Hàn này gọi là hàn gì nhỉ?

  • Thread starter Liễu Ngân Đình
  • Ngày mở chủ đề
L

Liễu Ngân Đình

Author
Hàn kiểu này có thể gọi là hàn Vá không nhỉ?
Tôi đã thấy 1 sản phẩm INOX dầy 0.2mm bị xước mặt, vết xước cũng không sâu lắm nhưng cũng làm hỏng chi tiết vì đây là chi tiết quan trọng và đang đánh bóng nên có thể nói là quá khủng khiếp với khổ chủ. May thay được người bạn giới thiệu đến 1 anh bạn chuyên hàn vá những lỗi kiểu vết sước này. Rất hay khi nhìn sản phẩm sau khi hàn vá vì không ai còn nhận ra vết tích của vết sước. Nếu nói là Mạ đè lên thì xin thưa rằng anh bạn có sản phẩm lỗi kia là chủ xưởng mạ nên không thể qua mặt anh ta về chuyện mạ đè. Nghe nói, Anh bạn ẩn dật kia giấu công nghệ kinh khủng và có thể và được cả những vết xước trên tấm KL dầy 0,05mm.
Vậy nhà ta có ai biết cái công nghệ này là như thế nào không?
Tò mò quá, chứ chẳng cướp được nghề của anh chàng kia đâu.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Có phải là phương pháp "mạ xoa" không? Tôi thấy giới thiệu phương pháp mạ phục hồi này trên TV, khá hay. Phương pháp này có thể phục hồi các chi tiết mòn, xước và thậm chí là phủ một lớp chịu mòn trên bề mặt sản phẩm mới chứ không chỉ để phục hồi.

Bạn vào trang sau tìm hiểu thêm nhé:
http://www.iemm.com.vn/module/news/viewcontent.asp?langid=2&ID=346
 
anh Đình đang đề cập tới phương pháp hàn nào cơ mà anh DCL.... Để hàn được như vậy đòi hỏi người thợ phải khéo léo tinh xảo trong từng mối hàn

Còn như mạ xoa như anh DCL nói em đã được làm để mạ chi tiết trục bánh xe lửa (rất lớn)
Bọn em cũng tiến hành mạ xoa Ni vết xước dày khoảng 3 rem sau đó mài bằng giấy ráp cho đồng đều ... Công nghệ chưa lắm vững lăm nhưng cũng đạt được 1 số yêu cầu đề ra
Máy mạ xoa là máy LDC 100A của Mỹ (gần giống tên anh DCL ;D)
 
0

000060000

Author
Hàn kiểu này có thể gọi là hàn Vá không nhỉ?
Tôi đã thấy 1 sản phẩm INOX dầy 0.2mm bị xước mặt, vết xước cũng không sâu lắm nhưng cũng làm hỏng chi tiết vì đây là chi tiết quan trọng và đang đánh bóng nên có thể nói là quá khủng khiếp với khổ chủ. May thay được người bạn giới thiệu đến 1 anh bạn chuyên hàn vá những lỗi kiểu vết sước này. Rất hay khi nhìn sản phẩm sau khi hàn vá vì không ai còn nhận ra vết tích của vết sước. Nếu nói là Mạ đè lên thì xin thưa rằng anh bạn có sản phẩm lỗi kia là chủ xưởng mạ nên không thể qua mặt anh ta về chuyện mạ đè. Nghe nói, Anh bạn ẩn dật kia giấu công nghệ kinh khủng và có thể và được cả những vết xước trên tấm KL dầy 0,05mm.
Vậy nhà ta có ai biết cái công nghệ này là như thế nào không?
Tò mò quá, chứ chẳng cướp được nghề của anh chàng kia đâu.
Theo như mình thì anh chàng ẩn giất này dùng phương pháp Hàn Đắp .Nhưng mình chỉ thấy hàn những tầm INOX có chiều dày từ 0,4mm trở lên chứ chưa bao giờ được nhìn thấy ai hàn đắp phôi 0,2mm bao giờ cả.
khi hàn dắp trước tiên bạn phải làm sạch mặt chổ hàn thật cận thận tránh dầu mỡ,chất bẩnv.v..
vì chiều dày kim loại mỏng nên ta cho mỏ hàn tig lên mặt phôi ,ko cần thei6t1 dể phôi chảy dẻo,chỉ cần phôi nóng,sau đó ta cho que hàn đắp vào và đánh tay đều cho kim loại đắp và kim loại cơ bạn hoà trộn với nhau.(trong thao tác này đỏi hỏi kinh nghiệm,tay nghề của người thợ phải rất cao )
mình chỉ nói có thế .có bạn nào còn ý kiến nào khác xin post lên cho mình tham khảo

Thân !
 
