm quay ( cái nầy trong sách KT phay có hình ), sách STCNCTM tập 2 hay 3 gì có luôn 1 lô hình nguyên lí của nó.
Gá đặt giống như bên tiện.
Dao đứng yên, chi tiết xoay tròn bởi mâm quay.
AI có ý gì khác không ?
 
Author
bác Phúc Linh có thể nói rõ cách gá chi tiết của em nếu như thực hiện bằng pp tiện như ở trên bác nói được ko?
 
Mình sẽ vẽ hình gởi qua email bạn !
 
L

Liễu Ngân Đình

Phay thì còn có nhiều điểm tin cậy chứ dùng Tiện thì tính cả Niềm Tin vào nữa để đạt độ chính xác liên quan nữa nhé.
Sản phẩm nào sản xuất loạt cũng co sai hỏng. Nếu làm như cậu thì tỷ lệ sai hỏng hơi bị cao đấy. Mình ko phải là dân lý thuyết xuông, mình cũng 3 năm dòng dã làm máy TTGC, 1 năm đứng máy tiện băng dài và nhiều thể loại khác nên mình biết, làm như bạn là mua khổ cho mọi người đấy.
Đồ án muốn thành công thì phải dựa vào mấy yếu tố cơ bản như:
Hạn chế làm đồ gá, hạn chế gá nhiều lần, lấy 1 chuẩn là duy nhất để so
Nếu làm như bạn thì sai số tích lũy là rất lớn, bên cạnh đó gia công của ban lại là 1 nhát đạt ngay thì khả năng sai hỏng là rất cao.
Bạn nên suy nghĩ lại.
Bên cạnh đó cũng xin góp 1 ý nho nhỏ là GÂN TĂNG CỨNG mà bạn vẽ có đúng không? Nếu đúng thì gân sẽ được Hàn vào? hay phay ra như thế? Cụ thể hơn là phần gân và phần Ống trụ giữa phải có đường lượn để giảm ứng lực nên hoặc là đúc ra phải có hoặc đưa dao phay vào để tạo R dao ở đó. Thậm chí chân của Gân cũng có R.
 
Author
vậy bác Phúc Linh cố giúp em với nhá.mail của em là:banthanxavang@yahoo.com.cảm ơn bác nhiều! :eek:
 
Top