Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

Author
Hỏi về công nghệ nhuộm đen "Black Oxide"




Em muốn hỏi về quá trình phủ đen "Black oxide" cho thép, sử dụng NaOH, muối nitrat và nitrit (hoặc các dung dịch khác).
Không biết có anh nào đã làm, có kinh nghiệm hoặc tài liệu về quy trình này chưa ạ, nếu có xin chia sẻ cho em với. Em chân thành cảm ơn!
 
Last edited:

TAMAC

Active Member
Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

Vào Box Chia sẻ tài nguyên nguồn mở/hỏi xin tài liệu/ trang 32 có 1 bài cũng lâu rồi. Hy vọng giúp được bạn chút ít.
 
Author
Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

Cảm ơn anh TAMAC, em cũng đã xem qua topic đó từ trước nhưng mà phần nhuộm nóng dùng NaOH hình như vẫn chưa đi sâu thì phải. Em thấy wikipedia và 1 số trang nước ngoài họ còn đề cập đến sự nóng lên đột ngột của dung dịch, có thể gây nổ. Nên em cần ai đó có kinh nhiệm trong lĩnh vực này chia sẻ ^^, có cả phần cold black oxide thì càng tốt!!!!
 
Last edited:

worm

Well-Known Member
Moderator
Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

Cái này gọi là nhuộm đen chứ không phải mạ đen.
Quy trình cụ thể bạn có thể tìm hiểu tại mấy chỗ sau:
- Bộ môn Vật liệu học, Nhiệt luyện và Xử lý bề mặt . C5 - 310. ĐHBK Hà Nội.
- PX Nhiệt luyện. Công ty dụng cụ số 1 (Dụng cụ cắt cũ)
 
M

metalworks

Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

Ở trong TP HCM có cơ sở nào làm cái này không các bác nhỉ?
 

TAMAC

Active Member
Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

phần nhuộm nóng dùng NaOH hình như vẫn chưa đi sâu thì phải. Nên em cần ai đó có kinh nhiệm trong lĩnh vực này chia sẻ
Tớ cũng đã từng làm về nhuộm đen cho chi tiết để chống rỉ, xin nêu về quy trình làm việc để bạn tham khảo (đây là thực tế, không có lý thuyết)
- Làm sạch dầu mỡ bám vào chi tiết bằng hóa chất sau đó rửa sạch bằng nước
- Tẩy rỉ bằng dung dịch HCl (d = 1.19) tỷ lệ pha khoảng (30 - 40) % sau đó rửa sạch bằng nước, khâu này có khi phải làm lại vài lần đến sạch hết rỉ.
Các khâu làm sạch nói trên đều ở nhiệt độ thường.
- Nhuộm bằng dung dịch gồm: pha trước muối NaNO2 (150 - 200) g/l, sau đó pha tiếp NaOH (600 - 700) g/l. Đun sôi dung dịch đến nhiệt độ 135 - 145 độ C (nên có can nhiệt để kiểm tra) sau đó ngâm chi tiết vào thời gian từ 35 - 50 phút (thép chứa %C càng thấp thời gian càng lâu)
- Rửa nước
- Để khô tự nhiên, kiểm tra bề mặt chi tiết có màu đen hơi xanh bóng, đều là đạt. Nếu không phải nhuộm lại.
- Nhúng dầu CN20 để bảo quản (nên treo trên giá cho ráo dầu, có khay hứng dầu)

Hy vọng giúp bạn tý chút kinh nghiệm thực tế.
 
Last edited:
Author
Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

CẢm ơn anh TAMAC rất nhiều, em muốn hỏi là như anh nói thì với 2L dd ta cần NaNO2 (150 - 200) g/ NaOH (600 - 700) g đúng ko ạ, hay chỉ là 1L nước cho cả muối và NaOH thôi?
 
