Hàn điểm tiếp xúc

N

nta_ctm4

Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Các mem ơi, cho mình hỏi có nơi nào cung cấp que hàn điểm có thông số ký thuật: Đường kính 3.0mm, dài 1m, thành phần: Đồng, Nhôm
Ai biết thì thông tin nhé!
 
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

ý bác là que đồng hoặc nhôm ( chợ trời có bán đó bác ) hay la hợp kim đồng nhôm.
 
K

kinhdoanhvn

Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

bạn cần điện cực đồng cho máy hàn điểm à? bạn vào web: http://www.vnim-corp.com hoặc gửi yêu cầu vào địa chỉ email: sales.vnimcorp@gmail.com, mình sẽ trả lời bạn nhé.
Loại đồng điện cực mình có bán. bạn cho biết số lượng luôn nhé
thanks.
 
H

h2o

Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Ý [MENTION=47329]nta_ctm4[/MENTION] là tìm mua que bồi hay sao ấy chứ bác [MENTION=47665]kinhdoanhvn[/MENTION]:102:. Vì chưa nghe thấy cái điện cực hàn điểm nào có kích thước như bạn ấy mô tả :)). Chắc bạn ấy vào nhầm box
 

nds

Member
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

cả nhà cho em hỏi phát, em thấy hàn 2 phía thì em có thể hình dung dòng điện chạy ra sao để sinh nhiệt hàn, nhưng hàn điện cực 1 phía thì em khó giải thích vì sao dòng điện lại chạy ở tấm dưới mà không chạy hết ở tấm trên? mong các bác chỉ giúp! em cám ơn nhiều.
 
N

nta_ctm4

Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Cảm ơn các bác, ý em là mua điện cực đồng cho máy hàn điểm, xin nêu rõ hơn như sau để nhờ các bác giúp đỡ.
Que hàn đường kính 3mm, Cu > 98.77%, Pb < 0.01%, Fe < 0.01%, Al: 0.58~0.62%, Độ cứng HV> 145.
Vậy bác nào có thì alo cho em theo email: theanh.sn@gmail.com
 
Chào mọi người,
Hàn điểm trong thực tế em gặp cũng khá nhiều nhưng hàn điểm kiểu hàn 1 phía thì em chưa gặp bao giờ, em thấy khá thich thú khi nhìn hình vẽ trên, các bác nào có kinh nghiệm có thể giải thich giúp em nguyên lý sinh nhiệt để hàn bằng cách hàn trên với (các bác giải thích càng tỷ mỉ càng tốt)
em cám ơn mọi người.
 
Ðề: Re: Hàn điểm tiếp xúc

Chào mọi người,
Hàn điểm trong thực tế em gặp cũng khá nhiều nhưng hàn điểm kiểu hàn 1 phía thì em chưa gặp bao giờ, em thấy khá thich thú khi nhìn hình vẽ trên, các bác nào có kinh nghiệm có thể giải thich giúp em nguyên lý sinh nhiệt để hàn bằng cách hàn trên với (các bác giải thích càng tỷ mỉ càng tốt)
em cám ơn mọi người.
Chào cả nhà,
có bác nào biết dòng điện trong hàn tiếp xúc 1 phía nó đi như thế nào không? giải thích giúp em với, em không hiểu tại sao 2 điện cực đặt cùng vào 1 chi tiết phía trên mà lại hàn được với chi tiết ở dưới?
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Re: Hàn điểm tiếp xúc

Chào cả nhà,
có bác nào biết dòng điện trong hàn tiếp xúc 1 phía nó đi như thế nào không? giải thích giúp em với, em không hiểu tại sao 2 điện cực đặt cùng vào 1 chi tiết phía trên mà lại hàn được với chi tiết ở dưới?

Thấy các kĩ sư hàn không phát biểu gì hết nên tớ phán liều thế này, nếu ai không có ý kiến thì coi như người ấy đồng ý.

Nó đi thế này:

điện cực 1 -> 1 phần qua tấm trên, 1 phần qua tấm dưới -> điện cực 2

Tùy theo điện trở suất của tấm 1 và tấm 2 mà nó chia dòng qua 2 tấm này nhiều ít khác nhau.

Thế thì tại sao nó dính?

Nó dính là do nhiệt lượng phát ra do dòng điện: Q=R*I*I*t.

Mà 2 điểm tiếp xúc điện cực là 2 điểm có R lớn nhất nên sinh nhiệt nhiều nhất làm kim loại tại 2 chỗ này chảy ra nhanh nhất, kim loại tấm trên chảy ra sẽ lan qua tấm dưới tạo thành điểm hàn.

