Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Author
Mình đã làm quen với khuôn cối 1 thời gian nhưng rất thắc mắc độ co ngót của vật liệu khi thiết kế khuôn ép nhựa. Người ta dựa vào những yếu tố nào để quyết định độ co ngót của sản phẩm.
Vì khi ta thiết kế khuôn để phun các loại nhựa như PA, PP, PC.. chắc chắn là phải đưa ra độ co là bao nhiêu để thiết kế lòng khuôn. Và mình nghĩ cái này cũng quyết định 1 phần đến độ chính xác của sản phẩm...
Bạn nào có kinh nghiệm thì chia sẻ với mình và những người quan tâm. Hay nếu có bản tra thì cho mình xin 1 bản?
Mail của mình: daotam1982@yahoo.com
 
Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Có 2 trường phái: khuôn cùi bắp thì có bản, còn khuôn chính xác ( thường khuôn xuất đi nước ngoài, hoặc ép sp cho nước ngoài) thì độ co rút do công ty đặt hàng cho luôn, lý do là vì họ ép nhựa có pha thêm vài chất phụ liệu gì đó (bí quyết) nên có thay đổi chút xíu
 
Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Mỗi loại nhựa khác nhau có độ co ngót khác nhau, nhưng nó không phải là một giá trị tuyệt đối chính xác mà là một khoảng giá trị. Khoảng này phụ thuộc vào một số chất phụ gia cho thêm vào để thay đổi cơ tính của nhựa.
Về thiết kế khuôn, người thiết kế sẽ dựa vào vật liệu mà chọn theo kinh nghiệm của mình một giá trị nào đó trong khoảng giá trị co ngót rồi từ đó thiêt kế và gia công khuôn.
Sau khi chế tạo xong khuôn, còn có một giai đoạn đúc thử trên máy đúc. Người ta sẽ thử với các điều kiện khác nhau về vận tốc phun, giữ áp, thời gian làm lạnh, nhiệt độ làm lạnh, nhiệt độ lòng xi lanh... ( gọi là điều kiện đúc- Mold Condition) , những điều kiện này sẽ ảnh hưởng tới độ co ngót của nhựa hay chính là kích thước của sản phẩm.
Nếu những kích thước thực tế này đạt trong giới hạn dung sai thì khuôn đó OK. Nếu có một số kích thước mà không thể điều chỉnh được bằng điều kiện đúc thì lúc đó người ta bắt đầu modify khuôn tại các vị trí đó. Sau đó lại thử lại, ....
Sau khi đúc thử mà các kích thước đã đạt yêu cầu, lúc đó mới bắt đầu gia công tinh các bề mặt nhám, mặt gương, và tiến hành nhiệt luyện khuôn để đạt độ cứng yêu cầu.
Khi chuyển khuôn cho khách hàng, bên chế tạo khuôn ngoài bản vẽ kỹ thuật còn một tài liệu quan trọng nữa là điều kiện đúc và sản phẩm mẫu đạt tiêu chuẩn. Nhà đúc nhựa sẽ dựa vào các thông số trong điều kiện đúc để setup cho máy đúc. Như vậy sản phẩm mới đạt được kích thước mà người mua mong muốn.
Với trường hợp của bạn , nếu không có một giá trị chính xác hoặc được chỉ định về độ co ngót của sản phẩm, bạn nên chọn giá trị trung bình của khoảng co ngót. Quan trọng là bạn biết làm thế nào để đúc ra một sản phẩm đạt tiêu chuẩn.
 
Last edited:

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Các nhà máy sản xuất sản phẩm chất dẻo với quy mô công nghiệp thường tự nghiên cứu, thiết kế sản phẩm và khuôn đúc rồi tự chế tạo hoặc đặt chế tạo khuôn bên ngoài. Họ có các chuyên gia thiết kế chuyên nghiệp dày dặn kinh nghiệm nên các thiết kế thường chính xác và đạt nhiều tiêu chí, tính năng mà các kỹ sư thiết kế nghiệp dư bên ngoài không bao giờ biết được. Các thông số công nghệ, trong đó có độ co ngót của từng loại vật liệu và sự ảnh hưởng của các đặc điểm hình học..., dĩ nhiên đó là các bí quyết của mỗi nhà sản xuất và họ không thể chia sẻ cho người ngoài.

