[Hỏi][đã đáp]Công nghệ chế tạo bánh răng

  • Thread starter td
  • Ngày mở chủ đề
Status
Not open for further replies.
T
Author
các bác ơi cho em hỏi trong chế tạo bánh răng thì đại lượng "Chiều dài pháp tuyến pháp tuyến chung" được hiểu thế nào vậy?các anh giúp em vơi nhé.nếu ai biết thì nói luôn cho em công thức tính nó với nhé.
Cảm ơn các bác rất nhiêu!
 
:4: thắc mắc về "chiều dài pháp tuyến"
- là một trong những YCKT chế tạo br, đối với một số trường hợp thì đây là thông số kiểm tra quan trọng sau khi cắt br, (mình quan sát thấy rằng ở một số nơi sau khi gia công song thì KCS chỉ kê thước cặp vào và đo duy nhất thông số này là đủ tất nhiên là chỉ một số nơi thôi)
- Vậy con số này lấy ở đâu ra? bạn sẽ thấy rằng khi ghi YCKT về chiều dài pháp tuyến sẽ là một cặp hai con số: ví dụ với bánh răng này thì đo 5 răng, và L pháp tuyến = xxx + - 0.xy gì đó với br khác lại đo 3 răng với một con số + - xy gì đó. Như thế với mỗi br khác nhau phải tra ra những cặp khác nhau - vậy thì phải có bảng tra, cái tài liệu đó mình chưa được nhìn, ngoài ra để ra được cặp số đó Z, Lpt (m tất nhiên) thì phải có công thức tính toán nữa và công thức này mình cũng chưa được thấy, nhưng có lẽ ko tiện bằng tra bảng
- Vậy đo thông số đó ntn? theo như mình thấy thợ và KCS chỉ kê thước cặp vào 5 hoặc 6 răng tùy bánh răng, rồi ướm ướm cái thước cặp vào rồi đo. mình thắc mắc là hai má răng là không thẳng vậy cặp thước vào chỗ nào trên cái biên dạng đó? mặc dù cái mình cần đo dịch rõ là chiều dài pháp tuyến?
- Bạn cũng sẽ thấy rằng nếu bị nhọn răng (hay nói là răng "gầy" cái này mình chưa chắc) thí có nghĩa là ông thợ đã phay quá giới hạn trên của dung sai cho phép của Lpt, vd cần Lpt = 16 + - xy gì đó thì ông ta phay Lpt > 16 + x (dẫn đến nhọn răng) mà nhọn răng là vứt sản phẩm - nhìn cái răng xấu lắm. Vậy bạn cần đặt câu hỏi là làm thế nào để chỉnh máy đạt được cái dung sai Lpt đó? cái này huynh nào biết bảo (gợi ý cũng được)cho em với?
....
tí nữa nghĩ viết tiếp.
 
Last edited:
M

matt

Author
Xin phép cho mình ăn ké

Lâu quá không nghía băng răng nên không nhớ ( mọi chuyện lao đao mà ) .Giờ này mình toàn chọn bánh răng chứ không đo gì hết vì nó nằm trong 1 cuốn giống như cái bảng tra vậy đó . Tra ra cái nào mình ưng ý thì lấy .

Bên cạnh đó việc đo cũng khó nói lắm , vì kỹ thuật đo lường được dạy rất ít trong trường , trong khi dụng cụ đo thì đa hình vạn trạng . Đến mình cũng phải le lưỡi ( vì muốn ôm nhiều , mà kiến thức về CTM thì rất rất nhiều cái phải ôm ) .

Bạn nói 2 má răng không thẳng là sao mình không hiểu chỗ này . Chỉ có điều là 2 má răng nó không nhọn thì khó đo đường kính lỗ , vì má thước kẹp là 2 mặt phẳng song song nhau .

Bạn nói là phay nhọn răng sẽ thành phế phẩm . Mình xin thưa là theo mình thấy ở ngoài là răng nhọn hoắc vẫn sử dụng bình thường . Nhưng không hiểu ý đồ ra sao thôi .
 