Dưới đây là mặt cắt ngang của 2 tấm sắt 8mm hàn điểm 1 phía:

Dòng điện nhỏ:



Tăng dòng điện lên cao hơn:

 
Last edited:
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Cám ơn anh GIANG đã giải đáp vấn đề em thắc mắc, nhưng câu trả lời của anh em vẫn thấy chưa thỏa đáng:
1. Hồi học cấp 3 thầy giáo em có nói "dòng điện là anh chàng lười, nó luôn chọn đường dễ để nó đi" >> vậy tại sao nó không đi hết từ cực hàn 1 qua tấm trên rồi về điện cực 2 mà nó lại phải 1 phần đi vòng từ điện cực 1 qua tấm 1 qua tiếp xúc giữa 2 tấm qua tấm 2 rồi lại qua tiếp xúc 2 tấm rồi qua tấm 1 mới về điện cực còn lại???
2. trong công thúc q=i*i*r*t thì điện trở càng cao>>>q càng nhỏ vì hiệu điện thế giữa 2 điện cực là không đổi>>>2 chố tiếp xúc tạo mối hàn có điện trở lớn nhất>>>sinh nhiệt nhỏ nhất(nhỏ hơn những chỗ tiếp xúc mà có điện trở nhỏ hơn) vậy tại sao chỉ có chỗ đó bị chảy còn chỗ khác thì không??
 
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Các bác chuyên ngành ơi, giúp em làm dõ vấn đề này vơi,
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Cám ơn anh GIANG đã giải đáp vấn đề em thắc mắc, nhưng câu trả lời của anh em vẫn thấy chưa thỏa đáng:
1. Hồi học cấp 3 thầy giáo em có nói "dòng điện là anh chàng lười, nó luôn chọn đường dễ để nó đi" >> vậy tại sao nó không đi hết từ cực hàn 1 qua tấm trên rồi về điện cực 2 mà nó lại phải 1 phần đi vòng từ điện cực 1 qua tấm 1 qua tiếp xúc giữa 2 tấm qua tấm 2 rồi lại qua tiếp xúc 2 tấm rồi qua tấm 1 mới về điện cực còn lại???
2. trong công thúc q=i*i*r*t thì điện trở càng cao>>>q càng nhỏ vì hiệu điện thế giữa 2 điện cực là không đổi>>>2 chố tiếp xúc tạo mối hàn có điện trở lớn nhất>>>sinh nhiệt nhỏ nhất(nhỏ hơn những chỗ tiếp xúc mà có điện trở nhỏ hơn) vậy tại sao chỉ có chỗ đó bị chảy còn chỗ khác thì không??
Các bác chuyên ngành ơi, giúp em làm dõ vấn đề này vơi,

Cấm spam, post nhiều bài liên tiếp nhé!

Phải biết kiên nhẫn....

Không được đòi hỏi vào ngày nghỉ của mọi người nhé!

Ý 1 của bạn:

Thầy giáo của cậu hoàn toàn đúng.
Dòng điện sẽ chọn đường đi có trở kháng thấp nhất.

Như vậy có 3 trường hợp

1/ Tấm trên dẫn điện tốt hơn tấm dưới: Dòng điện sẽ đi thế này: điện cực 1 > tấm trên (phần lớn) > điện cực 2

2/ Tấm dưới dẫn điện tốt hơn: Dòng điện sẽ đi thế này: điện cực 1 > tấm dưới (phần lớn) > điện cực 2

3/ 2 tấm dẫn điện như nhau: giống trường hợp 1 (tự suy ra nhé)

Trong các trường hợp trên thì chỗ có R lớn nhất trên đường dòng điện đi qua là:

1/ & 3/ chỗ tiếp xúc giữa điện cực và tấm kim loại trên.

2/ Phần kim loại tấm trên tiếp xúc với điện cực và tiếp xúc với phần kim loại tấm dưới ngay dưới điện cực, chỗ này có áp lực ép của điện cực.

Ý 2 của bạn:

Đối với máy hàn, người ta không duy trì điện thế không đổi mà người ta duy trì dòng điện.
Cho nên người ta hay lấy thông số kỹ thuật của máy hàn là bao nhiêu A chứ không phải là V hay KVA.