Chỉ đơn cử: đỉnh cao công nghệ chế tạo mỗi quốc gia thường nằm trong các sản phẩm cao cấp như ô tô và các thiết bị công nghệ thông tin; rõ ràng là nếu trình độ kém thì chỉ có mà đi lắp ráp suốt đời, đừng có mong chế tạo dù chỉ con vít nhỏ. Tất nhiên chỉ có những quốc gia công nghệ cao mới sản xuất được ô tô mà thôi. Nhưng nếu tinh ý, ta thấy đồ nội thất của xe Đức hoặc Nhật rất tinh xảo chứ không "dại" như xe Hàn Quốc. Các nút bấm hoặc mạch ghép đồ nhựa của Hàn Quốc cảm giác lỏng lẻo và thô kệch chứ không "đanh" và "nuột" như của Đức và Nhật. Chỉ qua những tiểu tiết nhỏ này, dù rằng ta vẫn công nhận trình độ công nghệ của Hàn Quốc không xoàng, song chưa thể so với các đại gia kia được. Ngay cả vỏ điện thoại cũng vậy, dù có thể thiết kế xấu xí nhưng NOKIA vẫn cầm chắc tay chứ không ọp ẹp như SAMSUNG hay LG; cho dù chúng (SS và LG) có vẻ hào nhoáng hơn, nhưng vẫn có cái gì đó chưa thực "tinh", thậm chí có khi cảm giác như đồ dỏm.

Hiện nay, phần lớn các cơ sở sản xuất đồ nhựa của ta là làm gia công cho nước ngoài, sử dụng khuôn mẫu và vật liệu của họ nên trình độ thiết kế hầu như không có, hoặc chỉ ở trình độ nghiệp dư. Nếu định làm sản phẩm gì mới, họ thường thuê một đơn vị gia công cơ khí làm khuôn, kiêm luôn cả thiết kế cho họ. Vì thế mà hầu như các sản phẩm chỉ ở mức "hàng chợ" kiểu như bàn ghế hoặc rổ rá. Tớ cho rằng ngay bộ đồ chơi LEGO, chưa chắc có nhà sản xuất nào của ta có thể làm "nhái" được cho nên hồn, chứ khoan nói đến những thứ cao cấp hơn.

Các kỹ sư thiết kế của mỗi nhà sản xuất thoạt đầu cũng chỉ là những kỹ sư được đào tạo bình thường tại các trường đại học kỹ thuật. Thông qua công việc tại cơ sở, họ tích lũy được những kinh nghiệm mang tính đặc thù của cơ sở đó, chúng không hề được giảng dạy tại bất cứ trường đại học nào. Một số kỹ sư có chuyên môn cao và có khả năng sáng tạo tốt sẽ được chọn làm kỹ sư thiết kế. Từ đó, họ được các kỹ sư thiết kế đàn anh "truyền nghề" và được tham gia thực tập để dần dần trở thành nhà thiết kế chuyên nghiệp. Thế mà trong quá trình tác nghiệp, các kỹ sư thiết kế (kể cả đầu ngành) cũng không ít lần va vấp và thất bại; người ta bảo nghề thiết kế là một trong những nghề có nhiều rủi ro là vì vậy. May thay, mỗi doanh nghiệp tầm cỡ này bao giờ cũng có quỹ nghiên cứu và phát triển và những thiệt hại đó đều được tính vào chi phí sản xuất. Nói như vậy để các bạn trẻ nếu có nhận thiết kế khuôn mẫu cho các tổ hợp sản xuất đồ nhựa cần hết sức cẩn trọng, không khéo làm hỏng thì có mà đền ốm!
 

iPumpkin

<center><b>CAM Programmer</b></center>
Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Ý kiến của chú DCL và các bạn là chuẩn rồi.

Mình thêm vào cái là thông thường các công ty đặt hàng => thiết kế ra chi tiết => đưa cho công ty làm khuôn + các điều kiện ép, vị trí cổng phun nhựa => công ty làm khuôn làm khuôn, ép thử => kết hợp với công ty đặt hàng hoàn chỉnh khuôn => giao khuôn + các điều kiện ép đã kiểm nghiệm.

Công ty đặt hàng làm khuôn => tham khảo các nhà cung cấp nhựa + phân tích bằng các phần mềm CAE như Moldflow, Moldex3d..=> đưa ra các thông số điều kiện ép chuẩn. Các thư viện nhựa được tích hợp sẳn trong các phần mềm CAE => phân tích đưa ra tối ưu.
 
Author
Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Mình làm ít về khuôn nhựa thôi, mà đa số là các hàng tiêu dùng ko cần độ chính xác cao vì vậy mới lập ra top này để được hiểu thêm.
Mình rút ra được quy trình thế này không biết có đúng không? (Rút ra từ ý kiếm của mọi người)
Để thiết kế 1 sản phẩm nhựa , cần độ cxác bằng ép phun:
Loại nhựa+ vật liệu làm khuôn(chày + cối)=> Thiết kế lòng khuôn (TK khuôn...+Dùng phần mềm CAE phân tích)=>G/c+lắp ráp=> Ép thử (Thông số ép)=> {G/c lại lòng khuôn (dân thiết kế nghiệp dư)}=> "Bắt" công ty đặt hàng ép theo chế độ của đơn vị thiết kế khuôn.
Xin được chỉ giáo!
 
