[Hỏi] Chân vịt bị rỗ

  • Thread starter yamashensei
  • Ngày mở chủ đề
Y

yamashensei

Author
Chào các anh em đóng tàu,tôi có câu hỏi nhỏ thế này.
Tại sao mặt sau chân vịt lại bị rỗ còn đằng trước thì không.Có phải do môi trường nước hay kỹ thuật.Cái tôi nhìn là tàu sông.Hỏi mấy ông thợ thì ông lắc đầu.
 

Tieubu

Chuyên gia cao cấp
Cái này là hiện tượng xâm thực. Không chỉ ở chân vịt tàu thuỷ mà các cánh máy bơm cũng rất hay bị. Nguyên nhân chủ yếu do các bọt khí lẫn ở trong dòng chảy va đập vào cánh nên gây ra (do tăng áp).
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
phần nữa là do va đập tốc độ cao với các vật thể lơ lửng trong dòng chảy cũng gây ra những vết rỗ này.
 
Chào các anh em đóng tàu,tôi có câu hỏi nhỏ thế này.
Tại sao mặt sau chân vịt lại bị rỗ còn đằng trước thì không.Có phải do môi trường nước hay kỹ thuật.Cái tôi nhìn là tàu sông.Hỏi mấy ông thợ thì ông lắc đầu.
Yamashensei vào đây tìm hiểu dòng sản phẩm này để tìm ra cách phục hồi nó nhé.
http://www.duratech.phuclink.com/in...y/6-[MEDIA=youtube]as-epoxy[/MEDIA]?showall=1
 
Cái này là hiện tượng xâm thực. Không chỉ ở chân vịt tàu thuỷ mà các cánh máy bơm cũng rất hay bị. Nguyên nhân chủ yếu do các bọt khí lẫn ở trong dòng chảy va đập vào cánh nên gây ra (do tăng áp).
Thuật ngữ tiếng nước ngoài gọi hiện tượng đang xét bắt đầu từ âm Latinh ‘cavitus” nghĩa là khoảng chống, là hiện tượng nước bị “sôi lạnh” trên cánh chân vịt với tốc độ dòng chảy cao và áp suất thấp, kéo theo hình thành trên mặt cánh chân vịt các màng bọt chứa đầy hỗn hợp khí và nước. Còn theo thuật ngữ tiếng Anh là “Cavitation” xuất phát từ động từ tiếng Anh “Cave” nghĩa là “đào thành hang hố, xói thành hang hốc”. Do chân vịt làm việc với số vòng quay lớn, trường áp suất vá tốc độ trên mặt đĩa chân vịt không đồng đều, các bọt khí sinh ra trong các điều kiện xác định liên tục bị phá vỡ rồi lại sinh ra gây những tác dụng cơ_điện _hóa phức tạp tác dụng phá hủy mặt cánh chân vịt dưới dạng các vết rỗ, nhiều khi đạt kích thước diện tích và độ sâu đáng kể, kéo theo các tác hại như giảm hiệu suất lam việc của chân vịt, giảm đáng kể độ bền các cánh, thậm chí nhiều trường hợp dẫn đến làm gẫy hỏng.(Nguồn:“Động lực học tàu thủy- PGS. Nguyến Quang Minh").
Người ta chia hiện tượng xâm thực làm hai loại, phụ thuộc vào cách thức “caving” của từng loại. Đó là xâm thực quán tính xảy ra nhất thời và xâm thực không quán tính. Xâm thực quán tính là một quá trình mà ở đó các bọt khí hoặc các lỗ rỗng ở trong chất lỏng đổ sụp nhanh chóng, sinh ra các sóng xung. Xâm thực không quán tính là một hiện tượng mà các bọt khí trong chất lỏng bị lực ngoài như áp lực của âm thanh, tác động làm cho kích thước và hình dạng của bọt dao động liên tục. Hiện tượng xâm thực này thường được sử dụng vệ sinh bề mặt bằng siêu âm và cũng có thể quan sát thấy xâm thực loại này trong bơm và chân vịt tàu. Xâm thực quán tính cũng có thể xảy ra khi có hiện diện của trường âm thanh. các bọt khí cực nhỏ thường có trong chất lỏng dưới tác dụng của sóng âm sẽ co bóp dao động. Nếu cường độ âm đủ cao thì các bọt khí này sẽ phồng lên rồi lại co lại nhanh chóng.
Quá trình vật lý của hiện tượng xâm thực giống như hiện tượng sôi. Sự khác nhau chủ yếu giữa hai hiện tượng này là diễn biến nhiệt động lực học trong việc sinh hơi. Sự sôi xảy ra khi áp suất hơi cục bộ của chất lỏng tăng lên trên áp suất xung quanh và năng lượng cần có để biến pha lỏng thành pha hơi.Còn xâm thưc xảy ra khi áp suất cục bộ tụt xuống đủ thấp so với áp suất hơi bão hòa. Thấp bao nhiêu phụ thuộc vào sức căng bề mặt của chất lỏng.
*> Các giai đoạn bọt khí:
Bọt khí là hiện tượng có hại và thường xảy ra qua hai giai đoạn :
1.Giai đoạn 1
ØGiai đoạn này bắt đầu khi áp lực tại một điểm trên cánh chân vịt (thường là mút cánh) bằng áp lực bão hoà của nước, bắt đầu hình thành những trung tâm bọt khí đầu tiên.
ØCác bọt khí vừa hình thành sẽ bị dòng chất lỏng chạy tới cuốn vào vùng có áp lực cao bị nén rồi vỡ ra, tạo thành các khoang trống, sau đó lại được hình thành, bị nén và vỡ ra, gây lực va đập rất lớn làm mặt cánh bị rỗ và xâm thực) và ảnh hưởng đến độ bền cánh.
2.Giai đoạn 2
ØGiai đoạn hai bắt đầu khi áp lực ở nhiều điểmtrên cánh chân vịt giảm bằng áp suất bão hoà của nước, vùng bọt khí lan rộng vàchiếm khoảng 60% diện tích mặt hút cánh.
ØGiai đoạn hai bắt đầu khi áp lực ở nhiều điểm trên cánh chân vịt giảm bằng áp suất bão hoà của nước, vùng bọt khí lan rộng và chiếm khoảng 60% diện tích mặt hút cánh.