D

dtnh

Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

bác muốn gia công hàng hay sao?Nếu hỏi về quy trình thì tài liệu nó nói hơi khó hiểu.nếu cần gia công chi tiết thì hảy gởi mail cho tui rùi tui sẽ giúp bác . địa chỉ mail: tantruong81@yahoo.com.vn
 
K

kien_tic

Ðề: Hỏi về công nghệ nhuộm đen "Black Oxide"

Nhuộm đen (hay còn gọi là hun đen) là công nghệ tạo lớp màng ôxít phủ đều cho toàn bộ bề mặt của chi tiết (sản phẩm).
Để thực hiện công đoạn nhuộm đen, trước hết ta phải thực hiện công đoạn tẩy dầu mỡ, tấy gỉ qua dung dịch axít (thường axít mạnh như HCl, H2SO4...), tuỳ theo độ gỉ và độ bám dính dầu mỡ của chi tiết mà có thể pha thêm CS(NH2)2 . Đây là một trong 2 công đoạn ảnh hưởng quyết định tới sự bám dính của lớp màng ôxít cũng như khả năng chống gỉ của chi tiết (sản phẩm). Sau khi được tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ; chi tiết hoặc sản phẩm được rửa sạch qua nước sau đó thực hiện công đoạn nhuộm đen.
Nguyên liệu nhuộm đen gồm NaOH và NaNO2 pha theo tỉ lệ 600 -700g NaOH/l H2O, 200- 220g NaNO2/l H2O. Tuỳ theo thể tích bể hoặc sản lượng sản phẩm mà pha cho phù hợp.
Sau khi pha xong, cho toàn bộ SP vào bể, gia nhiệt cho bể tới nhiệt độ khoảng 1400C (với thép chưa qua nhiệt luyện), 1500C (với thép đã nhiệt luyện), thời gian nhuộm khoảng 30-60 phút và vớt sản phẩm ra. Sau đó rửa qua nước thật sạch, sấy hoặc thổi khô sản phẩm. Tuỳ theo điều kiện làm việc hoặc yêu cầu cụ thể về độ bền lớp màng mà ta có thể nhúng dầu bảo quản để bảo quản được tốt và lâu hơn
Trên đây là toàn bộ công nghệ nhuộm đen sản phẩm. Vì đây cũng không phải là công nghệ gì phức tạp và ghê gớm lắm nên hầu hết các cơ sở sản xuất cơ khí lớn đều có thực hiện công nghệ này

[FONT=&quot]Nguyên lý của nhuộm đen là hỗn hợp dung dịch chất ôxi hoá (NaNO2 ) và NaOH tác dụng với thép (của sản phẩm) và tạo thành lớp màng ô xít. Lớp màng này là Fe3O4. Lớp màng này màu đen hoặc xanh đen, thông thường lớp màng này có độ dày khoảng 0,0006-0,0015mm nên lớp màng này không ảnh hưởng lớn tời chiều dày sản phẩm sau khi nhuộm đen

[/FONT]
 

unit_08

New Member
Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

bạn ơi cho mình hỏi khi xử lý theo phương pháp này thì nó có ảnh hưởng đến môi trường như thế nào? các phản ứng hóa học đó sẽ sản sinh ra những gì, có khí nào ảnh hưởng đến sức khỏe, môi trường không//?
 
Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"

Quy trình sơ bộ thì bạn kien_tic đã nói qua. Vấn đề môi trường thì có độc hại, hơi muối, hơi sút và hơi axit tạo thành trong quá trình phản ứng hóa học tạo ra sẽ bốc lên. Cần phải xử lý gọn tránh ô nhiễm.
 
Ðề: Hỏi về công nghệ nhuộm đen "Black Oxide"

Giá trị nằm ở chổ "độ dày lớp phủ 0.0006-0.0015mm". Đúng thông tin em cần
Chân thành cảm ơn tiền bối đã chia sẽ thông tin
 
L

Long giang

Ðề: Hỏi về công nghệ nhuộm đen "Black Oxide"

