Hệ số truyền nhiệt của các vật liệu chịu nhiệt (λ)

  • Thread starter ubuntu
  • Ngày mở chủ đề
U

ubuntu

Author
Tôi đang cần một số thông số kỹ thuật của các loại vật liệu chịu nhiệt >=1800 oC max 2000 oC, cụ thể là hệ số truyền nhiệt của các loại gạch hoặc bê tông chịu nhiệt.
Các thầy, các bạn nào có cho mình xin một ít để tham khảo.

Xin cảm ơn các thầy, các bạn.
 
Last edited by a moderator:
Tôi đang cần một số thông số kỹ thuật của các loại vật liệu chịu nhiệt >=1800 oC max 2000 oC, cụ thể là hệ số truyền nhiệt của các loại gạch hoặc bê tông chịu nhiệt.
Các thầy, các bạn nào có cho mình xin một ít để tham khảo.

Xin cảm ơn các thầy, các bạn.
Bạn có thể tham khảo tại đây, không đầy đủ nhưng hy vọng hữu ích khi cần tính toán cân bằng nhiệt:

http://www.engineeringtoolbox.com/thermal-conductivity-d_429.html

Nói chung, vật liệu chịu lửa trong khoảng trên 1800 độ C là khá hiếm rồi, đặc biệt nếu môi trường làm việc chịu bức xạ trực tiếp hoặc giàu pha lỏng nóng chảy, pha hơi ăn mòn. Nếu làm việc trên 1800 độ C, có thể dùng magnesia,
, graphite. Bê tông chịu lửa có lẽ không sử dụng trong trường hợp này. Nếu bắt gặp quảng cáo từ nhà sản xuất, bạn nên cân nhắc kỹ, đặc biệt trong trường hợp bê tông chịu lửa tổng hợp trên cơ sở high alumina (trên 95% Al2O3) low CA cũng không thể chịu nổi 1800 độ đâu. Quảng cáo vẫn chỉ là quảng cáo!
 
V

vinhck2000

Author
Ðề: Hệ số truyền nhiệt

chào các Bác :
các bác chỉ dùm cách tính nhiệt lượng cần thiết để dung sôi dầu ( dầu thực vật )
số liệu : V =200 lít
nhiệt độ ban đầu t1=10C
sau khi nung t2= 185 C
nhiệt lượng cần cung cấp la bao nhiêu .
xinh cam on nhiều ?
xin cho biết nhiệt dung riêng của dầu thực vật là bao nhiêu vậy ?
hệ số truền nhiệt là bao nhiêu ?
 
T

thuhuyen

Author
Ðề: Hệ số truyền nhiệt của các vật liệu chịu nhiệt (λ)

có bạn nào có thể cho mình các thông số vật lý của đồng và không khí được không, nếu có luôn tài liệu về các thông số vật liệu thì tốt quá..^^...mình đang cần thông số truyền nhiệt ,dẫn nhiệt , khối lượng riêng của của đồng và không khí..kiếm hoài trên google mà khó quá nên vào đây nhờ máy bạn giúp đỡ...thanks
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Hệ số truyền nhiệt của các vật liệu chịu nhiệt (λ)

có bạn nào có thể cho mình các thông số vật lý của đồng và không khí được không, nếu có luôn tài liệu về các thông số vật liệu thì tốt quá..^^...mình đang cần thông số truyền nhiệt ,dẫn nhiệt , khối lượng riêng của của đồng và không khí..kiếm hoài trên google mà khó quá nên vào đây nhờ máy bạn giúp đỡ...thanks
Cậu tìm kiểu gì mà không thấy? Tớ tìm thấy như sau:

[LEFT]



Trừ link đầu tiên dẫn về đúng bài này thì link thứ hai:

http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%E1%BB%99_d%E1%BA%ABn_nhi%E1%BB%87t

và thứ ba:

http://cachnhiet.net/trang/96

Đều có trả lời cho vấn đề cậu cần!
[/LEFT]
 
Last edited:
Lượt thích: umy
T

thuhuyen

Author
Ðề: Hệ số truyền nhiệt của các vật liệu chịu nhiệt (λ)

Thanks bạn DCL những link đó mình đã search rồi...^^ cái mình mong muốn là có được thông số chi tiết của các loại vật liệu...còn không thì là thông số của đồng và không khí..trong mấy cái link kia nó còn thiếu lắm...^^..thanks for share..rất mong các bạn nào biết giúp đỡ mình với..
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Hệ số truyền nhiệt của các vật liệu chịu nhiệt (λ)

Tôi thấy link bác DCL cho chỉ dẫn quá đủ rồi đấy chứ, vấn đề là cậu hoặc chỉ muốn mọi người tìm sẵn cho kết quả hoặc chưa biết cách tra cứu kỹ lưỡng (mong là cậu ở vế sau)
 
Lượt thích: umy

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Hệ số truyền nhiệt của các vật liệu chịu nhiệt (λ)

Trên Internet hiện nay có quá nhiều kiến thức, rất thuận tiện trong việc tra cứu các vấn đề thuộc mọi lĩnh vực chuyên môn và cuộc sống. Tuy nhiên, cũng phải thấy rằng với hằng hà sa số dữ liệu như vậy, thực sự đã gây không ít khó khăn cho những ai chưa có nhiều kinh nghiệm truy vấn. Bởi vậy, một số công cụ tra cứu và sổ tay điện tử đã ra đời để đáp ứng việc tham khảo các dữ liệu trong một số lĩnh vực cụ thể.

Nhân đây, tớ xin giới thiệu chức năng mô hình hoá vật liệu của phần mềm thiết kế cơ khí SolidWorks. Ngoài năng lực chính là thiết kế các đối tượng hình học, thì SW rất mạnh trong việc mô phỏng vật lý. Sau khi đã xây dựng xong mô hình hình học, ta có thể gán từng vật liệu cho mỗi đối tượng để tiến hành các giả lập vật lý để khảo sát chúng như thật, hoặc nói một cách hình ảnh là mô hình hiện thực ảo.

Khi ta chọn một vật liệu nào đó để gán cho đối tượng thiết kế thì các thuộc tính (tính chất) vật lý của vật liệu đó sẽ xuất hiện trong hộp thoại để ta xem xét và có thể hiệu chỉnh các giá trị này cho phù hợp với thực tế (giả thiết rằng ta có phương pháp xác định chính xác hơn những giá trị nào đó so với các nhà viết phần mềm). Cũng theo cách này, ta còn có thể bổ sung thêm những vật liệu mà thư viện của phần mềm này chưa cập nhật...

Sau đây là các thuộc tính vật liệu đồng đỏ mà SW cung cấp:



[LEFT]Còn dưới đây là của không khí:



[LEFT]Như vậy là với một bài toán kỹ thuật nào đó, sau khi ta đã xây dựng xong mô hình hình học và gán các vật liệu thích hợp và các điều kiện biên liên quan thì ta có thể nhanh chóng tiến hành các tính toán để có được kết quả giống như sẽ xảy ra trên thực tế. Ví dụ, bài toán một khối đồng đỏ hình trụ với kích thước xác định và nhiệt độ T1, để trong không khí nhiệt độ T2 thì sau bao lâu nó sẽ nguội xuống nhiệt độ T3 (T1 và T2 là các điều kiện biên) sẽ được giải một cách nhanh chóng.
[/LEFT]
[/LEFT]

 
Lượt thích: umy
Top