Giúp em một bài về smart component !

Author
Em chào anh DCL chào các anh !
Anh DCL, nếu có thời gian thì giúp em một bài dạy về một số vấn đề nhé, em đọc tutorial mà ko hiểu anh ạ !
1. Smart component
2. Cách sử dụng các công cụ thiết kế đường ống, và dây mềm trong solidworks.
Em cảm ơn anh !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
SMART COMPONENT

Trong thực tế, có nhiều chi tiết máy hay được lắp thành cụm với nhau dù trong các tổ hợp khác nhau. Ví dụ: bu lông-êcu-vòng đệm v.v... thường xuyên đi cùng với nhau. Để tránh phải thao tác lắp ráp chúng nhiều lần trong các tổ hợp, ta có thể dùng tính năng Smart Component.

Smart Component chính là chi tiết máy chủ đạo, mà kèm theo nó thường xuyên có các chi tiết máy khác được lắp với nó. Như vậy, ta chỉ cần đưa chi tiết máy Smart Component vào tổ hợp và làm thêm một thao tác lựa chọn (hay không lựa chọn) việc đưa các chi tiết đi kèm vào tổ hợp này. Tất nhiên, ta cũng có thể tạo một số tổ hợp con, bao gồm các chi tiết nêu trên để có kết quả tương tự, để rồi đưa các tổ hợp con này vào tổ hợp mẹ. (Cá nhân, tôi không thấy có sự khác biệt gì đáng kể giữa hai cách làm đó).

Ta có ví dụ sau:

Cụm tay quay gồm các chi tiết như minh họa dưới:


Chúng được lắp với nhau bất kể trong kết cấu máy nào có dùng đến tay quay, ta có thể tạo Smart Component để tiện dụng sau này. Dễ dàng thấy rằng chi tiết tay đòn (có lỗ ở hai đầu) là chi tiết chủ đạo, nó sẽ được tạo thành Smart Component.

Trước tiên, ta lắp chúng trong môi trường Assembly theo cách thông thường


Sau khi đã định vị đúng mọi chi tiết trong đó, vào trình đơn Tools, Make Smart Component....
Trong bảng thuộc tính bên trái màn hình, chọn chi tiết tay đòn cho trường Smart Component và các chi tiết còn lại cho trường Components rồi OK. Sau đó lưu tài liệu Assembly này lại.

Bây giờ, hãy chèn tay đòn này vào một tổ hợp khác xem sao? Giả sử ta đã có sẵn một Assembly và trong đó đã có một cái trục rồi, tay quay sẽ được lắp vào trục này.


Ta chèn tay đòn vào và lắp nó với trục theo cách bình thường:


Right-click thư mục của tay đòn (trong Panel bên phải màn hình) và chọn Insert Smart Feature, ngay lập tức ta thấy các chi tiết đi kèm với tay đòn đã được đưa vào vào định vị chính xác trong tổ hợp:

 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
THIẾT KẾ ĐƯỜNG ỐNG

Với đường ống cứng, bạn sử dụng thư viện hoặc dựng các linh kiện đường ống, gồm Cut các góc, T, Nối... và ống theo các đường kính x chiều dày. Sau đó bạn lắp bình thường trong Assembly.

Với ống mềm hoặc dây điện, bạn dùng lệnh Sweep để dẫn một tiết diện đi theo đường cong thích hợp.

VÍ DỤ THIẾT KẾ ỐNG MỀM​


Có mô hình như sau và ta phải thiết kế ống nối giữa 2 lỗ:


Việc vẽ một đường cong không gian như vậy để làm đường dẫn là việc không phải là đơn giản. Trước tiên, ta vẽ hình chiếu đứng của đường cong này, vẽ trên mặt phẳng đi qua tâm lỗ trên cao:


Lưu ý các mút của hình chiếu đứng đường cong này phải trùng với tâm của các lỗ và hướng của chúng phải vuông góc với các lỗ.

