[Hỏi] Cách tính lực hướng kính tác dụng lên lô ép của máy ép mía sạch

Author
Hiện tại em đang làm đề án thiết kế máy ép nước mía siêu sạch. Trong quá trình tính toán lực tác dụng lên lô ép để kiểm nghiệm bền cho trục thì thành phần lực hướng kính FrI tác dụng lên trục ép (trục trên đỉnh - hình dưới) em chưa biết tính theo công thức nào. Các anh chị, các bác có ai biết cách tính lực FrI trong trường hợp này xin được chỉ bảo. Em cảm ơn nhiều!

Dưới đây là mô hình và sơ đồ trục 3 trục có bộ truyền bánh răng ăn khớp như sau:




Sơ đồ hóa các lực tác dụng lên trục.

 
Last edited:

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Cách tính lực hướng kính tác dụng lên lô ép của máy ép mía sạch

Vậy thì mua cây mía và một đồng hồ đo lực về thử xem ép với lực bao nhiêu thì mía bắt đầu ra nước và lực đó thay đổi như thế nào trong mỗi mức ép. Quá trình đó nhớ quay clip lại để trình bày khi báo cáo thì sẽ có hiệu ứng tốt hơn nhiều, còn bt thì mấy đồng chí sản xuất máy ép mía đâu có quan tâm đến điều đó (cứ theo mẫu có sẵn mà làm, thông thường sẽ có kích thước lớn hơn so với yêu cầu cần thiết).
 
Ðề: Cách tính lực hướng kính tác dụng lên lô ép của máy ép mía sạch

Hiện tại em đang làm đề án thiết kế máy ép nước mía siêu sạch. Trong quá trình tính toán lực tác dụng lên lô ép để kiểm nghiệm bền cho trục thì thành phần lực hướng kính FrI tác dụng lên trục ép (trục trên đỉnh - hình dưới) em chưa biết tính theo công thức nào. Các anh chị, các bác có ai biết cách tính lực FrI trong trường hợp này xin được chỉ bảo. Em cảm ơn nhiều!

Dưới đây là mô hình và sơ đồ trục 3 trục có bộ truyền bánh răng ăn khớp như sau:




Sơ đồ hóa các lực tác dụng lên trục.

Trên cơ bản thì lực FrI của bạn là lực cần có, có thể là từ đầu nguồn dẫn đến nó hoặc được cho sẵn(thông thường ở tính hộp giảm tốc) còn các lực bên ngoài thì tính ra từ lực căng của xích dẫn hay đai hay bánh răng...... từ đó tính lực gối.
bây giờ bạn làm bài toán ngược lại thế, mình cũng không rõ là có được không nhưng góp ý chút xem sao. bạn tính lực ở ngoài, rồi chọn một loại gối nào đó chịu lực tốt, lấy lực tối đa của gối rồi tính ra lực tối đa của FrI từ 2 yếu tố đầu vào và gối. nhưng nghe vẻ không khả thi lắm, nếu FrI max mà không ép được mía thì bằng hòa :)).
tốt nhất làm như anh Worm :D. có thông số lực rồi chọn gối vừa đủ cho rẻ.
 
Author
Ðề: Cách tính lực hướng kính tác dụng lên lô ép của máy ép mía sạch

Cách làm như anh Worm giống với 1 thầy giáo trong trường em, nhưng em hỏi 1 thầy khác thì thầy bảo tính theo cách đó thì chỉ áp dụng cho bài toán tĩnh. Trong bài toán này thì lực kéo giữa 2 lô ép kéo mía vào nên lực FrI sẽ tính khác. Thầy giáo cũng chưa biết tính theo công thức nào :D

Còn theo cách như bác vudong.dma thì các lực ở bộ truyền xích, gối đỡ không liên quan vì các lực này tính theo tốc độ của trục :)

Máy này em tìm tại liệu thì rất ít, em chỉ tìm được 1 bài làm có tính lực FrI như sau:
Có thể xấp xỉ lực ma sát tỷ lệ với lực ép hai bề mặt lên nhau, áp lực F[SUB]0[/SUB] vuông góc với hai bề mặt, và hệ số ma sát k giữa các vật liệu (gỗ trên thép k=0,2…0,4): chonj k = 0,4
FrI = F[SUB]0[/SUB]k = 0,4.28000
Trong đó: F[SUB]0[/SUB] lực tác dụng lên trục trước hay trục sau . F[SUB]0[/SUB]=28000 (N) --- Lực này em không hiểu sao lấy giá trị là 28000 N?
 
T

tuyentetue

Ðề: Cách tính lực hướng kính tác dụng lên lô ép của máy ép mía sạch

Mình kỳ này làm đề án về máy ép nước mía 3 lô tháo rời và tìm tới đây.Mình cũng đang gặp khó khăn về phần tính lực ép trên quả lô...hoanghoikck.....ae nào có giải pháp nào chỉ giúp mình với....thanks

 
Ðề: [Hỏi] Cách tính lực hướng kính tác dụng lên lô ép của máy ép mía sạch

Đế tính được trục ép mía thì theo mình tính như sau:
+ Bạn phải biết độ cứng của mía là bao nhiêu.
+ Khi biết được độ cứng của mía là bao nhiêu bạn bắt đầu tính coi máy bạn làm cần ép bao nhiêu lần thì ra sản phẩm. Ví dụ. Đường kính cây mía là 60mm, mỗi lần ép bạn cho nó ép xuống 10mm thì bạn cần 3 lần để ép. thì mới hết nước trong thân. Nếu bạn chỉ muốn ép một lần hết cây mía thì lực ép đòi hỏi lớn hơn.
+ Khi có được lực ép thì bạn có thể tính được lực ma sát của con ép: Fms = Fx hệ số ma sát.
+ với Fms bạn tính được lực tiếp tuyến. Lực tiếp tuyến của con lăn chọn Ftt>= Fms*1.5(hệ số an toàn).
+ Tính moment xoắn của trục. M = Ftt*R(bán kính con lăn)
+ Có moment xoắn sẽ tính được bộ bánh răng, công suất động cơ.
+ Tùy thuộc vào yêu cầu bạn có chon gắn hop giảm tốc hay không. Thường thì những máy này không có gắn hộp giảm tốc để giảm giá thành. Nếu bạn sử dụng cho nhà máy ép thì nên dùng hộp giảm tốc để giảm công suất động cơ.
Nếu bạn đã có các thông số công suất, moment thì bạn có thể tính ngược lại theo bài toán ngược
 
Top