Bạn nói 2 má răng không thẳng là sao mình không hiểu chỗ này .
Không thẳng tức là cái biên dạng thân khai đó bạn.
Bạn nói là phay nhọn răng sẽ thành phế phẩm . Mình xin thưa là theo mình thấy ở ngoài là răng nhọn hoắc vẫn sử dụng bình thường . Nhưng không hiểu ý đồ ra sao thôi .
ah, cách diễn đạt của mình có thể gây hiểu nhầm một tý, bạn đọc lại cả đoạn đó xem khi cái Lpt vượt miền dung sai yêu cầu thì mới là phế phẩm (khách hàng là thượng đế), phế phẩm của yêu cầu đặt ra, khi KCS loại một cái br vì cái Lpt nhỏ quá dung sai thì có thể nói là nó bị nhọn răng.
- Bình thường khi phay lăn răng với một chiều cao răng h nào đó thì người thợ sẽ chia ra hai hoặc ba lần cắt (dao sẽ tiến gần vào tâm phôi hơn) giả sử trước lần cắt quyết định người thợ sẽ kê thước vào đo xem Lpt bằng bao nhiêu để chỉnh du xích cho lần cắt cuối cùng này, dao phay lăn răng càng tiến gần tâm phôi thì Lpt sẽ giảm, nếu chỉnh du xích vào quá thì nhọn răng, nếu chỉnh du xích mà "tiến vào chưa tới" thì Lpt không nằm trong miên dung sai yêu cầu (răng bị "béo" phải không các bác), cắt nữa thì lượng dư lại nhỏ dao khó cắt mặt răng xấu, Vậy chỉnh du xích tiến đến gần tâm phôi một lượng bằng bao nhiêu? ở lần cuối cùng này? để đạt Lpt các bác chỉ giáo!
 
mình nhớ thì bước răng pháp là đo vuông góc với profile răng còn nó dùng để làm j thì mình ko nhớ lắm
nhưng nếu chế tạo dao để phay nó thì nó dùng để xác định profile dao trong tiết diện vuông góc
 
Bước pháp tuyến chung là khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song, tiếp xúc với 2 profin khác phía cách nhau N răng (gọi là bước pháp đo trên N răng. Vdụ: bản vẽ ghi bước pháp W=25+/-0.05 ; số răng đo: 5)
Các chú cũng đừng sợ việc đo bước pháp: 2 má của thước lúc nào cũng tiếp xúc với 2 má profin ở vị trí lồi của cung thân khai(đặc điểm đường thân khia là vậy mà).
Sai số bước pháp sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác góc quay trong 1 vòng quay(độ chính xác động học).
 

TYA

Well-Known Member
Bước pháp tuyến chung là khoảng cách giữa 2 mặt phẳng song song, tiếp xúc với 2 profin khác phía cách nhau N răng (gọi là bước pháp đo trên N răng. Vdụ: bản vẽ ghi bước pháp W=25+/-0.05 ; số răng đo: 5)
Các chú cũng đừng sợ việc đo bước pháp: 2 má của thước lúc nào cũng tiếp xúc với 2 má profin ở vị trí lồi của cung thân khai(đặc điểm đường thân khia là vậy mà).
Sai số bước pháp sẽ ảnh hưởng tới độ chính xác góc quay trong 1 vòng quay(độ chính xác động học).
Có phần đúng !

Cái "chiều dài khoảng...." gì đó chúng tôi quen gọi là
ếng Nhật, hay "Teeth distance"-Tiếng Anh

Là khoảng cách giữa hai điểm trên vòng pitch (vòng lăn). ===> do đó số răng để đo teeth distance không thể chọn bừa. Xác định rất dễ : áp 2 má disk micro (panme có phiến đo là 2 đĩa) vào 2 răng, 3 răng, 4 răng... thấy trường hợp nào nó tiếp vào vòng pitch thì là số răng đó. Thế vòng pitch nằm chổ nào ? Nó ở gần giữa cái răng ấy, khi răng dịch chỉnh nó có thể ở phía vòng đỉnh/ vòng chân
 
Thế vòng pitch nằm chổ nào ? Nó ở gần giữa cái răng ấy, khi răng dịch chỉnh nó có thể ở phía vòng đỉnh/ vòng chân
có lẽ bác nhầm rồi, vòng chia là một vòng tròn cố định có ý nghĩa khi thiết kế Dchia = m * Z do đó không có biện pháp công nghệ nào làm cho cái vòng này chạy đi chạy lại được đâu.
 
