Gia công khuôn cánh quạt

  • Thread starter Hoang Khanh
  • Ngày mở chủ đề
H

Hoang Khanh

Author
Em đang tìm cách gia công khuôn cho cánh quạt nhưng chưa có nhiều kinh nghiệm nên post lên tham khảo ý kiến các bậc tiền bối.
Em đã suy nghĩ và tham khảo một số cách gia công và có phương án như sau:
- Phần khuôn đực: em sẽ gia công riêng phần cánh quạt, bầu quạt, trục tạo lỗ ở giữa cho bầu quạt (tất cả làm bằng thép 2311) và gắn vào khuôn đực.
+ Phần cánh quạt được gia công 5 trục (mục đích là đạt độ chính xác cao về biên dạng và bề mặt)
+ Phần bầu quạt được tiện, ngoài ra các rãnh để tạo gân sẽ dùng phương pháp ăn mòn điện hóa.
+ Phần trục tạo lỗ ở giữa cho bầu quạt sẽ tiện và phay
- Phần khuôn cái: em sẽ gia công 5 trục riêng phần cánh rồi đưa vào khuôn cái

- Sau khi gia công xong sẽ tới công đoạn xy mạ để làm bóng bề mặt khuôn vì cánh quạt thường là trong suốt.

Em có một số thắc mắc muốn tham khảo ý kiến của các anh/chị:
- Phần gia công như em trình bày có hợp lý không (vì em chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế) ?
- Việc gắn phần cánh, bầu, trục tạo lỗ có làm giảm độ chính xác của cánh quạt do có độ hở khi lắp ghép ? Nếu chỉ dùng chốt dẫn hướng thì có nên dùng chốt côn không ?
- Em muốn gia công 5 trục cho cánh quạt để đạt độ chính xác cao về biên dạng và bề mặt, vậy điều này có tính thực tế hay không (vì chi phí gia công 5 trục khá cao) ?
Xin cảm ơn tất cả mọi người trước
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
1- Thông thường các mác Thép được lựa chọn vẫn là C45 hoặc cao cấp hơn chút ít để làm hàng có chất lượng Trung Bình, nhưng để làm hàng cao cấp thì Mác thép cần cao cấp hơn.
2- Đường kính cánh quạt là bao nhiêu thì cộng thêm 300mm. Ví dụ cánh 400mm thì phôi là 700mm hoặc 650mm
3- Độ dày phôi làm chày và cối là 150mm hoặc Chày dày 150mm, cối dày 100mm
4- Lõi bầu quạt được tiện và Xung rãnh tạo gân tăng cứng cho Bầu
Chú ý đây là 1 cơ cấu Bầu chứ ko phải 1 cục sắt tròn tiện tiện xung xung mà xong.
Cơ cấu Cọc đẩy sản phẩm được bố trí ở mỗi gân tăng cứng. Dàn đẩy nằm sau Lõi bầu quạt

5- Chày:
- Chày được Tiện thô lỗ giữa
- Đưa lên Phay CNC 3 trục rà tâm lỗ rồi gia công tinh lỗ giữa cùng đường kính với đường kính Bầu dung sai lắp ghép là 0,005mm
- Phay Hình dạng Khuôn cánh (thô)
- Phay hạ nền hình dạng Cánh (thô)
- Phay Tinh lại lần 1 (Bán tinh) cho cả mặt khuôn và Lòng cánh
- Phay Tinh lần 2 (Siêu tinh) cho lòng cánh
- Chú ý dùng dao phay cầu cho tất cả quá trình gia công: Thô dùng dao cầu fy20, tinh lòng cánh dùng dao cầu fy10, Siêu tinh lòng cánh dùng dao cầu phi4.
- Mỗi cánh khoan 1 lỗ làm lỗ chứa Trụ dẫn hướng, Khoan xong phay tinh lại bằng dao ngón. Lỗ fy 30mm

