Hệ thống cấp phôi tự động

N

ngochieu_spkt0409

chào anh Phúc Linh đề tài của em làm về hệ thống cấp phôi Thanh dạng tròn cho máy tiện cnc với chiều dài của phôi là tùy ý trong khoang từ 150 - 1250mm.
rất mong sự giúp đỡ của anh Phúc Linh và các bạn
 
Mình sẽ up file về hệ thống cấp phôi lên cho mọi người tham khảo, nếu anh em nào xem phù hợp thì sử dụng.
Sẽ cố gắng nhanh nhất !
 
N

ngochieu_spkt0409

chào các anh kĩ sư em đang học nghành cơ khí giáo viên có giao cho em một đề tài đó là " CẤP PHOI TỰ ĐỘNG" em lại ko biết rõ nên cần các anh giúp em với,các anh có thễ cho em một ít tài liệu ko như là khái niệm cấp phoi tự động giúp em với...
chào bạn! trước đây mình có làm đồ án môn học về đề tài này. nhưng mình chỉ làm cấp phôi cho máy tiện truyền thống thôi. Mình mô tả nguyên lý cho bạn nhé:
Mình dùng điện khí nén để điều khiển: mình dùng 3 xy lanh . Trước tiên, xy lanh thứ nhất đẩy máng hứng phôi đi lên, tiếp theo xy lanh thứ 2 đẩy phôi từ thùng chứa phôi vào máng chứa phôi. tiếp theo xy lanh thứ 3 đi ra để kẹp phôi. và xy lanh thứ 1, 2 lần lượt đi về. đợi quá trình tiện diễn ra trong một thời gian. thì xy lanh thứ nhất được đưa lên hứng phôi, xy lanh thứ 3 đi về , xy lanh thứ 2 đi về và phôi được lấy ra bằng tay. kết thúc chu trình.
chúc ban thành công
:39:
 
Bác có tài liệu về cái đó thì up lên cho mọi người tham khảo đi, em cũng đang quan tâm đến vấn đề này, nhưng bác Phúc Linh bận quá ko thấy up lên, hic
 
U

ubuntu

Cấp phôi tự động cho máy tiện thì mình chỉ có cụm cấp cho chi tiết nhỏ và chiều dài cố định chứ không thay đổi chiều dài như bác ngocchieu_spkt0409, trường hợp này thì mình chịu.
Bây giờ thiết bị thủy khí và tự động nhiều nên chắc khác nhiều nhưng tóm lại nguyên tắc chung thì vẫn vậy, mong giúp ích cho các bạn quan tâm.


Đây là các dạng cấp phôi.

Đây là cơ cấu cấp phôi tự động cho máy tiện.
Một phần nhỏ mong có ích cho các bạn.
 
Mới tìm thấy và upload lên để share cùng anh em. Hình như cái file nầy trong MES đã up rồi, nhưng mình không nhớ nó ở đâu, đành up lại vậy. ( do lúc nầy lu bu quá không có thời gian tìm kiếm ). Link nó đây:

http://www.mediafire.com/?emejuzm1mgy

:40::18:
 
D

dongdu2907

Chào các bác. Em đang làm luận văn và có khúc mắc ở vấn đề sau. Em có một cái phễu cấp liệu dạng thanh như hình dưới.



Em muốn phôi sẽ tự chảy xuống rãnh để tiếp tục thao tác với nó. Tuy nhiên em không xác định được góc nghiêng của phễu bao nhiêu thì phôi có thể tự chảy và kô xảy ra hiện tượng kẹt phôi, các bác có thể giới thiệu cho em biết phần này có trong tài liệu nào được ko ạh. Em xin cám ơn các bác rất nhiều
 
U

ubuntu

Để trả lời ngay câu hỏi của bạn e chưa thể, vì độ này hơi bận chút việc và để dẫn dắt cho cậu hiểu chắc phải có bài dài. Nên hẹn cậu 1-2 ngày tới tôi sẽ trả lời cho cậu rõ ràng về sau áp dụng được vào nhiều thứ tương tự. Trong thời gian trờ đợi bạn có thể đọc " Cơ học lý thuyết" tôi chẳng nhớ của thầy nào trong đó nêu đầy đủ không biết có dạng này không? tôi nghĩ là có đấy. Nếu không có thì tôi sẽ giảng cho.
Chúc bạn thành công.
 
D

Duytrinh

mình có xem qua chiều dài phôi của bạn rồi nhưng bạn không cho biết đường kính phôi của từng loại để mình lấy tỉ số chiều dài /đường kính từ đó mới tính toán và thiết kế được
 
D

dongdu2907

Phôi của mình có đường kính là 8 li, chiều dài là 87 li. Chiều rộng rãnh mình chọn là
10 li.
 