P

pomuspacian

Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

hi!mới lần đầu trả lời nên cũng mong các bạn thông cảm!theo mình biết thì độ co ngót nhựa có thể được tìm ra do thực nghiệm hoặc do các đặc tính hóa học của nhựa,mình làm việc và thấy ở phòng thiết kế khuôn có dán một bảng ghi tỉ lệ co ngót của một số vật liệu nhựa,người tkế chỉ việc áp dụng,còn việc muốn cho sp đạt độ cx phải phụ thuộc vào kinh nghiệm của người tkế,dao cụ...thường thì người ta thường trừ hao khi tk,sau khi ép lấy mẩu,đo đạc rồi mới gia công lại cho cx
 
H

hoclomproe

Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

xin lỗi à. đừng nói quá chứ. tác giả chưa thấy cao thủ của công ty chúng tôi à nha.
 
Author
Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

xin lỗi à. đừng nói quá chứ. tác giả chưa thấy cao thủ của công ty chúng tôi à nha.
Ồ lâu không vào diễn đàn và chủ đề này cũng lâu rồi, nhưng cho mình diện kiến cao thủ của công ty bạn được không?!
Hãy "di chuyển 1 chút võ công" cho anh e được mở rộng tầm mắt chút.
Thân!
 
Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Mình có thời gian làm bên khuôn nhựa nên có vài nhận xét thế này:

-Mỗi loại nhựa có 1 độ co rút khác nhau là điều chắc chắn.Nhưng ngay cả với cùng 1 loại nhựa thì độ co rút cũng có thể thay đổi chút ít,nó phụ thuộc vào hãng sx và các thành phần phụ gia trong đó,(thường thì nhựa nguyên chất thì sẽ co rút nhiều hơn nhựa có pha tạp chất).

-Ngoài ra,độ co rút còn phụ thuộc vào hình dáng của sản phẩm nữa.Với cùng 1 loại nhựa nhưng giữa những chi tiết có hình dáng quá khác biệt nhau sẽ có độ co rút khác nhau.

Ví dụ như đối với dân chuyên làm khuôn thì nói đến nhựa PP là họ nghĩ ngay đến con số 0.016 (độ co rút),thế nhưng có lần mình thiết kế khuôn cho sản phẩm là cái viền tròn bằng nhựa để gắn phía ngoài lồng quạt bằng sắt,vẫn áp dụng theo những gì gọi là chân lý từ trước đến giờ.Cuối cùng sản phẩm khi ép ra rất đẹp,nhưng kích thước thì...trật lất :D,phải sửa khuôn lại nhiều lần mới rút ra được độ co rút thực tế cho sản phẩm này là...0.01 (Sở dĩ phải sửa khuôn lại nhiều lần là vì trong cty mình,từ thiết kế,xưởng cơ khí,đến bên ép nhựa đều không nghĩ là nhựa PP lại có độ co rút như vậy )- đây cũng là 1 bài học mà mình rất thích thú và tâm đắc

-Nói chung đa số các cty khuôn mẫu nước mình đều chọn độ co rút khi thiết kế khuôn theo những thông số thực nghiệm phổ biến từ trước đến giờ,và chấp nhận kết quả gần đúng.Có lần duy nhất bên mình nhận gia công bộ khuôn do 1 cty nước ngoài thiết kế,họ bảo rằng trên cùng 1 chi tiết,nhưng có những vị trí co rút sẽ khác nhau,vì vậy họ nhân độ co rút vào trong quá trình thiết kế sản phẩm luôn -> thật là ngưỡng mộ :D

-Nhân đây mình up lên bảng thông số độ co rút của các loại nhựa cho những bạn nào chưa biết thì tham khảo

http://www.mediafire.com/?gt3mombge6l92lb
 
Last edited:
M

midamold

Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

có mã nhựa cụ thể rồi vô trang web : ides.com mà tra là có liền .
 
L

latidzu

Ðề: Hỏi về độ co ngót của cacs loại nhựa khi thiết kế khuôn ép phun!

Độ co ngót của vật liệu=(kích thước khuôn-kích thước sản phẩm)/kích thước khuôn. Vì vậy có thể nói độ co ngót có ảnh hưởng quyết định tới kích thước của sản phẩm. Ngoài ra còn phụ thuộc vào MO condition. Với TH kích thước SP mà NG thì có 2 hướng giải quyết cơ bản. Một là kiểm tra kích thước của khuôn
9k quá lớn hay quá nhỏ so với KT SP/HS co ngót), nếu OK thì tiến hành thay đổi điều kiện đúc. Hai là tiền hành thay đổi điều kiện đúc, k được thì tiền hành sửa khuôn. Tùy từng TH cụ thể!
Mỗi loại nhựa có nhiều Grade khác nhau nên hệ số co ngót của nó là 1 khoảng, VD HSCN của POM=1.9~2.0%, ABS=0.45~0.5%, .... . Với nhựa kết tinh khi thêm sợi thủy tinh (Glass Fiber) thì độ co ngót cũng giảm rất nhiều. Cụ tỉ hơn, lần tới e sẽ check lại tài liệu và share later. Thanks!
 
Top