Hỏi về Bu lông nền

  • Thread starter thienbao_tkqn
  • Ngày mở chủ đề
T

thienbao_tkqn

Author
Bulông lông nền thì mình có thể làm lỗ lõm được không các anh.Lỗ bullong nền mình không cần gia công cơ phải không?
 
Bulông lông nền thì mình có thể làm lỗ lõm được không các anh.Lỗ bullong nền mình không cần gia công cơ phải không?
Bạn hỏi rõ hơn được không ? có thể nhiều người không hiểu ý bạn hỏi gì đấy . Bulông nền sử dụng ở vị trí nào ,nếu có thể bạn up hình lên nhé .
 
T

thienbao_tkqn

Author
Nguyên văn bởi thienbao_tkqn

lỗ lắp bulông nền của hộp giảm tôc em không làm lồi mà em làm lõm để cho đầu bulông nằm trong lỗ thì có tốt hơn so với làm lỗ lồi không? Và lỗ lắp không cần phải gia công cơ (chỉ cần đúc xong đêm đi sủ dụng)
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Trừ có máy của VN tự chế tạo để dùng trong nội bộ thì đôi khi có thể không thèm gia công lỗ lắp bu-lông, chứ thực tế tớ chưa thấy nước khác làm thế bao giờ và cũng không thấy sách nào bảo thế cả. Thậm chí nhiều nơi chế máy bằng kết cấu hàn, họ dùng que hàn để khoét lỗ, rồi cứ cam tâm để lỗ nham nhở như thế mà lắp bu-lông.

Nếu cậu định làm máy một cách nghiêm chỉnh thì tất cả các lỗ bu lông đều phải gia công. Đừng nghĩ chỉ có xỏ được con bu-lông qua là xong và miệng lỗ thế nào cũng được, vì đã có vòng đệm rồi. Nếu miệng lỗ bắt bu-lông mà không vuông góc với thân bu-lông thì chẳng nói cũng thấy ngay mối ghép đó tệ đến thế nào khi thân bu-lông bị uốn cong. Thêm nữa, nếu miệng lỗ có các nhấp nhô cao do để thô thì chỉ trong thời gian ngắn là chúng sẽ bị san phẳng và bu-lông sẽ bị lỏng ngay. Bu-lông móng lại càng cần lưu tâm, đừng tưởng nó được cấy vào bê-tông mà không quan trọng. Nó mà hỏng thì có thể phải vứt cả cỗ máy đắt tiền đi.

Việc làm lõm hay lồi chỗ lắp bu-lông thì chỗ đó kiểu gì cũng phải gia công, nếu khi đúc phôi người ta để phẳng thì sẽ phải phay lõm xuống. Còn khi tạo phôi đúc đã phải làm lồi những chỗ đó rồi thì chỉ làm phẳng mặt đó và để nó lồi cao lên một chút. Bạn nghĩ người ta mất công làm lồi phôi đúc để không tốt bằng cách để phẳng rồi phay lõm sao? Có những trường hợp cố ý phay lõm sâu hẳn xuống lại nhằm mục đích khác. Nhưng phay lõm thông thường chỉ cốt tạo mặt gia công cho lỗ lắp bu-lông đế máy thì không bao giờ lại tốt bằng đúc lồi chỗ đó. Lý do rất dễ hiểu: bạn nghĩ chỗ nào yếu nhất trên đế máy? Chắc chắn là nơi có các lỗ bu-lông phải không? Thế thì tại sao lại đi làm mỏng những chỗ yếu đó?
 

wjt

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Bác DCL nói rất đúng! Miệng lỗ lắp bu lông mà không gia công thì rất nguy hiểm - thân bu lông rất dễ bị uốn cong và bu lông nhanh bị hỏng! Nguyên nhân do mặt tựa của đai ốc hoặc đầu bu lông không phẳng làm bu lông chịu lực lệch tâm. Khi này lực tác dụng lên bu lông tăng hơn 9 lần nên ...

WJT.
 
lỗ lắp bulông nền của hộp giảm tôc em không làm lồi mà em làm lõm để cho đầu bulông nằm trong lỗ thì có tốt hơn so với làm lỗ lồi không? Và lỗ lắp không cần phải gia công cơ (chỉ cần đúc xong đêm đi sủ dụng)
Bạn đọc và ngẫm nghỉ những điều chú DCL nói , chú nói rất thực tế .Mình cũng có trình bày 1 bài về bề mặt xỏ bu lông lồi và lõm bạn tìm đọc thử xem sao .
 
P

phibaspkt

Author
lỗ lắp bullong theo lí thuyết thì có thể làm lõm hoặc lồi cũng được. trong công nghệ gia công mặt đầu của lỗ đó, lỗ lồi thì được sử dụng nhiều hơn. khi đó ta chỉ cần dùng dao phay đĩa đưa vào là xong( đối với mọi trường hợp của lỗ bulong)
Trong trường hợp chiều cao của vách ngắn, ta có thể dùng lỗ lõm. Vì khi đó ta chỉ cần dùng dao phay ngón và phay.
 
M

MTAM

Author
Cậu này chưa được xem những con bulong móng của những quạt gió lớn. Đừng tưởng to như cổ tay mà không bị cắt đứt hoặc nhổ cả chân lên (cứ thử cân bằng không tốt mà xem). Lúc đó mới thấy cái bulong móng nó quan trọng đến thế nào!
 