M

manhcknn

Theo em biết để tính được góc tự chảy này thì cần phải biết phôi làm bằng vật liệu gì, có hệ số ma sát với phễu là bao nhiêu để tìm ra góc ma sát giữa phôi và bề mặt thùng. Để phôi tự chảy được thì góc nghiêng của phễu phải lớn hơn góc ma sát đó. Em học về máy nông nghiệp có phần tính góc nghiêng của thùng để vật liệu có thể tự chảy, nhưng vật liệu trong nông nghiệp có rất nhiều loại và khó xác định lên dùng phổ biến cách xác định góc ma sát bằng thực nghiệm. Cách này rất đơn giản, trong đồ án của bạn để xác định góc đó có thể lấy một tấm phẳng là vật liệu làm phễu, dựng một tấm phẳng vuông góc trên mặt bàn, trên đó có chia góc. Đặt phôi lên tấm phẳng sau đó nâng dần tấm phẳng đó lên đến khi nào phôi tự lăn xuống ta sẽ xác định được góc cần thiết để phôi có thể tự chảy. Cũng có công thức xác định nhưng mà mình quên mất rồi, phải để hôm nào vào thư viện tra sách lại đã. Như bài của bạn theo mình nghĩ để bảo đảm tính thẩm mỹ của thiết bị lên thiết kế phễu có góc nghiêng từ 30 đến 60 độ là đẹp nhất, phôi tròn thì kiểu gì chẳng chảy xuống được.
Rất mong hôm nào được bác ubuntu chỉ giáo cách tính toán góc nghiêng đó.
 
D

dongdu2907

Theo em biết để tính được góc tự chảy này thì cần phải biết phôi làm bằng vật liệu gì, có hệ số ma sát với phễu là bao nhiêu để tìm ra góc ma sát giữa phôi và bề mặt thùng. Để phôi tự chảy được thì góc nghiêng của phễu phải lớn hơn góc ma sát đó. Em học về máy nông nghiệp có phần tính góc nghiêng của thùng để vật liệu có thể tự chảy, nhưng vật liệu trong nông nghiệp có rất nhiều loại và khó xác định lên dùng phổ biến cách xác định góc ma sát bằng thực nghiệm. Cách này rất đơn giản, trong đồ án của bạn để xác định góc đó có thể lấy một tấm phẳng là vật liệu làm phễu, dựng một tấm phẳng vuông góc trên mặt bàn, trên đó có chia góc. Đặt phôi lên tấm phẳng sau đó nâng dần tấm phẳng đó lên đến khi nào phôi tự lăn xuống ta sẽ xác định được góc cần thiết để phôi có thể tự chảy. Cũng có công thức xác định nhưng mà mình quên mất rồi, phải để hôm nào vào thư viện tra sách lại đã. Như bài của bạn theo mình nghĩ để bảo đảm tính thẩm mỹ của thiết bị lên thiết kế phễu có góc nghiêng từ 30 đến 60 độ là đẹp nhất, phôi tròn thì kiểu gì chẳng chảy xuống được.
Rất mong hôm nào được bác ubuntu chỉ giáo cách tính toán góc nghiêng đó.
Cám ơn bạn đã trả lời câu hỏi của mình tuy nhiên theo cách xác định góc tự chảy của bạn theo mình là chưa hợp lý ở chỗ thí nghiệm bạn đưa ra phôi chỉ bị giới hạn ở 1 mặt còn mình đang xét phôi đang nằm trong phễu và nó bị giới hạn bởi 2 mặt bên của phễu, vì vậy mà trong quá trình xuống phôi thì phôi có thể bị kẹt vồng tức là phôi tạo thành vòng tròn phía trên rãnh xuống phôi và gây ra hiện tượng kẹt phôi. Mình đang suy nghĩ theo hướng tìm cách phá hiện tương tạo vòm gây kẹt phôi bằng cơ cấu đảo phôi. Bác nào có kinh nghiệm về cơ cấu đảo phôi có thể ra tay chỉ dẫn cho đàn em mở mang được không ạh. Xin cám ơn các bác nhiều.
 
W

wai

Em thấy phễu của bác chia làm 2 nửa như vậy sao ko làm 1 bên thành cao 1 bên thành thấp hơn, khi đó phôi sẽ tự chảy (không phải tính góc nghiêng) và em nghĩ cũng giảm được hiện tượng kẹt. Không biết có đúng không nhỉ?
 