6- Cối:
- Phay mặt khuôn bằng dao Cầu, Đào hố bầu quạt bằng dao cầu, sửa thành hố bằng dao ngón
- mỗi cánh khoan 1 lỗ làm lỗ đóng Bạc dẫn hướng, Lỗ fy 50mm
- Phay Tinh sau khi phay thô mặt khuôn.
- Khoan lỗ Đậu phun
- Chú ý cần hạ nền rìa ngoài của mặt cối để giảm sự tiếp xúc giữa mặt cối và mặt chày, chỉ để lòng khuôn ôm chặt lấy phần lồi của mặt cối

7- Tiện đường nước làm mát cho Cối

8- Khoan đường làm mát cho Lõi bầu

9- Nguội
- Đánh bóng tất cả Giáp loại mịn nhất có thể từ giáp số Nhỏ đến giáp Số to (Giáp 800, 900. 1000, 1500, 2000, 3000, 4000, 5000.) Nếu cẩn thận thì đánh tới 8000 còn không có thể dừng ở 3.000
- Khoan, ta ro, bắt ốc móc treo cho Chày và Cối


10- Lắp ráp tất cả:
- Lõi bầu, dàn đẩy, cọc đẩy
- Lõi bầu lắp vào chày
- Trụ dẫn hướng lắp vào chày
- Bạc dẫn hướng lắp vào cối
- Đậu phun lắp vào cối
- Bạc chặn đường nước lắp vào cối, dùng Doăng cao su lót bạc
- Hàn bịt đường khoan nước của Lõi bạc
- Lắp cút nước cho Cối, cho Lõi bạc
- Lắp ống nước vào Cút

11- Thử khuôn
- Sập Chầy Cối vào
- Kiểm tra sự chính xác của khuôn bằng Bột mầu, giấy bản, v.v...
- Tinh Chỉnh khuôn

12- Ép thử
- Ép thử 10 sản phẩm
- Tinh chỉnh sau nhận xét
- Ép thử 10 sản phẩm

13- Mạ
Chỉ mạ lòng khuôn của Chày và Mạ phần bám dính trên mặt cối.

14- Ép thử sau mạ

15- Cân bằng động cánh quạt

16- Lắp cánh vào quạt để kiểm tra sức gió.
- Tiếng ồn
- Trọng lượng cánh
- Sức gió
- Sự lan tỏa
- Độ lắc của cánh
- Độ rung của quạt
- Tiếng chém gió
- Tốc độ quay của cánh
- Thời gian khởi động đến lúc ổn định
- Sau khi tắt, thời gian dừng (ổ trục là lý tưởng)
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
1/ Cả chày và cối đều sử dụng phôi hình trụ (fy 700mm vì em làm cánh fy400mm), thực hiện gia công như anh hướng dẫn và sau đó gắn vào tấm đực và tấm cái qua các lỗ dẫn hướng ?
2/ Ở phần chày, anh có nói mỗi cánh khoan 1 lỗ fy30 rồi gắn trục dẫn hướng, phần cối thì khoan lỗ fy50 để gắn bạc. Em muốn hỏi anh tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
3/ Phần thứ 7 anh nói là tiện đường nước làm mát cho Cối, em nghĩ mình nên khoan trên máy phay CNC khi gia công luôn chứ ạ?

Hoàng Lê Nhật Khánh
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Em làm khuôn thế này thì khó định vị lắm vì em đào hố thế kia, cần gì dẫn hướng nữa.
Em vẽ theo phương án Phôi tròn đi cho có tính thực tiễn, và khi đưa lên máy Tiện để tiện đường Nước cho dễ.

Em đọc lại phần CHÀY và Cối mà anh viết.
Em hãy phay 1 cánh quạt có bản rộng trên cái Phôi tròn đó trên Chày xong rồi mới hạ nền cái Chày ấy để cho ra biên dạng cánh nằm trong. Như vậy là em có thể tưởng tượng 1 cái cánh quạt 750 được em phay làm chày và cái sản phẩm cánh quạt 400 được em phay hạ nền của cánh quạt 750
Chú ý: Em nên làm hoàn thiện 1 cánh, sau đó quay để cho ra 3 cánh.

