Hỏi về đánh bóng khuôn

  • Thread starter DoanA1
  • Ngày mở chủ đề
D

DoanA1

Author
Công ty mình chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa. Hiện tại một số bộ khuôn (ép phun) bề mặt không còn được tốt. Mình muốn hỏi về những nơi có thể đánh bóng khuôn, địa chỉ của họ.
Tiện thể cho mình hỏi thêm về phương pháp đánh bóng khuôn (đánh bóng gương), dụng cụ để đánh bóng?
Các bác giúp mình nha!
 
L

Liễu Ngân Đình

Author
Bạn chẳng cho thông tin bạn ở đâu thì cũng hơi khó, hay bạn có thể thuê bất kỳ cơ sở ở đâu đánh bóng khuôn tốt trên phạm vi toàn lãnh thổ VN?
Tốt nhất nên cho địa chỉ e-mail của bạn nữa chắc sẽ thuận tiện trong việc tư vấn
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Công ty mình chuyên sản xuất các sản phẩm nhựa. Hiện tại một số bộ khuôn (ép phun) bề mặt không còn được tốt. Mình muốn hỏi về những nơi có thể đánh bóng khuôn, địa chỉ của họ.
Tiện thể cho mình hỏi thêm về phương pháp đánh bóng khuôn (đánh bóng gương), dụng cụ để đánh bóng?
Các bác giúp mình nha!
Nguyên tắc chung của việc đánh bóng khuôn rất đơn giản, nhưng ít người biết nên hóa ra nó lại là bí quyết khá ghê gớm.

Với kinh nghiệm, mà ai làm vài lần cũng sẽ có ngay, người đánh bóng sẽ chọn cỡ hạt mài trên dụng cụ (giấy nhám, đá mài...) sao cho thích hợp với bề mặt cần đánh bóng, trên nguyên tắc cùng cỡ. Nếu có thiết bị để đo mức độ nhấp nhô trên bề mặt thì tốt, nhưng tớ đã nêu trên rằng bằng kinh nghiệm với vài lần làm thử, ai cũng dễ dàng nhận thấy bề mặt này cần cỡ hạt nào, bề mặt kia thì ra sao.

Nếu chọn đúng cỡ hạt mài thì sau khi đã đánh bóng lần thứ nhất, cỡ nhấp nhô được san xuống còn 1/2 ban đầu, ta dùng cỡ hạt bằng 1/2 lúc đánh bóng thô để hạ cỡ nhấp nhô xuống còn 1/4 v.v... cho đến khi soi gương.

Nhắc lại bí quyết:

1. Chọn cỡ hạt mài bằng cỡ nhấp nhô.
2. Lần sau chọn cỡ hạt mài bằng 1/2 lần trước.

Để làm rõ vấn đề, ta xem minh họa dưới:



[LEFT]Ở minh họa này, phần trên là đá mài có cùng cỡ hạt với nhấp nhô bề mặt của vật cần mài. Khi mài, chúng sẽ tiếp xúc với nhau như hình dưới:



[LEFT]Và kết quả sau đó là độ cao nhấp nhô chỉ còn 1/2:


[/LEFT]

Đương nhiên, ta chỉ đạt được điều này khi tuân thủ 2 nguyên tắc nêu trên. Nhiều người không biết nên dùng sai cỡ hạt mài, họ định "có công mài sắt có ngày nên kim" nhưng chắc có mài hay đánh bóng đến thủng cả vật liệu mà chẳng bao giờ đạt được độ bóng mong muốn!
[/LEFT]
 
T

trungckvl

Author
Ðề: Hỏi về đánh bóng khuôn

Những khuôn gì cần đánh bóng? sao không lấy nguời của tổ cơ khí đánh bóng?
Nếu bề mặt xước nhiều thì đánh bằng đá 600 trước ( viên màu đỏ , đá đánh tay ) cho đều tay sau đó tăng dần cỡ đá lên 1000, 1200 ... Sau khi đánh tay xong thì đánh tiếp bằng giấy ráp loại đều tay. Xong thì đánh bằng phớt + kem đánh bóng cho nó sáng ra. Lưu ý khi đánh bằng phớt sẽ lộ ra các vết xước mà trước đó không nhìn thấy được, khi đó lấy đá loại mịn ( loại 1000 hoặc 1200 ) đánh cục bộ tại điểm đó, sau đó đánh lại bằng phớt.
Nói chung là thế nhưng tùy độ nhám và tay nghề thợ nguội mà đánh cho hợp lý. Nói chung để đánh bóng khuôn phải cho thợ thời gian để nguời ta có kỹ năng, nếu gấp quá đánh không được đâu.
 
K

kieplongdong

Author
Cung cấp các vật tư, dụng cụ đánh bóng khuôn
Bên mình cung cấp đầy đủ các vật tư dụng cụ phục vụ đánh bóng khuôn từ USA.
- Bột kim cương kích thước từ 0,1 micron đến 160 micron
- Đá đánh bóng, phớt gỗ, vải
- Máy đánh bóng khuôn cầm tay
- Dụng cụ hàn và sữa chữa khuôn
- Và các vật tư liên quan khác phục vụ đánh bóng khuôn.
Giá hợp lý, sản phẩm chất lượng từ nhà sản xuất hàng đầu thế giới
 
Top