Tôi là kỹ sư Hàn, cũng có vài năm làm việc liên tục trong ngành hàn. Cũng đọc khá nhiều sách về HN. Cũng có cơ hội đi nhiều nước để thăm các triển lãm hàn..
Chưa thấy thấy có cái máy hàn, hay quá trình hàn nào kiểu thế này! Bác nào biết chỉ giúp cho mở rộng tầm mắt!

Thanks n Enjoy!
 
C

cuong_coma6

Author
Công việc của tôi cũng liên quan nhiều đến Inox nhưng tôi chưa từng thấy ai hàn vá được vết xước trên tấm Inox dầy 0.2mm cả. Thứ nữa là khi hàn Inox thì độ biến dạng của Inox cực lớn, ko còn giữ được hình dáng ban đầu. Ko biết anh chàng kia có dùng nhiệt để hàn ko nhỉ? Để tôi xuống hỏi đội công nhân tôi xem có anh nào biết hàn cái loại này ko?
 
C

chinrong

Author
Đã gần một năm rưỡi từ khi chủ đề này được lập mà vẫn chưa có ai giải được chiêu của anh chàng kia. Cũng lạ là chưa ai đặt lại vấn đề xem chi tiết kia có chịu lực hoặc có bị rung động do va chạm hay không. Nếu chi tiết bị rung động do va chạm thì với bề mặt bám quá nhỏ như vậy và không được bao kín thì phương pháp mạ khó bền. Có ý kiến cho là hàn TIG mà không làm chảy bề mặt thì lại càng mơ hồ.
Tôi chỉ xin đoán (để có hướng tìm hiểu) là anh ta dùng phương pháp hàn bằng tia laser với dây thật nhỏ mới có thể không gây biến dạng nhiệt của chi tiết.
Cũng rất mong bạn nào tìm hiểu được bằng thực nghiệm thì thông tin cho mọi người được rõ.
 
B

bambit

Author
Để sửa chữa các khuyết tật dạng như vậy người ta dùng công nghệ Hàn đắp bằng tia Laser (ЛАЗЕРНАЯ НАПЛАВКА). Ở Nga dùng công nghệ này để sửa chữa các thiết bị hàng không bằng thép không gỉ và Titan
 
R

roby_love

Author
Sửa chữa những khuyết tật như vậy có thể dùng công nghệ mạ quét hay còn gọi là mạ xoa.
Hiện nay với công nghệ mạ này có thể mạ, sửa chữa, phục hồi với hầu hết kim loại, hợp kim khác nhau với độ dày không hạn chế - vấn đề là giá thành thôi.
Bên em đang nhận làm dịch vụ này.
Bác nào quan tâm em có thể cung cấp thêm thông tin.
 
trên youtube có một clip hàn vá lỗ trên cái lon cocacola, ko biết có phải cái các bác cần ko nhỉ.

<object width="425" height="344"><param name="movie" value="http://www.youtube.com/v/nAQfynliEFA&hl=en&fs=1"></param><param name="allowFullScreen" value="true"></param><param name="allowscriptaccess" value="always"></param><embed src="http://www.youtube.com/v/nAQfynliEFA&hl=en&fs=1" type="application/x-sh
" allowscriptaccess="always" allowfullscreen="true" width="425" height="344"></embed></object>

"Sao nhúng vào ko được các bác nhỉ :("
"hic..xin lỗi bác vnjbk, định sửa cái link Youtube mà ko đc."
 
Last edited by a moderator:
0

000060000

Author
cái này là hàn nhôm àm bạn .với lại bề dày của đáy lon >0,2mm mà
 
Theo như bác tả, thì có thể gọi hàn kiểu này là : Hàn bịp! :24: Vì chả có ông nào tay nghề và thiết bị cao đến mức hàn đc vết xước trên vật liệu tấm dày 0.2mm mà ko làm biến dạng chi tiết cả, chưa nói là thủng to hơn lúc chưa hàn. Chỉ có thể hàn tấm thép 0.2mm lên tấm thép có độ dày bất kỳ thì em có thấy máy này ạ. Kiểu này cũng là 1 dạng hàn tiếp xúc nhưng nó dùng điện áp cao để làm nóng chảy cả 2 vật liệu dày và mỏng cùng một lúc. Máy này áp dụng cho sửa chữa khuôn mẫu, khi bị lỗi có thể lấy tấm thép lá dày 0.5mm hàn lên bề mặt của khuôn. Ở nước ngòai gọi là hàn lạnh.
 
Các tiền bối lý giải đi !
Em vừa đưa mỏ hàn MIG vào tấm SUS201 0.2mm thì nó đã xoăn luôn.
Lần sau rút kinh nghiệm lót đồng ở phía dưới, sau đó làm nóng chảy kim loại lên trên vết xước nhưng vẫn không ổn.
 