Phần Cối thì không hạ nền mà chỉ phay lấy dáng của cái quạt 750.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
1/ Cả chày và cối đều sử dụng phôi hình trụ (fy 700mm vì em làm cánh fy400mm), thực hiện gia công như anh hướng dẫn và sau đó gắn vào tấm đực và tấm cái qua các lỗ dẫn hướng ?
2/ Ở phần chày, anh có nói mỗi cánh khoan 1 lỗ fy30 rồi gắn trục dẫn hướng, phần cối thì khoan lỗ fy50 để gắn bạc. Em muốn hỏi anh tại sao lại có sự khác biệt như vậy?
3/ Phần thứ 7 anh nói là tiện đường nước làm mát cho Cối, em nghĩ mình nên khoan trên máy phay CNC khi gia công luôn chứ ạ?

Hoàng Lê Nhật Khánh
1- Chày sẽ cắm Cọc dẫn hướng, Cối sẽ đóng Bạc dẫn hướng. Như vậy mới định vị được Cánh.
Chú ý, sau khi thiết kế gia công ảo, em sẽ thấy 3 góc cánh sẽ nhọn hoắt, thì làm sao mà khoan phay Trụ và Bạc dẫn hướng? em sẽ phải phay phạt mặt đi, sẽ có đất để em gia công. Anh sẽ bớt chút thời gian vẽ nháo nhào lên để em tưởng tượng cho dễ. (gửi sau nhé)
2- Chày gắn trụ dẫn hướng là để đóng vào bạc dẫn hướng ở cối. Cối phải đóng Bạc vì Bạc và CHày là Thép tốt (VD: SKD61) để trống mài mòn nhanh, nếu em không làm thế, chẳng mấy lần mở ra đóng vào là hỏng lỗ dẫn hướng.
3- Phay và Tiện và Khoan, theo em thì thằng nào nhanh hơn?
Chắc chắn Tiện sẽ nhanh hơn. bên cạnh đó em còn phải làm Viền bịt Vành chặn nữa. Nên không thể Phay.
Khoan đường nước là ý tưởng dở nhất đấy, nó sẽ làm cái cánh bị Nhăn nheo vì làm nguội không đều và không đủ nhiệt làm nguội.
 
H

Hoang Khanh

Author
Cảm ơn anh, em sẽ làm như lời anh nói và post lên để anh xem thử.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đặc biệt chú ý:
1- Bộ khuôn này không ăn nhau ở cái Cánh hay cái phần khuôn cánh.
Bộ khuôn này ăn nhau ở cái Lõi bầu cánh.
Tất cả tinh túy của bộ khuôn nó nằm cả ở đây, hay giở thế nào để cho ra cái cánh là nó.

2- Cái sản phẩm cánh hay giở thế nào là do đường cong của cánh.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Đồng chí này có thuận buồm xuôi gió không mà ko thấy có phản ứng gì thế này?
 
Anh Đình dùng vật liệu gì làm khuôn mà em trông nó như si măng thế
Lần đầu tiên mới thấy đựoc bộ khuôn cánh quạt trong thực tế ,đúng là khác xa với các đồ án tốt nghiệp làm về cánh quạt mà em biết
 
Anh Đình dùng vật liệu gì làm khuôn mà em trông nó như si măng thế
Lần đầu tiên mới thấy đựoc bộ khuôn cánh quạt trong thực tế ,đúng là khác xa với các đồ án tốt nghiệp làm về cánh quạt mà em biết
Cái này không phải khuôn cánh quạt, mà là khuôn đúc đồng cho chân vịt tàu thủy... Đừng nhầm vớ vẩn thế!
 
to haith2407
cái này là do mình không để ý kỹ hình vẽ
 
H

Hoang Khanh

Author
Cuối cùng cũng tạm xong cái cánh. Đây là cánh quạt đã xử lý và dựng hình lại.