Y

YA_VAZU

Em chưa đi vào thực tiễn sản xuất nên chưa nắm được nó có thể được chia ra những loại nào? Nên việc phân loại thì em giành cho ai đã và đang thực hiên công việc liên quan đến nó vậy.
Nhưng em có một trường hợp như thế này đưa ra xem các bác giải quyết thế nào nhé!
Tìm giải pháp cho việc định hướng nắp hộp sao cao vàng, để từ trạng thái hỗn độn chúng được sắp xếp và di chuyển tới vị trí dạng úp sấp để lắp ráp với đáy hộp cao.
Có lẽ có rất nhiều giải pháp nhỉ? Nhưng giải pháp nào đơn giản, hiệu quả, rẻ tiền? quả là không đơn giản.

Chào các bạn! Mình là thành viên mới của diễn đàn này, mình rất thích tìm hiểu và trao đổi về các giải pháp tương tự như: "Tìm giải pháp cho việc định hướng nắp hộp sao cao vàng, để từ trạng thái hỗn độn chúng được sắp xếp và di chuyển tới vị trí dạng úp sấp để lắp ráp với đáy hộp cao", Cảm ơn nhiều!.
 
Y

YA_VAZU

"...Cách này rất đơn giản, trong đồ án của bạn để xác định góc đó có thể lấy một tấm phẳng là vật liệu làm phễu, dựng một tấm phẳng vuông góc trên mặt bàn, trên đó có chia góc. Đặt phôi lên tấm phẳng sau đó nâng dần tấm phẳng đó lên đến khi nào phôi tự lăn xuống ta sẽ xác định được góc cần thiết để phôi có thể tự chảy. Cũng có công thức xác định nhưng mà mình quên mất rồi, phải để hôm nào vào thư viện tra sách lại đã"... Bạn đã tra được chưa? có phải hệ số ma sát tĩnh (trong thực nghiệm) đó sẽ được tính =tg(góc nghiêng)?.
 
Em chưa đi vào thực tiễn sản xuất nên chưa nắm được nó có thể được chia ra những loại nào? Nên việc phân loại thì em giành cho ai đã và đang thực hiên công việc liên quan đến nó vậy.
Nhưng em có một trường hợp như thế này đưa ra xem các bác giải quyết thế nào nhé!
Tìm giải pháp cho việc định hướng nắp hộp sao cao vàng, để từ trạng thái hỗn độn chúng được sắp xếp và di chuyển tới vị trí dạng úp sấp để lắp ráp với đáy hộp cao.
Có lẽ có rất nhiều giải pháp nhỉ? Nhưng giải pháp nào đơn giản, hiệu quả, rẻ tiền? quả là không đơn giản.
Theo tôi nghĩ thì cái này có thể dùng máy cấp nắp chai (một số chai thuốc, chai rượu hoặc chai bia,...). Như tôi thấy thì nắp được đổ vào một bàn quay ly tâm, bên ngoài bàn có rãnh (chiều rộng rãnh tương ứng với đường kính nắp), bàn quay có thể có cơ cấu rung hoặc không, chổi gạt để gạt các nắp vào rãnh mà không bị chồng chất lên nhau. Sau đó có thể dùng khí nén để thổi các nắp chai theo đúng chiều yêu cầu trước khi vào rãnh tự chảy sang máy dập nắp chai (đối với chai bia) hoặc máy vặn nắp chai (đối với rượu, chai thuốc,..). Khí nén thổi mà nắp quay được về chiều đúng của nó là nhờ cân bằng khí động (không nhớ chính xác lắm).
 
Thầy tôi từng đưa ý tưởng về hệ thống cấp phôi của máy dập logo cho khoá Việt Tiệp, cũng dùng khí nén.
 
K

kongtuoc

mang cap phoi

mấy bác làm on gửi dùm em tài liệu về "hệ thống máng cấp phôi" dc ko em đang cần rất nhìu tài liệu để làm tiểu luận mong các bác giúp đỡ dùm em thx nhìu
:57::57::57::57::57::57::57::57::57: mời máy bác uống cà phê đẻ càm ơn!!!!!!!!!!!!
co j hãy gửi cho em vao địa chỉ email hikaru_vinh89@yahoo.com.vn
 
0

05TKMSPKT

Chào anh Phúc Linh! Mấy lần trước ghé thăm weblog của anh em thấy được hình ảnh về máy cắt hạt điều tự động,em cũng đã có ý tưởng làm đồ án về máy này nhưng em vẫn chưa nghĩ ra được hệ thống phân loại và định vị hạt điều như thế nào vì hạt điều có hình dạng rất phức tạp. Em cũng định xin vào công ty thực tập để tham khảo nhưng vì vấn đề bản quyền nên không được chụp hình (huhu). Không biết anh Linh có tìm hiểu về vấn đề này chưa,nếu có thì bật mí cho em và mọi người cùng trao đổi nha! Có thêm hình ảnh minh họa thì quá tuyệt vời,hihi.
 
Top