A

atthe

Author
Các tiền bối lý giải đi !
Em vừa đưa mỏ hàn MIG vào tấm SUS201 0.2mm thì nó đã xoăn luôn.
Lần sau rút kinh nghiệm lót đồng ở phía dưới, sau đó làm nóng chảy kim loại lên trên vết xước nhưng vẫn không ổn.
đưa mỏ hàn MIG vào tấm SUS201 0.2 mm xoăn là cái chắc, bác thêm tấm đồng lót dưới cũng vậy thôi,
Cái này có lẽ thử hàn bằng phương pháp kép xem sao, gá tấm tôn dầy kẹp vào mép hàn, cả phía trên lấn phía dưới, hàn bằng phương pháp hàn bình thường, sau đó mài lại.
Nếu nói đến công nghệ hàn ở Tây thì khỏi bàn.
 
M

matt

Author
matt có thấy một máy hàn , nhưng vì không phải chuyên hàn nên thấy sao nói vậy . Máy hàn mà matt thấy hàn được 0.01 mm .

Máy đó cũng đơn giản lắm giống như máy hàn bình thường , nhưng không có kềm để gắp que hàn , hình như nó là hàn điện . Phía dưới chân có 1 con cóc để đạp . Máy có 2 dây một + một - Chẳng biết cái nào âm dương chỉ biết phải tạo thành mạch kín . Còn mũi hàn hình dạng như 1 con dao rọc giấy ; Lúc hàn thì chỉnh Hiệu điện thế tùy theo mối hàng dày hay mỏng . Miếng phim mỏng bằng inox gọi là " quát - sơ " ( tại nó ghi tiếng Nhật , ghi trại trại là vậy đó ) . Miếng này móng nhất là 0.01 - 0.5 có thể là dày hơn nữa .

Đặt miếng phim này lên chi tiết ,đế chi tiết đặt trên miếng có cực ( chẳng biết cực âm hay dương ) , sau đó lấy dao ( tại nó giống con dao thì gọi là con dao hàn vậy , nghe có vẻ nhãm nhãm ) rồi chấm lên mặt miếng phim và đạp cóc ( chẳng biết cốc hay cóc nữa ha ha ,nhưng mà nó có tên tiếng Anh nghe hay lắm mà tự nhiên .... thoáng quên .. he he ) nói chung là chân đạp cái đồ quỷ đó . Thì sẽ xuất hiện tia lửa điện ( mạnh yếu tùy theo điện áp mình chỉnh ) . Nếu cao quá thì sẽ phát nổ ( quy mô nhỏ thôi ) . Nó sẽ làm miếng phim dính với chi tiết . Nhìn bằng microscope ( kính hiển vi phóng chừng x20 của nikon ) thì sẽ thấy có những chỗ biến dạng về màu sắc ( giống như máy điêu khắc , làm biến dạng tính chất của vật chất để cho ra hình ảnh đó ) . Nhưng nó vẫn phẳng ( nếu không phẳng thì điện áp quá cao ) .

Do chi tiết này dùng để làm khuôn ép nhựa nên cần đồ chêm chính xác cao , bản đảm hàn xong thì bỏ vào khuôn máy chạy êm không kén đĩa hi hi . Ai là dân kỹ thuật thì cũng biết kim loại sẽ bị mòn theo thời gian . Đây cũng là một trong những phương pháp khắc phục độ mòn về chiều cao ( còn về chiều rộng , và cân nặng thì .... chỉ có bên y học mới biết thôi hi hi )

Hok biết em nói cái pp này có đúng ý anh Liễu Ngân Đình không ?

Chẳng hok đúng òi . Để bữa nào rảnh chạy ra thằng bạn chuyên gia hàn khung sườn xe VESPA chắc nó biết công nghệ hàn vá này . ^^

Trong thuật ngữ dân chạy xe 67 thì gọi là "tháp" thay vì dùng từ là " độ xe " . Tháp số sườn xe nhập lậu từ CAMPUCHIA để có giấy tờ MADE IN HÀNG NHÁI

Nếu bạn nào thích tìm hiểu công nghệ tháp này . Tháp hay đến nỗi xe đang là Côn Tự động chuyển qua côn tay mà vẫn không thấy được chỗ tháp . Chỉ biết là nó tháp sẽ là vùng đó thôi . Còn chỉ chính xác thì .... bó tay . Các bạn vào www.honda67vn.com

Ở HN cũng có nhiều lão làng lắm đó .

Chắc anh Liễu biết mà giả bộ hỏi đó mà , anh Liễu võ nghệ đầy mình mà xạo ke hoài .
 