x = c : Bắt đầu xảy ra hiện tượng bọt khí

x < c ≤ 2x : Bọt khí giai đoạn 1

2x < c ≤ 3x : Bọt khí giai đoạn 2
(Nguồn : giáo trình "Lý thuyết tàu - TS. Trần Gia Thái ")
 
Y

yamashensei

Author
Cậu giải thích kỹ giùm mình.Tại sao nuớc lại có nhiều bọt khí thế.Ở đâu ra ?
 

mori

Member
Trong nước có hòa tan khí mà bác, và các bọt khí đó cũng là do hơi nc nữa, cái hiện tượng này nói nôm na là sôi ở nhiệt độ thấp, do áp suất bị giảm, ví dụ bác lên độ cao trên núi thì bác luộc trứng, nước bác thấy sôi sẽ là ở thấp hơn 100*C
nếu giải thich rõ ràng hơn thì là do áp suất cục bộ tụt xuống đủ thấp so với áp suất hơi bão hòa tức là lúc đó áp suất của các bọt khí có sẵn (kiểu như hòa tan rất nhỏ_áp suất hơi bão hòa) vượt qua áp suất bên ngoài khá dễ dàng, và bị bung ra do sức căng bề mặt chứa khí ko chịu đc.... vậy là sôi.Đại loại thế đó ạ


Nó na ná nhau thôi nhé, vì 1 bên là nhờ nhiệt lượng mà phân tử nc thoát ra, bay hơi, và nhiệt độ càng cao càng khó hòa tan khí. Còn 1 bên là do áp suất giảm sự kìm kẹp các phân tử nước, và áp suất hơi bão hòa cũng kha khá so với áp suất bên ngoài dễ để khí vọt ra
 
Last edited:

mori

Member
Sưu tầm 1 số bài trên mạng hihi:
Việc đun nước ảnh hưởng, về cơ bản là do 2 yếu tố. Mà trẻ con thường nghĩ rằng đó chỉ do nhiệt độ :D
Nhưng áp suất cũng là 1 trong những yếu tố ảnh hưởng.

Nước ở mực nước biển, nhiệt độ cung cấp cho nước thường phải cao vì không khí tạo áp suất lên bề mặt của nước khiến cho các phân tử nước khó có thể thoát hơn. Khi đun nước, nước được cung cấp động năng nhiều hơn và cần ít thơi gian hơn để thoát khỏi sức ép của không khí (Cần chú ý là nước bay hơi ngay cả trong nhiệt độ thường) và cũng dễ dàng thoát khỏi sự kết dính của các hạt nước khác.