Nhuộm đen (hay còn gọi là hun đen) là công nghệ tạo lớp màng ôxít phủ đều cho toàn bộ bề mặt của chi tiết (sản phẩm).
Để thực hiện công đoạn nhuộm đen, trước hết ta phải thực hiện công đoạn tẩy dầu mỡ, tấy gỉ qua dung dịch axít (thường axít mạnh như HCl, H2SO4...), tuỳ theo độ gỉ và độ bám dính dầu mỡ của chi tiết mà có thể pha thêm CS(NH2)2 . Đây là một trong 2 công đoạn ảnh hưởng quyết định tới sự bám dính của lớp màng ôxít cũng như khả năng chống gỉ của chi tiết (sản phẩm). Sau khi được tẩy dầu mỡ, tẩy gỉ; chi tiết hoặc sản phẩm được rửa sạch qua nước sau đó thực hiện công đoạn nhuộm đen.
Nguyên liệu nhuộm đen gồm NaOH và NaNO2 pha theo tỉ lệ 600 -700g NaOH/l H2O, 200- 220g NaNO2/l H2O. Tuỳ theo thể tích bể hoặc sản lượng sản phẩm mà pha cho phù hợp.
Sau khi pha xong, cho toàn bộ SP vào bể, gia nhiệt cho bể tới nhiệt độ khoảng 1400C (với thép chưa qua nhiệt luyện), 1500C (với thép đã nhiệt luyện), thời gian nhuộm khoảng 30-60 phút và vớt sản phẩm ra. Sau đó rửa qua nước thật sạch, sấy hoặc thổi khô sản phẩm. Tuỳ theo điều kiện làm việc hoặc yêu cầu cụ thể về độ bền lớp màng mà ta có thể nhúng dầu bảo quản để bảo quản được tốt và lâu hơn
Trên đây là toàn bộ công nghệ nhuộm đen sản phẩm. Vì đây cũng không phải là công nghệ gì phức tạp và ghê gớm lắm nên hầu hết các cơ sở sản xuất cơ khí lớn đều có thực hiện công nghệ này

[FONT=&quot]Nguyên lý của nhuộm đen là hỗn hợp dung dịch chất ôxi hoá (NaNO2 ) và NaOH tác dụng với thép (của sản phẩm) và tạo thành lớp màng ô xít. Lớp màng này là Fe3O4. Lớp màng này màu đen hoặc xanh đen, thông thường lớp màng này có độ dày khoảng 0,0006-0,0015mm nên lớp màng này không ảnh hưởng lớn tời chiều dày sản phẩm sau khi nhuộm đen

[/FONT]
Chào anh, anh cho em hỏi thêm chút được không ạ?
Em cũng đang phải làm thí nghiệm về nhuộm đen nhiệt độ cao để phục vụ việc học tập. Em cũng dùng NaOH và pha theo tỷ lệ như nhà cung cấp là 500-600g/l. Tuy nhiên khi em tiến hành ở nhiệt độ 140 trở lên thì khi mạ xong thấy như có một lớp màng màu đỏ giống gỉ trên bề mặt, lớp này có thể lau đi được, khi lau hết thì bề măt sp vẫn đen.
Trường hợp em mạ ở nhiệt độ thấp hơn khoảng 130 độ, và nồng độ hoá chất nhạt hơn thì màu sp đen và lại không bị lớp màng như vậy. Cho em hỏi như vậy là bị sao a? Và có cách nào khắc phục không ạ?
Rất mong được chỉ giáo ạ. Chân thành cảm ơn ạ !
 
L

Long giang

Ðề: Hỏi về công nghệ mạ đen "Black Oxide"


Tớ cũng đã từng làm về nhuộm đen cho chi tiết để chống rỉ, xin nêu về quy trình làm việc để bạn tham khảo (đây là thực tế, không có lý thuyết)
- Làm sạch dầu mỡ bám vào chi tiết bằng hóa chất sau đó rửa sạch bằng nước
- Tẩy rỉ bằng dung dịch HCl (d = 1.19) tỷ lệ pha khoảng (30 - 40) % sau đó rửa sạch bằng nước, khâu này có khi phải làm lại vài lần đến sạch hết rỉ.
Các khâu làm sạch nói trên đều ở nhiệt độ thường.
- Nhuộm bằng dung dịch gồm: pha trước muối NaNO2 (150 - 200) g/l, sau đó pha tiếp NaOH (600 - 700) g/l. Đun sôi dung dịch đến nhiệt độ 135 - 145 độ C (nên có can nhiệt để kiểm tra) sau đó ngâm chi tiết vào thời gian từ 35 - 50 phút (thép chứa %C càng thấp thời gian càng lâu)
- Rửa nước
- Để khô tự nhiên, kiểm tra bề mặt chi tiết có màu đen hơi xanh bóng, đều là đạt. Nếu không phải nhuộm lại.
- Nhúng dầu CN20 để bảo quản (nên treo trên giá cho ráo dầu, có khay hứng dầu)

Hy vọng giúp bạn tý chút kinh nghiệm thực tế.
 
Top