helf me!!!! Hydroforming ai bit thi` chi giao minh' zoi

  • Thread starter viet_anh2005
  • Ngày mở chủ đề
V

viet_anh2005

Author
hien nay minh` dang lam` do an ve cong nghe nay`. Pac' nao bit' thong tin, tai` lieu hoac trang web nao` chi jup minh`voi :D . thanks nhiu`
pm qua mail: pqa28tghd@yahoo.com
 
V

viet_anh2005

Author
quyen nay` mình cũng đọc qua rồi. khá hay, nó tóm tắt tất cả công nghệ trong GCAL. but mảng hydroforming còn nói sơ sài lắm, chỉ mang tính tổng quan thôi. dù sao cũng cảm ơn bạn ;D
 
V

viet_anh2005

Author
hic hic, tài liệu đã hiếm bây h bít mô fong thế nào đây ???? ???
em dùng ansys lsdyna, bác nào có kinh nghiệm chỉ bảo jup ạ ;)

quá trình mô fong cho sơ đồ như hình vẽ
em gặp khó khăn ở chỗ điều kiện áp suất thay đổi theo thời jan,....
 
R

rodinavn

Author
Cái sơ đồ mà bạn đưa ra đó có thể gọi là dập thủy cơ, còn HydroForming là thủy tĩnh. Mình muốn biết bạn đang dùng phần mềm nào để mô phỏng? Nếu như trong Deform 3D mình nghĩ là có thể mô phỏng được kể cả là áp suất thay đổi theo thời gian, tuy nhiên trước hết bạn phải xác định được sự thay đổi đó, và nhập dữ liệu vào dưới dạng bảng.
 
V

viet_anh2005

Author
cái hình mình up lên là dập thủy cơ đúng k? hình đấytớ lấy từ bài báo cáo khoa học về hydroforming đấy, chứ thủy cơ fai là hydromechanical đúng k.
theo tớ thì hydrostatic mới là dập thủy tĩnh, thủy động là hydrodynamic ?
vậy hydroforming chỉ là cách mà người ta gọi cho phương pháp tạo hình dùng áp suất chất lỏng cao.
tớ đang xài ansys/ls-dyna. cậu bít dùng k thì bảo mình với. mình đang vướng đặt bước tải và k rõ làm thế nào để mô phỏng đúng thời điểm mà áp suất gây biến dạng.
 
R

rodinavn

Author
Những khái niệm của bạn đưa ra về nghĩa thì là đúng, nhưng vấn đề ở đây từ cái tên có thể biết được mô hình biến dạng của bạn. Ví dụ như cái hình bạn tải lên thì khi đó phôi biến dạng dưới tác dụng của chày và áp lực của chất lỏng đúng k??? Vậy cái nào là chính đây??? Còn cái sơ đồ có như thế k??? Hay chỉ dùng áp lực của chất lỏng để biến dạng, có chày k??? Về ANSYS thì mình không rõ lắm vì mình làm ANSYS lâu quá rồi (Ver 5.4) giờ không dùng nữa, nhưng mình nhớ là khi đặt áp lực lên bề mặt phôi, sẽ có các lựa chọn: áp suất k đổi, thay đổi theo hàm, và khi đó ban sẽ có một cái bảng để nhập các điểm liên quan giữa thời gian và áp suất. Nếu sơ đồ bài toán của bạn giống như cái bạn post thì khi đó theo mình phôi sẽ bị biến dạng chủ yếu dưới lực éo của chày, áp lực của chất lỏng để tăng độ chính xác của chi tiết ôm chày, nhỏ bản kính lượn, chống nhăn và làm giảm bớt dộ không đồng đều về phân bố chiều dầy thành.
 
V

viet_anh2005

Author
chính xác.
sơ đồ dập thủy cơ của mình, chày làm nhiệm vụ chính, còn chất lỏng có tác dụng ép phôi vào đáy chày tăng ma sát vùng này tạo sự ổn định trong quá trình tạo hình, ngoài ra còn dùng để chống nhăn rách vùng góc lượn chày
Mình đính chính lại khái niệm như sau bạn xem thế nào:
dập thủy cơ (hydromechanical)- là có sự tham gia của chày cứng và áp suất chất lỏng. như hình vẽ mình up lên
dập thủy tĩnh (hydrostatic)- chày cứng cối chất lỏng (chất lỏng ban đầu có hoặc k có áp suất) và trong trường hợp này có bôi trơn thủy động
dập thủy động(hydrodynamic) - chày mềm cối cứng (bơm áp suất cao vào) giống như hình mà wikipedia đã miêu tả
hydroforming - dập bằng chất lỏng áp suất cao bao gồm các phương pháp trên

hic hic. bây h ansys bản 11 rồi mà. uh. mình cũng nghĩ là tạo đường cong áp suất theo thời gian hoặc theo vận tốc hoặc chuyển vị của chày. bài toán chia thành
. hic hic. mình đang đọc tài liệu mà chả có ví dụ minh họa nào cả. chán wa'. toàn lệnh APDL thôi.
 
