Gia công khuôn ép nhựa

  • Thread starter quanghuy
  • Ngày mở chủ đề
Q

quanghuy

Author
Mình đang làm đề tài về khuôn mẫu. Các bác cho mình hỏi: Trong một khuôn ép nhựa ngoài lòng khuôn là phải gia công bằng CAD\CAM\CNC thì còn những bộ phận nào phải gia công bằng công nghệ CAD\CAM\CNC nữa vậy.Thank mấy bác nhiều...
 

ME

Active Member
Tất cả các chi tiết cơ khí của khuôn đều có thể áp dụng công nghệ CAD/CAM/CNC bạn ạ. Tuy nhiên,ở VN, vì vấn đề giá thành nên nhiều chi tiết "phụ" của bộ khuôn được gia công trên máy truyền thống mà không gia công trên máy CNC.
Lưu ý: bạn không nên nói là:... "gia công bằng CAD/CAM/CNC".
 
N

nnntuan

Author
xin hỏi có ai biết về tỉ lệ chiều dài dòng chảy của nhựa/chiều dầy của sản phẩm của nhựa
PP, PE, PA, PS... ? dạng bảng hay dạng đồ thị cũng được. xin cảm ơn trước...
 
C

cocacola

Author
Mình vẫn đang thắc mắc về công nghệ đánh bóng lòng khuôn sau gia công. Rõ ràng các rãnh sâu thành mỏng thì phải cắt xung tia lửa điện rồi, nhưng nếu bề mặt sản phẩm nó yêu cầu độ bóng cao, mà đá đánh bóng không thể lùa vào khe nhỏ được thì làm thế nào nhỉ?
 
B

Bui Quy Tuan

Author
Lâu rồi mính có nghe một anh làm về khuôn ở Nhật bảo là nó đánh bóng bắng cách phun bột mài với dung dịch dẫn. Không biết có phải vậy không vì mình cũng chưa thấy bao giờ.
 
Mình vẫn đang thắc mắc về công nghệ đánh bóng lòng khuôn sau gia công. Rõ ràng các rãnh sâu thành mỏng thì phải cắt xung tia lửa điện rồi, nhưng nếu bề mặt sản phẩm nó yêu cầu độ bóng cao, mà đá đánh bóng không thể lùa vào khe nhỏ được thì làm thế nào nhỉ?
Mình thấy các rãnh trên 2mm là có thể bắn điện rồi đánh bóng thoải mái rồi,còn nhỏ hơn nữa mà vẫn muốn đạt độ bóng cao thì có 2 cách: 1 là cắt chỗ đó ra thành cục ghép để g/c và đánh bóng cho dễ,2 là dùng máy bắn điện hiện đại với chế độ bắn tinh (vừa bắn vừa đánh bóng)
 
Mình thấy các rãnh trên 2mm là có thể bắn điện rồi đánh bóng thoải mái rồi,còn nhỏ hơn nữa mà vẫn muốn đạt độ bóng cao thì có 2 cách: 1 là cắt chỗ đó ra thành cục ghép để g/c và đánh bóng cho dễ,2 là dùng máy bắn điện hiện đại với chế độ bắn tinh (vừa bắn vừa đánh bóng)
chẵn có cái edm nào vừa bắn vừa đánh bóng đâu bạn ơi , edm đánh giá vết bắn theo từng cấp chính xác, cấp cao nhất tương tương với đánh bóng thô thôi , còn muốn sáng bóng như ngương thì -> vẩn là robo cơm thôi
 
the rock nói đúng rồi. có những máy bắn tia lửa của Thụy Sĩ ( như ở Lập Phúc có máy này) bắn là khỏi đánh luôn, hoặc là suy nghĩ ghép thôi, vì ghép dễ đánh bóng nới đó vừa làm rãnh thoát hơi luôn...ok tốt. phun cát cũng là một phương án đó các bạn.
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Sản phẩm có bề mặt xung (bắn tia lửa điện) bóng như gương. Thân máy được làm bằng Đá. Thường ứng dụng cho những chi tiết khó Nguội và có cần độ bóng cao như Chao đèn.
Máy có sự cố, cả nhà ngồi nhìn nhau và chờ chuyên gia của Hãng sang.
 
P

phan Huy Le

Author
các bác cho em hỏi tí: với lòng khuôn kích thươc 100x100x35 thì trên thực tế người ta làm liền với tấm đỡ khuôn không nhỉ?
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
chẳng biết trả lời thế nào với câu hỏi chung chung và lơ mơ thế này.
đành phải lơ mơ trả lời là: TÙY:21::21::21::21:
 
các bác cho em hỏi tí: với lòng khuôn kích thươc 100x100x35 thì trên thực tế người ta làm liền với tấm đỡ khuôn không nhỉ?
Tùy vào công dụng và số tiền làm khuôn mà người ta quyết định làm phần tạo hình liền với tấm đỡ hay dùng cục ghép:
-Làm lòng khuôn liền với cục ghép thường dùng cho những loại khuôn rẻ tiền,bố trí hệ thống làm nguội đơn giản,hoặc cho những sp đơn giản,ko có nguy cơ g/c sai hay sửa đi sửa lại nhiều lần
-Dùng cục ghép thì ngược lại với kiểu trên
 
D

danhchien

Author
Với lòng khuôn kích thước 100x100x35 ....?????
Đã là kích thước phải có đơn vị đằng sau chứ ! Nếu ko có đơn vị thì mọi câu trả lời là vu vơ hết ! hiiii
Trước anh cũng làm đồ án về khuôn nhựa nên cũng biết đôi chút. Để làm ra bộ khuôn thì đầu tiên phải chú ý đến yêu cầu của sản phầm. Nếu sản phẩm có yêu cầu cao thì khuôn cũng phải có yêu cầu cao. Quyết định làm liền hay không phụ thuộc vào :
- Kích thước của sản phẩm cần làm khuôn .
- Yêu cầu về độ chính xác của sản phẩm
- Quy mô sản xuất ( đơn chiếc , hàng loạt hay hàng khối )
- Điều kiện công nghệ hiện có
Làm liền thường giảm bớt nguyên công và ko phải lắp ghép nhiều nên một số yêu cầu công nghệ có thể giảm bớt. Ngoài ra phần lòng và lõi khuôn thường làm bằng vật liệu có những đặc tính kỹ thuật khác với các phần còn lại của khuôn(giá thành cao hơn ), khi gia công xong phản thêm một số nguyên công như nhiệt luyện hay đánh bóng thì nên làm rời. Về vấn đề này nên tham khảo ý kiến của thầy hướng dẫn.
 
D

dvucnck

Author
chào các bác em đang làm đồ án về khuôn ép nhựa, có bác nào có tài liệu về lĩnh vực này chia sẻ cho em với em cảm ơn các bác rất nhiều..
 
Top