Trên mặt phẳng tạo lỗ thứ hai, ta cũng vẽ hình chiếu bằng cho đường cong:


Vào trình đơn Isert, Curve, Projected..., bạn chọn kiểu chiếu là Sketch onto Sketch, rồi chọn hai đường cong vừa vẽ, bạn sẽ có đường cong không gian mà hình chiếu của nó chính là các đường mà bạn vừa tạo:


Bạn convert 1 trong hai lỗ để tạo biên dạng cho ống (hoặc dùng cách nào thích hợp thì tùy). Gọi lệnh Sweep và dùng đường cong 3D này làm đường dẫn, bạn sẽ tạo ra ống mềm nối hai lỗ:

 
Author
Cám ơn anh vì bài viết !
Em muốn hỏi thêm anh một vấn đề, với trục then thì đường kính trục thay đổi ứng với từng cụm máy, do vậy lỗ then trên tay quay( smart componet) cũng cần kích thước thay đổi tương ứng. Như em thấy trong tutorial thì kích thước lỗ then này có thể tự động thay đổi theo đường kính trục. Vậy anh giúp em làm rõ vấn đề này nhé !
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Bạn đang dùng SW phiên bản nào, sao tôi không thấy phần bài tập về Smart Component trong phiên bản 2006 nhỉ?

Bạn chuyển cho tôi bài tập đó được không? Gửi về dcl202@yahoo.com.vn nhé!
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Đã nhận được mail của bạn.

Tiếc là phiên bản tôi đang dùng - SW2006 - không có bài tập này nên không biết những ý kiến sau có đúng không (bạn đang dùng SW phiên bản nào vậy?):

Việc dùng Smart Component quả thật là có những điểm khác và hay hơn so với việc dùng Assembly con chèn vào Assembly mẹ. Dùng Smart Component để chèn các chi tiết luôn đi kèm với nó vào một Assembly (như minh họa mà tôi đã làm ở bài viết trên) khá giống với việc chèn Assembly con vào Assembly mẹ. Tuy nhiên, có những khác biệt và hay hơn như sau:

1. Dùng Smart Component để chèn các Feature luôn đi kèm với nó vào Assembly: Ví dụ, kèm theo việc đưa gối đỡ vào Assembly, luôn cần có các bu-lông + ê cu + vòng đệm đã đành, ta còn luôn cần các lỗ bắt số bu-lông trên. Vậy thì ta có thể thiết lập luôn các lệnh tạo lỗ này kèm theo Smart Component , để khi chèn nó vào Assembly, không những ta có các bu-lông + ê cu mà còn có luôn cả các lỗ để lắp chúng nữa. Bất kể ta định lắp chi tiết này vào đâu là tại đó sẽ có ngay các lỗ bu-lông phù hợp.

2. Tính năng tự định cỡ (Auto Size): Hiện nay, SW mới có khả năng Auto Size cho các hình trụ (hy vọng phiên bản sau sẽ có nhiều khả năng hơn). Khi tạo Smart Component, ta dùng option Auto Size đối với mặt trụ nào cần có khả năng tương thích đường kính với chi tiết máy khác. Lưu ý là chúng cần tuân theo một tiêu chuẩn đường kính nào đó, chứ không phải giá trị bất kỳ. Để làm được như vậy, bạn phải tạo cho chi tiết máy này một "bảng cấu hình" Configurator Table, trong đó liệt kê sẵn những giá trị đường kính mà nó có thể được chấp nhận (ví dụ đường kính lỗ vòng bi chỉ được phép là 10, 12, 15, 17, 20, 25, 30 v.v...) và các giá trị min ~ max tương ứng. Khi đó, nếu đưa chi tiết này vào bản lắp, bạn lắp nó vào mặt trụ nào đó (cũng có đường kính theo tiêu chuẩn) thì chi tiết sẽ tự định cỡ cho phù hợp với chi tiết máy kia.

Như vậy, đối với trục có rãnh then, bạn cũng cần tiết kế trục này kèm theo "Bảng cấu hình" bao gồm các giá trị đường kính khả dĩ, cộng với các kích thước rãnh then thích hợp với từng đường kính đó. Khi đưa trục này vào Assembly và lắp nó vào một May-ơ có đường kính lỗ theo tiêu chuẩn, đường kính trục cũng như rãnh then sẽ cập nhật giá trị phù hợp với lỗ may-ơ.

Nếu có gì chưa chính xác, chắc bạn không trách vì tôi chưa có điều kiện "thực mục sở thị" và tự tay làm bài tập này.

Chúc thành công!
 
Author
Em đang dùng phiên bản 207 ! ;D
Cám ơn anh ! ;D
 
Top