R

rodinavn

Author
Trong bài toán của bạn, thì áp suất được tạo ra do chày ấn phôi đi xuống chiếm chỗ của chất lỏng, và nên để ý đến cơ cấu van giảm áp, vì khí áp suất chất lỏng đạt đến một mức độ nhất định thì van giảm áp sẽ làm việc đảm bảo k áp suất luôn nhở hơn hoặc bằng giá trị tới hạn, dĩ nhiên trong trường hợp cụ thể phải tính toán giá trị này. Như vậy khi nhập các giá trị giả sử theo bảng bạn sẽ nhận được đừng cong thay đổi của áp suất theo thời gian có đoạn k đổi. Đó là suy nghĩ của riêng mình, để bạn tham khảo. Do vậy việc chính ở đây lại là xác định đầy đủ các điều kiện, các giá trị cần thiết, còn việc nạp các thông số đó vào chắc chắn sẽ có lựa chọn. Dĩ nhiên là với bản 11 thì mình k nắm được do hiện tại mình k làm ANSYS nữa. Chúc bạn thành công.
 
V

viet_anh2005

Author
mô dul hóa bền (tangent modul)là j vậy? nó khác giới hạn bền(ultimate strength) ở chỗ nào, rồi cách thiết lập đường cong chảy cho vật liệu (stress-strain curves) ??? tớ vẫn còn rất nhiều vướng mắc còn chưa giải quyết được. ???
 
V

viet_anh2005

Author
Rodinavn ơi, bạn còn nhớ cách đặt nhiều bước (multi l
) tải k ?
hôm qua thử giải thử, but k được mới tức chứ :mad:
 
R

rodinavn

Author
Mình k biết đâu, vì hiện tại không làm ANSYS nữa, còn cách xây dựng đường cong chảy thì bạn phải có số liệu của vật liệu mà bạn dùng, nhưng trước hết bạn hãy xem xem trong ANSYS nó bắt khai báo vật liệu theo mô hình nào (mô hình vật liệu), vì mỗi mô hình vật liệu có một dạng công thức sự phụ thuộc giữa ứng suất chảy vào mức độ biến dạng, tốc độ biến dạng, nhiệt độ, độ hạt khác nhau. Về tính chất vật liệu bạn phải tra trong sổ tay, có thể dưới dạng bảng hoặc dang đồ thị, nếu là dạng đồ thị bạn cần phải xác định các điểm trên đường cong để có được một bảng số liệu. Tuy nhiên dạng tính chất vật liệu mà chúng ta có được nhờ sổ tay hoặc sách tham khảo thông thường k thể đưa trực tiếp vào chương trình được, mà cần phải gia công cho phù hợp với mô hình vật liệu trong ANSYS. Lưu ý phân biệt mức độ biến dạng loga và biến dạng %, vì có đồ thị thì là biến dạng loga, có đồ thị là biến dạng %.
Bạn hỏi về mô đun hóa bền và giới hạn bền khác nhau chỗ nào: đương nhiên là khác nhau, giới hạn bền là giá trị ứng suất cho phép, vượt qua nó thì sẽ dẫn đến phá hủy vật liệu. còn mô đun hóa bền là hệ số của phương trình đường cong chảy, phụ thuộc vào phương trình (mô hình vật liệu bạn sử dụng). Đây là ý kiến của mình bạn có thể tham khảo thêm mọi người.
 
V

viet_anh2005

Author
cảm ơn Rodinavn nhìu ;), nhờ bạn mà mình bít thêm một số thứ. à tớ thấy Ansys là 1 chương trình rất hay và mạnh , ít người bít đến, sao bạn lại không nghiên cứu tiếp thế, có phải là phí k ?
hình như bạn cũng đã từng tìm hiểu về hydroforming rồi hay sao ấy nhỉ :D, tớ đang tìm tài liệu và lý thuyết về dập thủy cơ but cũng chả được nhiều, nếu bạn có thì share cho mình với. thank nhìu!!
 
V

viet_anh2005

Author
trời ơi là trời :mad: . sao đặt xong điều kiện biên mà nó k chịu jai cơ chứ. có ai jup em với
 
V

viet_anh2005

Author
mình đọc tài liệu thấy mô hình vật liệu 3 thông số balart dùng cho biến dạng nhôm rất tốt - nghiên cứu tính dị hướng của nó (anisotropic). but khổ nỗi khi nhập các thông số như trong example thì bài toán không chạy ??? , hổng hiểu tại sao, còn một số vật liệu khác chạy ngon lành 8) . có ai bít thì giải thích cho mình với ! hic hic ::)
 
T

tuanhoang

Author
Gửi cho mình mô hình bài toán mình có thể giúp cho. Tuy nhiên, biết đến đâu thì bảo tới đó nhé. Mà bạn làm mô phỏng về dập tấm hay dập khối vậy. tuanhanh_eng@yahoo.com.vn
 
V

viet_anh2005

Author
co' ai bit chia lưới kiểu adaptive meshing k???
hic hic, mỗi ngày phát hiện râ 1 cái mới mà k bít sử dụng, chán ghê
 
Top