Last edited by a moderator:
M

matt

Author
trên youtube có một clip hàn vá lỗ trên cái lon cocacola, ko biết có phải cái các bác cần ko nhỉ.
Code:
[URL]http://www.youtube.com/watch?v=nAQfynliEFA[/URL]
Uhm đây là công nghệ mà mấy tay ảo thuật nhét đồng xu vào lon coca đó mà

Chẳng hạn như Bone Ho người VN ở Hải Ngoại

Code:
http://www.youtube.com/watch?v=spJvXTKS8es
Tui cũng không hiểu ông này mặc áo làm sao nhanh như vậy . Nếu ông ta chỉ tui thì tui rất tiết kiệm được thời gian mặc áo

Code:
http://www.youtube.com/watch?v=_igFr4bTYSs
 
Last edited by a moderator:
C

chinrong

Author
Không biết mọi người còn nhớ nội dung này không nhỉ :

" Sản phẩm INOX dầy 0.2mm bị xước mặt, vết xước cũng không sâu lắm nhưng cũng làm hỏng chi tiết vì đây là chi tiết quan trọng và đang đánh bóng nên có thể nói là quá khủng khiếp...hàn vá những lỗi kiểu vết sước này. Rất hay khi nhìn sản phẩm sau khi hàn vá vì không ai còn nhận ra vết tích của vết sước".

Các mes trao đổi nghiều biện pháp, thiết bị, công nghệ...Nhưng kết quả sau cùng có đúng y như ý người lập chủ đề không?
 
M

matt

Author
Không đúng thì ít ra cũng phát sinh ra công nghệ mới . Hàn , nó làm biến dạng chi tiết , làm chảy loãng , không nhiều thí cũng ít . Nhưng mà ở chủ thớt không nói xước như thế nào ? Không qua kiểm bằng kính hiển vi thì biết xước ra sao ? không gian xước ra sao ? Đang đánh bóng là sao hok hỉu ? Đánh bóng cũng làm xước chi tiết mà !!! Đánh như đánh bóng lư hương chăng ? Cũng bóng lưỡng đó , nhưng xem bằng kính thì thấy nó vẫn trầy xước mà .

Tại chủ thớt không có hình ảnh cụ thể nên Phán Quan cũng dựa theo lời dẫn của chủ thớt mà phán lại thôi . Đánh bóng cũng có công nghệ đánh bóng mà . Chỉ sợ chủ thớt bị lừa do Kỹ thuật viên kia đánh bóng chứ không phải hàn . Không nhận ra vết tích vết xước hay là do mắt thường không phân biệt được hay do một phương pháp tạo ảo giác gây ra ?

Giống như lấy Cana vuốt xe chẳng hạn . Thật sự thì nó xước , nhưng cana vuốt qua thì nó sẽ gây ảo giác cho mắt là vùng xước và vùng không xước tiệp nhau . Nhưng nếu dùng ánh đèn rọi ở nhiều góc độ khác nhau thì sẽ thấy độ sâu của vết xước . Hoặc lấy phấn màu cà lên sẽ biết .

Có khi nào tay kỹ thuật viên đó dùng công nghệ Cạo cho sản phẩm 0.2mm này không ta ? Nếu đồ cạo xịn thì rất chính xác có thể là 0.001 đấy . Chẳng biết sản phẩm này có thể tích ra sao , chỉ biết nó dày 0.2 thì khó phán quá .Nhưng mà nếu công nghệ X ấy làm được việc này thì chắc giá thành sẽ không rẻ , nếu gần bằng tiền sản xuất chi tiết thì nên .... làm lại một chi tiết khác .

Tui nhìn một chi tiết theo nhiều khía cạnh khác nhau chứ không riêng gì dùng PP Hàn .Dân sửa xe cũng hay dấu nghề , dấu chỗ gia công đồ cho xe máy . Mình biết thừa chỗ đó , nhưng cũng giả điên giả khùng cho qua chuyện .

Chắc anh Đình phải chỉ dẫn cụ thể chi tiết này cho anh em xem đi để còn biết mà ... tùy cơ ứng biến .
 
A

atthe

Author
Chắc anh Đình phải chỉ dẫn cụ thể chi tiết này cho anh em xem đi để còn biết mà ... tùy cơ ứng biến .
Cũng mong thầy Đình giải thích dùm vụ này, quả là nhiều ý kiến khác nhau, tất cả đều cụ thể nhưng đó chưa phải là phương án tối ưu bác matt nhỉ!
 
M

maiyeuem

Author
Ðề: Hàn này gọi là hàn gì nhỉ?

Tấm mỏng 0.2mm, vết xước nông như vậy thì chỉ dùng phương pháp mạ hoặc phun phủ để phục hồi thôi chứ. Còn hàn thì chắc là không thực hiện được ngay cả khi sử dụng các phương pháp hàn đặc biệt.
 
Top