Còn đây là khuôn cánh quạt mà em làm.


Cách anh Đình chỉ em là gia công cánh quạt fi 750mm rồi phay hạ nền cánh quạt fi 400mm sẽ làm mặt phân khuôn quá lớn làm khuôn khi ráp lại dễ bị kênh,tạo ba-via dày và đòi hỏi lực đóng khuôn rất lớn. Vì vậy, em chọn cách như trên.
Anh Đình góp ý cho em với nhé
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Em hiểu sai ý của anh về mặt phân khuôn nhưng em lại làm đúng rồi đấy.
Tuy nhiên em hãy kết hợp cái mà em tưởng là sai với cái mà em cho là đúng để làm giông giống cái hình của anh. Em sẽ bớt được nhiều nguyên công phay hạ nền.
Nghĩa là vẫn giữ nguyên cái hình mà anh đã vẽ phác như trên nhưng em chỉ hơi hạ nền phần ngoài rìa cánh để tạo mặt phân khuôn. khoảng 5mm
Chú ý cái Chốt định vị cánh cần làm cao hơn nữa vì nó đi xuyên qua phần nhựa để chạm vào lòng khuôn bên kia.








Tiêu chuẩn để đánh giá 1 cái cánh quạt xịn bằng cảm quan, thường được đánh giá như sau:
- Lòng cánh nhẵn bóng,
- Rìa cánh không có via
- Đuôi cánh mỏng
- Sống cánh cứng cáp
- Đặt tâm cánh lên đầu ngón tay trỏ mà không bị đổ về 1 phía nào cả. Nếu tay không run thì cánh không rơi. Nếu xoay nhẹ, cánh sẽ quay trên đầu ngón tay. Cánh quay đều không đảo, không chạy khỏi đầu ngón tay.
- Bầu cánh kết cấu đơn giản, nhẹ

Hiện thị trường Việt Nam có lẽ hơi khó kiếm cái cánh Ngon, đa phần là Cánh do tư nhân làm hoặc những đơn vị làm ra cái cánh sao chép lẫn nhau thuộc hàng Thập Sao Thất Bản. Hoặc toàn cánh quạt do tư nhân bên Tầu làm.
Bạn cần cố gắng tìm xem nơi nào bán Quạt nhập ngoại của Nhật, Thái xem cái cánh nó khác biệt thế nào. Bạn sẽ học được công nghệ làm khuôn từ sản phẩm nếu bạn tinh ý.
 
Last edited by a moderator:
L

Liễu Ngân Đình

Author
Em cho anh xem cái mặt sau của cánh quạt, cụ thể là phần sau của Bầu quạt.
 
H

Hoang Khanh

Author
Cánh quạt này em xử lý từ file quét chỉ lấy surface của cánh, còn các phần khác như tạo độ dày cánh, bầu quạt là em đo kính thước để dựng lại.
Đây là phần sau của cánh quạt và bầu quạt.





Phần chém gió em chỉ làm đơn giản là tạo độ dốc 30 độ và bo tròn bán kính 2mm (em làm cánh dày 2mm). Em sẽ làm theo anh hướng dẫn là cần sắc bén và mỏng dần.

Phần khuôn em nghĩ nếu để như hình của em thì sẽ được mặt phân khuôn có bậc định vị chắc chắn, phần lớn diện tích mặt phân khuôn là phẳng nên sẽ làm theo phương án này.

Phần chốt định vị em sẽ tăng độ dày của 2 lòng khuôn để tăng chiều dài chốt

Phần gân đỡ cho cánh hơi lớn vì mẫu cánh quạt em quét thì phần bầu có độ dốc hơi lớn nên to hơn, chỉ cần thay đổi độ dốc là được, anh cho em ý kiến về phần bầu quạt để em sửa luôn nhé.
 
Top