Bóng được hình thành là do những phân tử nước đấy sẽ tách khỏi khối nước sẽ trở thành luồng "hơi nước" (mà bạn gọi là túi khí), luồng hơi nước này do chuyển động nhanh hơn sẽ dễ dàng tách ra khỏi các phân tử nước khác thoát ra khỏi bề mặt của nước (gọi là sự bay hơi)

Bạn nhìn thấy khi sôi thì các túi khí nổi lên rõ hơn vì động năng được cung cấp nhiều nên rất nhiều các phân tử nước cùng 1 lúc tham gia vào quá trình bay hơi. Nhưng thật ra, khi nước ko được đun sôi, sự chuyển động đi lên của những dòng bong bóng này vẫn tồn tại. Chỉ có điều nhựng túi bóng này có đường kính vô cùng nhỏ mà mắt bạn ko nhìn thấy được mà thôi. Nước luôn có vận động đi lên của các bong bóng.
------------------------------------------------
Nếu bạn để ý sẽ thấy không phải khi nước sôi mới có bọt khí nổi lên mà ngay từ khi nồi nước bắt đầu nóng lên thì bọt khí lăn tăn đã xuất hiện rồi. Hiện tượng đó là do ở áp suất trên mặt đất, nước bình thường chỉ tồn tại dưới 100 độ C, bằng hoặc quá nhiệt độ này nước sẽ hóa thành hơi và bay lên. Khi ta đặt nồi nước lên bếp, nước ở dưới đáy nồi sẽ nóng lên đầu tiên đến 100 độ C, hóa thành hơi và bay lên. Dần dần do hiện tượng đối lưu, toàn bộ khối nước trong nồi sẽ nóng lên đến 100 độ C và hóa thành hơi, làm cho nước sôi mạnh hơn.

Nếu đem nước lên núi đun thì do áp suất giảm, nước sẽ sôi nhanh hơn, dưới 100 độ C. Còn nếu đun bằng nồi áp suất thì nước sẽ lâu sôi hơn do áp suất cao hơn khiến nhiệt độ sôi của nước tăng lên trên 100 độ C.
------------------------------------------
hiện tượng sôi xảy ra khi áp suất hơi bảo hòa của chất lỏng lớn hơn áp suất bề mặt chất lỏng( ở đây là khí quyển). Vì vậy, ở mỗi áp suất khác nhau thì chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau.
---------------------------------------------------
Từ bài viết của mrtunghp
Nước đạt nhiệt độ sôi tức 100*C do có sự phân hủy nước thành Hidro và Oxi, tạo thành các bọt khí. Khi nhiệt độ tăng thì các phân tử chuyển động càng nhanh, làm các bọt khí này cũng chuyển động hỗn độn theo và bay lên mặt nước ==> hiện tượng sủi bọt khi sôi.
(bạn chỉ hỏi vì sao có túi khí nổi lên chứ ko hỏi các hiện tượng khác)


hahaha... vậy là người ta có thể điều chế Oxy và Hydro bằng cách đun nước cho sôi lên hả các bạn? [[:(]] . Oh, vậy là tôi sắp làm giàu to rồi [[:D]] .
Bạn ơi, nước ở điều kiện thường chỉ phân hủy ở nhiệt độ nào biết không? trên 2000 (hai ngàn) độ C đấy !. Cho nên mới có phương pháp điều chế hydro và Oxy bằng điện phân đó.
Các bọt khí đó chính là nước ở thể hơi đó. Ở 47 độ C thì đã bắt đầu có các bọt khí nhỏ từ dưới đáy, đến 60 độ C thì các bọt khí lên tới bề mặt nước, tới 100 độ C thì các bọt khí vỡ ra.
 
U

utbkhn

Author
Ðề: [Hỏi] Chân vịt bị rỗ

cái này anh mori nói khá kỹ rồi đó. còn nếu tìm hiểu kỹ hơn thì các anh tìm phần hiện tượng xâm thực trong quyển kỹ thuật thủy khí.
 
Ðề: [Hỏi] Chân vịt bị rỗ

Chào các anh em đóng tàu,tôi có câu hỏi nhỏ thế này.
Tại sao mặt sau chân vịt lại bị rỗ còn đằng trước thì không.Có phải do môi trường nước hay kỹ thuật.Cái tôi nhìn là tàu sông.Hỏi mấy ông thợ thì ông lắc đầu.
Xâm thực chân vịt, nói đơn giản là hiện tượng liên tục sinh ra bọt khí và nổ, tạo ra 1 dạng mỏi bề mặt. Hư hỏng trực quan: rỗ săc, cục bộ.

Khắc phục: bọc vật liệu đàn hồi lên chân vịt (cao su, PU...). Lớp phủ bảo vệ có thể hấp thụ năng lượng phá hủy nên loại bỏ được vấn đề xâm thực

 
Top