U

utbkhn

Author
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

bác DCL nói rất đúng!
nếu bulong nền chịu lực lớn thì người ta thường hay làm lồi. còn không thì người ta thường làm lõm( khi đúc thì bằng để khuôn đúc đơn giản hơn nhưng sau phay để gia công nên lõm xuống) ?
 

neverlose

<b>we only here today</b>
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

Bulông lông nền thì mình có thể làm lỗ lõm được không các anh.Lỗ bullong nền mình không cần gia công cơ phải không?

Theo bác DCL thì mình thấy là tuyệt nhất rồi, nhưng mình thì nghĩ khác một chút , nếu trong trường hợp đúc loạt lớn (đúc trong khuôn kim loại) thì độ nhấp nhô tương đối thấp thì ta có thể không cần gia công mà.

Nhưng lưu ý nhé, không pải lỗ nào cũng có thể đúc lõm được đâu nhé, nếu sản xuất hàng khối thì lỗ pải có d>20mm, hàng loạt thì d>30mm, đơn chiếc thì >50mm, và bậc của lõm phải lớn hơn 6mm.
 
B

builinh_Au

Author
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

cái này mỗi thầy một kiểu, em học BK, cũng đang làm đồ án CTM, hôm bên lớp thầy Hạ chỗ này thầy bảo làm lõm xuống, có thằng bạn ở đó nghe lỏm được vậy cũng về sửa vào đồ án của nó rồi đem đi thông qua. Nó học lớp thầy Dũng. Thầy Dũng hỏi sao lại làm lõm xuống thế này, nó bảo em thấy bên lớp thầy Hạ làm vậy. Nhưng thầy Dũng lại bảo thế là sai, phải làm lồi lên...
Làm đồ án hay thật, mỗi thầy một kiểu...
 
Last edited by a moderator:
B

builinh_Au

Author
Ðề: Hỏi về Bu lông nền


em thấy cái này các thầy cũng hay hỏi, mà có thầy bảo làm lõm, có thầy bắt làm lồi :22:. Vỏ hộp giảm tốc thường được đúc bằng GX 15-32. Ở chỗ bulong nền thường có thêm lượng kim loại tạo độ dốc để rút mẫu thuận tiện sau này. Chỗ này cần gia công phẳng, vì nếu không cứ lắp bulong vào thì bulong sẽ chịu lực lệch tâm rất lớn gây ra hỏng. Làm lồi thì gia công dễ hơn, còn làm lõm xuống thì không thể khoan được vì cần khoan vướng vào phần lắp trục và ổ ở phía trên nên phải phay bằng cách đút trục dao phay từ dưới lên sau đó mới lắp dao phay vào, lúc gia công phải kéo dạo xuống phía dưới...
Trong bản đồ án của em, em làm lõm, mai bảo vệ rồi đây, không biết có bị bắt bẻ chỗ này nữa không :106:
 
H

huutu123456

Author
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

Lỗ lắp bu lông lồi hay lõm là do kết cấu của chi tiết nếu bạn thiết kế chi tiết có không gian để lắp bulong,thì bạn nên làm bu lông lồi, còn nếu không có không gian thì bắt buộc phải làm lõm rồi. Nhưng bạn cần chú ý với bu lông lõm thì bạn phải đảm bảo được bulong bạn mua là có nhiều trên thị trường. Một điểm chú ý là khi gia công bề mặt để lắp bulong thì với trường hợp lồi đơn giản hơn, còn trường hợp lõm phức tạp hơn nhiều. Nếu bạn để ý sẽ thấy được rằng trường hợp bulong lõm thường làm ở những chi tiết nhỏ, bulong nhỏ mới đảm bảo được lực vặn bulong hợp lí, bạn tưởng tượng với bu lông 40 mà chúng ta dùng tô vít để vặn thì... chẹo tay mất.. hi hi. :79:
 
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

" bạn tưởng tượng với bu lông 40 mà chúng ta dùng tô vít để vặn thì... chẹo tay mất.. hi hi. :79:"
- làm lõm đâu hẳn chỉ dùng vít mới vặn được? ta có thể làm gờ trên rộng ra để dùng chụp lục lăng vặn mà vẫn ok.
 
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

theo kinh nghiêm thiết kế thực tế của mình khi lắp bu lông nền(anchor bolt) các lỗ phải được gia công và các lỗ ko làm lỗ lõm để đảm bảo ngừoi ta thường hàn 1 tấm lên trên(grip) và tấm này lỗ cũng phải đựoc gia công.
chúc thành công!
 
Lượt thích: umy
P

phuongbinh

Author
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

mấy anh cho e hỏi cái chỗ lõm đó có tác dụng gì được ko ạ
 
N

ngochoi

Author
Ðề: Hỏi về Bu lông nền

mấy anh cho e hỏi cái chỗ lõm đó có tác dụng gì được ko ạ
Bề mặt bắt đệm phẳng cần được gia công sau nguyên công đúc hoặc hàn, bề mặt trước gia công đó nếu không được phẳng thì cần gia công cho phẳng để khi lắp đệm phẳng được tốt, nối hay lõm đều như nhau cả thôi.
 
Top