Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

  • Thread starter vh_lt09
  • Ngày mở chủ đề
V

vh_lt09

Author
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

Hihi. Tieu bu ơi. Nếu như mà đem ra ngoài gia công thô, còn gia công tinh ở xưởng thì lúc ấy...bước gia công thô là bước cuối cùng với công ty bên ngoài. Lúc ấy thì trước khi đem gia công thô..mình phải cho dung sai (mình phải tính) sau đó ghi vào bản vẻ, để làm sao cho KT 66.127 mm không bị nhỏ hơn. (Không phải là 66,082) vì tiện Tinh mà lượng dư nhỏ quá bề mặt sẽ không đẹp. :4:
Pumpkin cho mình hỏi thêm chút nhé, trường hợp của mình nếu là ban thì ban ghi như thế nào?
cảm ơn!
 
Last edited by a moderator:

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

Đúng là dung sai là 0.3 nhưng mình xin đưa ra ví dụ như thế này để bạn hiểu giả sử chỉ tiết của bạn là 67mm dung sai của bạn là 0,3 vậy bạn có thể có rất nhiều chi tiết nằm trong khoảng dung sai đó như 67mm trừ 0,1mm cộng 0,2mm,67mm 0mm cộng 0,3mm hay 67mm cộng trừ 0,15mm và rất nhiều nữa vì vậy ta phải khống chế miền dung sai nếu như mối lấp không yêu cầu cao lắp trong hệ thống lỗ bạn có thể chọn dung sai là 67Js12.
Bài viết bạn trích dẫn là mình lấy ví dụ chọn dung sai lắp ghép k (không để ý là bạn chủ topic tiện thô) -> Bạn đọc bài bên dưới xem mình chọn thế có sai không? nếu sai bạn lấy ví dụ cho mình hiểu. Thank nhiều.
( Ở dưới mình tăng D danh nghĩa để phù hợp với js đó bạn)



Pumpkin cho mình hỏi thêm chút nhé, trường hợp của mình nếu là ban thì ban ghi như thế nào?
cảm ơn!
Liều mạng trả lời dùm bác Pumkin,
Bác Pumkin ghi rõ trong bài rồi bạn ạ, bạn đọc kỹ lại xem. Bác ý vứt IT12 đi không cần ghi dung sai ở bước tiện thô. Phần dung sai tiện thô là do kỹ sư dưới xưởng quyết định.
Nếu là kỹ sư thiết kế sản phẩm thì chỉ cần bản vẽ hoàn thiện cuối cùng là được.

Còn bạn đang lập quy trình chế tạo nên bạn đóng vai trò là kỹ sư dưới xưởng, bạn cần chỉ thị dung sai cho từng công đoạn gia công.
 
V

vh_lt09

Author
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

Liều mạng trả lời dùm bác Pumkin,
Bác Pumkin ghi rõ trong bài rồi bạn ạ, bạn đọc kỹ lại xem. Bác ý vứt IT12 đi không cần ghi dung sai ở bước tiện thô. Phần dung sai tiện thô là do kỹ sư dưới xưởng quyết định.
Nếu là kỹ sư thiết kế sản phẩm thì chỉ cần bản vẽ hoàn thiện cuối cùng là được.

Còn bạn đang lập quy trình chế tạo nên bạn đóng vai trò là kỹ sư dưới xưởng, bạn cần chỉ thị dung sai cho từng công đoạn gia công.
mình đóng vai trò là kỹ sư dưới xưởng, mình chọn ghi theo cách bạn nói, xin cảm ơn ý kiến của mọi người.
thân!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

He he, không biết Tieubu có chú ý điều này không, trong thực tế sản xuất, dung sai đối với chi tiết dạng trục thường là dung sai âm, đối với lỗ lắp trục là dung sai dương. Chú mi lại viết dung sai trục trong trường hợp này là (+) thì cái lỗ lắp trục lại phải có dung sai tới + 0.6 à?
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

He he, không biết Tieubu có chú ý điều này không, trong thực tế sản xuất, dung sai đối với chi tiết dạng trục thường là dung sai âm, đối với lỗ lắp trục là dung sai dương. Chú mi lại viết dung sai trục trong trường hợp này là (+) thì cái lỗ lắp trục lại phải có dung sai tới + 0.6 à?
Trường hợp ghi là 67.3 +0.3/0 hả worm? -> Nó ứng với trường hợp mối lắp trung gian, và cụ thể là 67.3k12

Vậy với trường hợp 67.3k12 thì worm ghi dung sai là bao nhiêu?

Với ví dụ cụ thể luôn: 67.3 H12/k12 worm chỉ thị dung sai như thế nào cho trục và lỗ?
 