W

werewolf

Author
Cách tính khoảng dài pháp tuyến chung:
w=[0,684ξ+2,9521(n-0,5)+0,014Z]m
ξ: hệ số dịch chỉnh
n: số răng bị kẹp giữa hai mỏ khi đo khoảng pháp tuyến
n=0,111Z+0,5 làm tròn nguyên
 

TYA

Well-Known Member
m2, Z16, n3
m2,Z22,n4
m1.5,Z81,n7
m1.75,Z43,n6

đó là 4 bánh răng ví dụ mà cty đang làm.
Nhờ werewolf kiểm nghiệm công thức tính n...
 
W

werewolf

Author
Tính theo công thức trên thì bánh răng Z22 lấy n=3, Z81 lấy n=10 (hoặc 9)
 

TYA

Well-Known Member
có lẽ bác nhầm rồi, vòng chia là một vòng tròn cố định có ý nghĩa khi thiết kế Dchia = m * Z do đó không có biện pháp công nghệ nào làm cho cái vòng này chạy đi chạy lại được đâu.
Ví dụ cho bạn nè

m2
Z30
Dchia =2 . 30 = 60 cái đó gọi là "Reference pitch circle diameter" nhé (tức là tính toán ấy) . Còn thực tế gọi là "working pitch circle". x=0.21 thì "working pitch circle diameter" = 61.3
 
W

werewolf

Author
Thường thì nên làm tròn lên, như thế sẽ làm tăng giá trị w danh nghĩa, giảm sai số bởi sai lệch trên và dưới được tiêu chuẩn rồi
 
Cách tính khoảng dài pháp tuyến chung:
w=[0,684ξ+2,9521(n-0,5)+0,014Z]m
ξ: hệ số dịch chỉnh
n: số răng bị kẹp giữa hai mỏ khi đo khoảng pháp tuyến
n=0,111Z+0,5 làm tròn nguyên
Công thức này chứng minh ra sao? Ở trong quyển sách nào vậy? :4:
 
W

werewolf

Author
Trong các sách về dung sai lắp ghép và kỹ thuật đo lường. ww đang có sẵn 1 quyển sách hướng dẫn thí nghiệm nên trích ra luôn. Về cách chứng minh thì phải xem lại sách chứ nhớ đâu có dễ (nhớ cách chứng minh để làm gì?), dùng thì cứ vô tư mà dùng thôi
 

TYA

Well-Known Member
Công thức này chứng minh ra sao? Ở trong quyển sách nào vậy? :4:

không hẳn là wewoflf sai..

Theo 4 bánh răng thực tế mà tôi ví dụ(xem phía trên 2 bài) thì không khớp trường hợnp nào.

Rõ hơn, xem bảng dưới đây, kí hiệu T là số răng đo kptc, N là số răng (Z).Áp dụng cho P.A độ - nếu góc áp lực khác thì tra bảng khác!

Về tính W, W phụ thuộc góc áp lực nữa
 
W

werewolf

Author
Công thức tính w chỉ là gần đúng và cho góc áp lực 20 độ. Muốn chính xác thì phải có sin, cos.
Tính lại bảng của TYA (modun=1, ξ=0), thấy công thức tính n (trong bảng là T), w vẫn đúng
trong cả bảng mà.
 
so sánh công thức của werewolf với cái bảng của bác TYA thì thấy đúng tới con số thập phân thứ 3.

em được gợi ý là tìm hiểu về cái bảng của bác TYA đưa ra (coi như bài tập), xem người ta xây dựng cái bảng ấy như thế nào? Nếu có công thức rồi thì tốt, xem người ta xây dựng cái công thức ấy chắc là được, bác werewolf cho em cái tựa sách có phần chứng minh cũng được.

thanks bác trước! :4:
 
W

werewolf

Author
Thử tìm trong sách này xem: "Kỹ thuật đo tập 1 (dung sai lắp ghép và tiêu chuẩn hoá)" của thầy Ninh Đức Tốn - Nguyễn Trọng Hùng.
 
Status
Not open for further replies.
Top