Gia công điện hóa

  • Thread starter ME
  • Ngày mở chủ đề

ME

Active Member
Author
GIA CÔNG ĐIỆN HÓA



Phương pháp gia công điện hoá (Electrochemical Machining - ECM) dựa trên cơ sở sự hoà tan chi tiết (điện cực dương) với dụng cụ (điện cực âm) trong một bể điện phân trong quá trình điện hóa
Gia công điện hóa (ECM) tương tự như đánh bóng điện phân. Trong quá trình này cũng xảy ra quá trình hòa tan dương cực với mật độ dòng điện cao và điện áp thấp giữa chi tiết gia công và điện cực dụng cụ. Tại bề mặt chi tiết (anốt), kim loại được hòa tan thành các ion kim loại bởi phản ứng “deplating”, vì thế hình dáng của điện cực dụng cụ được chép vào chi tiết.
Gia công điện hóa (ECM) là phương pháp gia công tương đối mới và là phương pháp gia công bóc kim loại quan trọng bằng hòa tan anốt và có một số thuận lợi so với các phương pháp gia công khác. Lượng kim loại bóc đi chịu ảnh hưởng bởi hình dáng điện cực dụng cụ, và những nơi theo đó được tạo ra có hình dáng, kích thước xác định và nhám bề mặt. Tạo hình điên hóa được thực hiện để hình dáng điện cực dụng cụ chép hình lên chi tiết gia công. Để đạt độ chính xác cao về chép hình hình dáng avf tốc độ bóc kim loại cao, quá trình gai công được thực hiện với mật độ dòng điện cao từ 10 – 100 A/cm2, điện áp từ 8-30V, trong khi đó duy trì khe hở gia công rất nhỏ (đến 0,1mm) bằng cách cho ăn dao theo hướng bóc vật liệu từ bề mặt làm việc. Lượng chạy dao từ 0,1-20mm/ph. Kim loại hòa tan, khí và hơi nóng được loại ra khỏi khe hở gia công bằng dòng dung dịch điện phân được bơm qua khe hở với tốc độ cao (5-50m/s).
Là phương pháp gia công bóc kim loại phi cơ khí, ECM có khả năng gia công bất cứ vật liệu nào có tính dẫn điện với tốc độ bóc vật liệu cao mà không phụ thuộc vào cơ tính của chúng. Cụ thể, tốc độ bóc vật liệu trong ECM không phụ thuộc vào độ cứng, độ dai va đập và những tính chất của vật liệu được gia công. Việc sử dụng ECM là bảo đảm nhất trong chế tạo các chi tiết có hình dáng phức tạp từ những vật liệu thích ứng nghèo nàn với các phương pháp gia công cơ khí khác. Không cần sử dụng dụng cụ được chế tạo bằng vật liệu có độ cứng cao hơn độ cứng chi tiết gia công, và thực tế không xảy ra mòn dụng cụ.
Vì không có sự tiếp xúc giữa chi tiết và dụng cụ, ECM là phương pháp gia công được lựa chọn cho các trường hợp chi tiết thành mỏng, các phần tử dễ bị biến dạng và vật liệu giòn có xu hướng phát triển những vết nứt trên lớp bề mặt.
Những ứng dụng phổ biến nhất của ECM là:
- Sao chép, khoan và tạo hốc khi chế tạo khuôn dập, khuôn ép avf khuôn làm thủy tinh, chế tạo tua bin và cánh máy nén của động cơ tua bin khí, tạo các đường dẫn, các hốc các lỗ và rãnh trên chi tiết.
- Tẩy ba via điên hóa bánh răng, các chi tiết hệ thống nhiên liệu và thủy lực, các chi tiết điện tử nhỏ, chi tiết động cơ,…
- Chuốt điện hóa cũng là một phương pháp tạo rãnh xoắn, bánh răng, giảm chiều dày thành của các chi tiết được tạo hình từ hợp kim chịu nhiệt cao va hợp kim titan, và tạo ren sơ bộ.
- Ccác phương pháp kết hợp: ECM được ghép với một số dạng gia công khác, ví dụ, cơ học (như trong mài ECM), mài mòn (gia công tia lửa điện điện hóa), siêu âm,… Trong số những phương pháp khác, mài kim cương điện hóa có khả năng gia công các tấm làm bằng cacbít-xêmentic, mặt bích dao, khóa, các mặt trong và ngoài của chi tiết làm bằng hợp kim từ tính và để mài dụng cụ cắt.

ME (Tổng hợp)
 
M

mechanic

Hi bác ME, gia công điện hóa là một trong những phương pháp gia công không truyền thống đã được nghiên cứu ở điều kiện Việt Nam. Theo em biết, đã có đề tài NCS về Gia công hợp kim cứng bằng phương pháp mài điện hóa kim cương. Phương pháp này kết hợp một số nguồn năng lượng (cơ học, điện hóa) để lấy đi lớp lượng dư gia công.
Tuy nhiên, để đạt được chất lượng và độ chính xác cao thì cần phải có những nghiên cứu rất sâu sắc về cơ chế cắt, tỉ lệ giữa cắt bằng công cơ học, điện hóa, mật độ dòng điện, khoảng cách giữa hai điện cực, ...
Hi, nói chung là hay nhưng hơi bị phức tạp, nhất là ở điều kiện VN, khi mà trong các nhà máy (theo hiểu biết nông cạn của em) người ta đều biết dùng đá mài kim cương mài dao thì tốt, nhưng vẫn chưa có mấy nhà máy đầu tư.
Không biết 1 viên đá mài kim cương để mài dao HKC có đắt không các bác nhỉ? chắc cũng cỡ độ 3-4 triệu?
 
Top