Khi hàn người ta xem máy hàn làm việc ở chế độ ngắn mạch nên dòng điện hàn coi như đạt cực đại khả năng cung cấp của máy hàn và duy trì
(Các máy hàn hiện đại ứng dụng điện tử đều có cơ chế duy trì dòng điện theo mức thiết đặt mong muốn.)

Như vậy:

Phần trả lời ý 1 và phần trả lời về nguồn dòng trong ý 2, thì trong công thức Q=RIIt xét cho từng đoạn thì có phải là trong 1 mạch có cùng 1 dòng điện chạy qua (mạch nối tiếp mà) đoạn nào có R bự thì sinh nhiệt lớn không?

Và các điểm đó chảy ra kéo theo việc các vùng kim loại gần kề xung quang chảy ra ở cà tấm trên và tấm dưới (kể cả tại đầu điện cực) tạo thành mối hàn điểm.

Đó là lí luận cửa tớ theo cách nhìn của ks điện, chứ không phải cùa ks hàn.
Cậu có thể tra nhiều nguồn tài liệu tiếng aAnh theo từ khoá "spot welding", có lẽ sẽ có nhiều thông tin hơn.
 
Last edited:
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Thực ra em là dân cơ khí, nhưng thấy cái này hay hay nên muốn hiểu chút!không lại khó chịu, he.Cám ơn bác đã nhiệt tình giúp, nhưng câu trả lời của bác vẫn chưa làm em ''tỉnh'',
Nếu tấm trên và tấm dưới dẫn điện ngang nhau (vì thường hàn 2 chi tiết cung vật liêu) thì dòng điện sẽ qua tấm trên nhiều hơn và qua tấm dưới rất ít (tức là qua 2 chỗ tiếp xúc ở 2 cực hàn rất it)>>>>khi mà hàn được thì có phải là hao phí điện quá lơn không?
 

mrgiang99

Active Member
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

Thực ra em là dân cơ khí, nhưng thấy cái này hay hay nên muốn hiểu chút!không lại khó chịu, he.Cám ơn bác đã nhiệt tình giúp, nhưng câu trả lời của bác vẫn chưa làm em ''tỉnh'',
Nếu tấm trên và tấm dưới dẫn điện ngang nhau (vì thường hàn 2 chi tiết cung vật liêu) thì dòng điện sẽ qua tấm trên nhiều hơn và qua tấm dưới rất ít (tức là qua 2 chỗ tiếp xúc ở 2 cực hàn rất it)>>>>khi mà hàn được thì có phải là hao phí điện quá lơn không?
Thế cho nên tấm càng dày cần dòng điện và thời gian hàn càng nhiều.
Hao điện hay không phụ thuộc KWh!
Đem thời gian hàn bấm so với thời gian hà điện và các loại khác thì chưa chắc hàn bấm tiêu hao năng lượng nhiều tiền hơn.
Chưa kể phải xử lí sau khi hàn để đạt độ thẩm mỹ thì các phương pháp khác thua xa về nhân công và thời gian... dẫn đến tiền bạc!

Phải chấp nhận thôi, có vậy các nhà sản xuất máy hàn mới bán được máy, EVN bán được điện, công tơ, biến áp, lâu lâu rớt cầu chì trên cột lại có phong bì....
Tóm lại, được việc ta muốn, thì người khác cũng được việc, xã hội mới phát triển....
 
Last edited:
Ðề: Hàn điểm tiếp xúc

xin chào bạn đã có câu hỏi hay.
cảm ơn anh Giang đã trả lời rất tốt.
Nhưng bạn có câu hỏi :
bạn có thể làm 1 thí nghiệm như sau giúp mình được ko?
" Bạn dùng dòng điện 220V, trong đó có 2 cực âm và dương, bạn cho 2 cực này chạm vào nhau"
Bạn hãy cho mình biết kết quả nhé.
nếu bạn biết kết quả này thì bạn cũng tự trả lời đc câu hỏi của bạn rồi đó.
chúc bạn nhanh chóng tìm được đáp án.
====================
Đoàn Quang Trung
......................................................

Welding technology and equipment Co., Ltd
Web: www.weldtec.com.vn

Add: 108 D5, Tran Thai Tong Road, Cau Giay District, Ha Noi City
Tell: (+84) 62690458 Fax: (+84) 62690457
Skyper: Doan Trung
Mobile: +(84)973 981 235 / +(84)124 686 4868

Email: doantrung.qn@gmail.com


KHÓ VỀ HÀN, ĐẾN DIỄN ĐÀN CTWEL www.ctwel.com/forum


======================================================
 
Top