Giới hạn bền và Độ cứng!

destiny

New Member
Author
Xin chào các Thầy/Cô và các bạn!
Em có một số thắc mắc trong lĩnh vực vật liệu xin nhờ Thầy/Cô và các bạn chỉ giúp.
Trong lĩnh vực khuôn mẫu khi nhắc tới độ bền khuôn thì người ta thường quan tâm đến các vấn đề như: độ cứng sau nhiệt luyện, tổ chức tế vi sau khi ram...chứ không nhắc tới giới hạn bền.
Giới hạn bền tỉ lệ thuận với độ cứng...như vậy nó có công thức liên quan nào không?
Vì trong tính toán kiểm nghiệm mình chỉ lấy thông số "giới hạn chảy" để so sánh thiết kế.
Trân trọng!
 

Pathétique

Active Member
Ðề: Giới hạn bền và Độ cứng!

Mình không đọc nhiều về phần này nên cũng chỉ biết nó tỉ lệ thuận $R_m \approx \gamma \cdot H$, trong các thí nghiệm ta thấy rõ 1 đường gần như tuyến tính, trong đó gamma có giá trị khoảng bằng 3 đối với thép. H là độ cứng Vickers HV hoặc Brinell HB. Bạn tra bảng cho mỗi loại vật liệu thì ra giá trị của gamma.
 
Ðề: Giới hạn bền và Độ cứng!

Xin chào các Thầy/Cô và các bạn!
Trong lĩnh vực khuôn mẫu khi nhắc tới độ bền khuôn thì người ta thường quan tâm đến các vấn đề như: độ cứng sau nhiệt luyện, tổ chức tế vi sau khi ram...chứ không nhắc tới giới hạn bền.
Bề mặt khuôn khi sử dụng thường bị mòn. Vì thế, lĩnh vực khuôn mẫu quan tâm đến độ cứng vì đây là thông số đánh giá khả năng chống mòn.

Tổ chức tế vi quyết định đến cơ tính (trong trường hợp này là độ cứng). Căn cứ vào tổ chức và % pha sau nhiệt luyện, ta có thể dự đoán được cơ tính và lý giải được nguyên nhân hình thành nên cơ tính. Có mối liên hệ giữa thành phần pha sau nhiệt luyện và độ cứng.

Giới hạn bền tỉ lệ thuận với độ cứng...như vậy nó có công thức liên quan nào không?
Giữa độ cứng và độ bền có mối quan hệ với nhau. Tuy nhiên, bạn nên dùng mối quan hệ này để ước lượng chứ không nên tuyệt đối hóa. Bạn có thể tham khảo mối quan hện giữ độ bền và độ cứng ở các link sau:

http://www.industrialheating.com/Articles/Column/62966f835cbb7010VgnVCM100000f932a8c0____
http://www.[MEDIA=youtube]nifie-eng[/MEDIA].com/scitech/hardness/hardness.html

Vì trong tính toán kiểm nghiệm mình chỉ lấy thông số "giới hạn chảy" để so sánh thiết kế.
Theo mình, giới hạn chảy và độ cứng có mối liên hệ với nhau. Tuy nhiên, cho đến nay, mình chưa tìm được công bố (dạng công thức toán học) về mối liên hệ này. Thay vào đó chỉ có mối liên hệ giữa độ bền và độ cứng (như đã đề cập ở trên). Bạn chú ý, độ bền và giới hạn chảy là 2 thông số khác nhau.
 
Top