Last edited:
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

ae có thể giúp mình giải đáp thắc mắc này không ?
Mình đang làm đồ án công nghệ chế tạo máy, mong ae giúp đỡ.
1/Mình không biết cách ghi dung sai cho kích thước sau như thế nào cho đúng, kích thước của em cần ghi dung sai là trục, đường kính 67,357 (mm), cấp chính xác 12, tra dung sai trong sách của thầy Trịnh Chất (sổ tay công nghệ chế tạo máy) thì được dung sai cấp chính xác 12 là T = 0,3 mm.
2/Mình ghi dung sai như sau : phi 67,357 cộng trừ 0,3 (mm), thì mình sai như thế nào, và em phải ghi lại như thế nào cho đúng ?
cảm ơn ae!
Mình đã tra lại bảng rồi. Với kích thước d=67,357mm, cấp chính xác IT12 thì dung sai T=0,3mm.
Nếu khi tính toán ra d=67,357mm thì bạn nên lấy giá trị đường kính trục tiêu chuẩn (VD đường kính trục tiêu chẩn là 60; 63; 70;75mm.....), hoặc đơn giản nhất là bạn làm tròn lên thành 0 hoặc 5. Của bạn là 67,357mm thì làm tròn thành 70. Vì nếu làm tròn thành 65mm thì có thể trục sẽ không đủ bền.
Nếu đề bài Thầy bạn cho d=67,357, nếu không nói đến yêu cầu lắp ráp với chi tiết khác. Đơn giản nhất là bạn chia đôi dung sai T=0,3mm. Như vậy, sai lệch giới hạn trên es=+0,15mm, sai lệch giới hạn dưới ei=-0,15mm. Vậy dung sai T=es-ei=0,15-(-0,15)=0,3mm. Vậy là đúng. Cuối cùng bạn chỉ cần ghi phi67,357+-0,15mm.
Nếu đề của Thầy bạn có nói đến yêu cầu lắp ghép với chi tiết khác thì mới quan tâm phân bố miền dung sai. Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu về dung sai lắp ghép
 
H

hoe.th

Author
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

theo bạn nói kích thước đó là để tiện thô. tớ thấy thực tế tiện thô người ta chỉ thấy đo bằng thước cặp, cùng lắm thước cặp hỏng thì dùng tạm pame là cao lắm rồi. mà các loại thước đó dung xích chỉ sau dấu "," 2 chữ số ví dụ 0,01 0,02 0,05mm. bạn ghi kích thước như thế giả sử cho đi chế tạo thật thì lấy cái gì mà đo ở cái mức tiện thô với 3 chữ số dằng sau ấy.bạn nên xem lại nguyên công sau của mặt ấy cần làm gì nữa đã rồi hãy lấy tròn số lên. cái gì cũng phải thực tế một tý, tự đặt câu hỏi là với kích thước đó thì trong thực tế có làm đc không ứng với phương pháp gia công nó?. bạn nên xem xét xem là bạn làm trên miền dung sai nào?thứ 2 nữa là bạn nên tra dung sai theo quyển sách sổ tay công nghệ chế tạo máy(tập 1, 2, 3) ( Thầy Trần Văn Địch)thì chuẩn hơn. chúc bạn thành công.
 
Last edited by a moderator:
K

khoahim

Author
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

cái 0,3 bạn tra được là dung sai, đối với trục thì kích thước ghi theo chuẩn định vị là trục nên bạn có thể ghi như vậy, còn với chi tiết khác thì bạn phải tìm thêm sai lệch trên và sai lệch dưới rồi mới ghi cái đó vào
 
H

hungcam86

Author
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

Chào các bạn! Mình muốn nhờ các bạn chỉ dẫn cách chọn cấp chính xác để tra dung sai hình dạng và vị trí. Nếu có thể các bạn cho thêm ví dụ để vấn đề dễ hiểu hơn được không? rất cám ơn các bạn đã ghé qua câu hỏi với lời thỉnh cầu tha thiết từ mình.
 
L

Lê văn hải

Author
Em học oto em chuẩn bị thi môn dung sai lắp ghép và kĩ thuật đo . Có anh nào có thể giúp em mấy cái bài tập được không ạ . Em cảm ơn
 
L

lelapctm

Author
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?

trước tiên cảm ơn ae đã góp ý!
thứ nhất : chi tiết mình làm có kích thước yêu cầu là : 66,157, cái này không phải là chọn như tính toán trục trong hướng dẫn thiết kế trục .
thứ 2 : mình đang làm đồ án công nghệ chế tạo máy, kích thước 67,357 mm là kích thước gia công bằng tiện thô, đạt cấp chính xác 12, dung sai mình tra được là 0,3 mm.
vấn đề ở đây là nếu ghi : 67,357 cộng trừ 0,3 thì dung sai không có ý nghĩa nữa.
vậy mình phải đưa kích thước vào trường dung sai thế nào?(ghi như thế nào cho đúng, giải thích cách ghi và chọn ghi như vậy?)
Tiện thô không thể đạt kích thước 3 số sau dấu phẩy.
 
L

lelapctm

Author
Ðề: Hỏi cách tra và ghi dung sai kích thước ?


Mình đã tra lại bảng rồi. Với kích thước d=67,357mm, cấp chính xác IT12 thì dung sai T=0,3mm.
Nếu khi tính toán ra d=67,357mm thì bạn nên lấy giá trị đường kính trục tiêu chuẩn (VD đường kính trục tiêu chẩn là 60; 63; 70;75mm.....), hoặc đơn giản nhất là bạn làm tròn lên thành 0 hoặc 5. Của bạn là 67,357mm thì làm tròn thành 70. Vì nếu làm tròn thành 65mm thì có thể trục sẽ không đủ bền.
Nếu đề bài Thầy bạn cho d=67,357, nếu không nói đến yêu cầu lắp ráp với chi tiết khác. Đơn giản nhất là bạn chia đôi dung sai T=0,3mm. Như vậy, sai lệch giới hạn trên es=+0,15mm, sai lệch giới hạn dưới ei=-0,15mm. Vậy dung sai T=es-ei=0,15-(-0,15)=0,3mm. Vậy là đúng. Cuối cùng bạn chỉ cần ghi phi67,357+-0,15mm.
Nếu đề của Thầy bạn có nói đến yêu cầu lắp ghép với chi tiết khác thì mới quan tâm phân bố miền dung sai. Bạn có thể tham khảo thêm các tài liệu về dung sai lắp ghép
Dung sai phần trăm, danh nghĩa phần ngàn là sai đó bạn.
 
Top