Hỏi về dụng cụ cắt?

  • Thread starter vungoctiepott
  • Ngày mở chủ đề
V

vungoctiepott

Author
các bác,các chú, các anh chị ơi cho em hỏi chút a. góc mũi dao của dụng cụ cắt trong các trường hợp gá dao cao hơn tâm, thấp hơn tâm, chạy dao dọc va chạy dao ngang có thay đổi không a? mà nếu thay đổi thì trong từng trường hợp nó thay đổi như thé nào ạ


Đặt tiêu đề rõ ràng, post bài đúng mục
 
Last edited by a moderator:
góc sắc hả bạn?
nếu là góc sắc thì nó có công thức anpha+beta+gama=90độ, rồi bạn xem lúc gá cao hơn tâm hay thấp hơn tâm thì góc anpha,gama thay đổi thế nào rồi suy ra góc beta cũng thay đổi như thế
 

TYA

Well-Known Member



Xem hình.

Các góc thay đổi khi dao ngang tâm (nét đen) và dao thấp hơn tâm (nét đỏ).

Dao ngang tâm giả sử góc trước = 0 , khi hạ thấp hơn tâm phôi>>> góc trước chuyển thành âm.

Góc sau tăng lên.

Hình dung khi dao gá cao hơn tâm : góc ma sát giảm - có lúc sẽ tiếp xúc mặt sau vào chi tiết (nếu nâng dao quá đáng) >>> không cắt nổi

Trong thực tế người ta có thể gá thấp hơn tâm.
 
@TYA: Hỏi về góc mũi dao cơ mà anh.
Nếu các góc kia chỉ cần vẽ hình như sau:


Theo đúng định nghĩa tìm được các góc thông qua vận tốc cắt là tìm được quan hệ.
Mình nhớ quan hệ của góc mũi dao là: a + b + a1 = 180
a: góc nghiêng chính (phi)
b: góc mũi dao (cờ si)
a1: góc nghiêng phụ (phi1)
Bạn thử phát triển theo ý đó xem?
 
V

vungoctiepott

Author
ai ơi em cũng đã thư phương án đó rùi ai ạ. e chỉ chung minh được về cơ bản trong trường hợp chạy dao dọc và chạy dao ngang thì góc mũi dao không thay đổi thôi còn 2 trường hợp còn lại khó quá. cảm ơn mọi người rất nhiều
 
Góc mũi dao chỉ thay đổi khi mài dao thôi. còn khi gá dao thì có góc nghiêng chính và góc nghiêng phụ thay đổi thôi. ε + φ1 + φ = 180
 
K

KNV

Author
Góc mũi dao chỉ thay đổi khi mài dao thôi. còn khi gá dao thì có góc nghiêng chính và góc nghiêng phụ thay đổi thôi. ε + φ1 + φ = 180
Góc mũi dao là góc hợp bởi hình chiếu của lưỡi cắt chính và lưỡi cắt phụ trên mặt đáy. Nếu gá cao hơn tâm hay thấp hơn tâm thì mặt đáy có thay đổi. đúng không? Thế tại sao có thể nói góc mũi dao không thay đổi?
Theo mình nghĩ khi gá cao hơn tâm góc mũi dao tăng và khi gá thấp hơn tâm thì góc mũi dao giảm
 
L

lfree2009

Author
Trả lời gá dao cắt cao hơn tâm và thp hơn:

Cung 1 con dao, ta phân tích 2 trường hợp:
1. Gá mũi dao cao hơn tâm chi tiết gia công:
Gá như vậy phần dao (chỗ thấp hơn mũi cắt 1 tý) sẽ cạ vào chi tiết (chỗ đường kính chi tiết là lớn nhất), vì phần này không cắt được nên bề mặt chi tiết sau gia công bị sần sùi, không đạt độ bóng, ngoài ra còn tổn hao công suất máy (do ma sát). Nếu vạt mặt đầu thì tại tâm có lõi nhỏ, đường kính lõi = độ lệch tâm x2
2. Gá dao thấp hơn tâm chi tiết gia công:
Góc cắt âm, cắt có nặng hơn nhưng đạt độ bóng gia công. Khi vạt mặt đầu cũng có cái lõi nhỏ ở tâm
Trường hợp trên chỉ nói về gia công chi tiết tròn, vặt mặt đầu, tuy nhiên nếu gia công chi tiết định hình sẽ bị sai biên dạng, sai góc ...
 

thanh hao

<b>Giải nhất vòng 2 cuộc thi NPD11 năm 2010</b>
anh em trên diễn đàn có thể giải thích rõ hơn cho em về các góc trong dao tiện xén giúp em được không ạ.và tác dụng củng như ảnh hưởng của các góc đó tới quá trình cát gọt .
đây là hình:
 
N

NQA

Author
Bạn đọc kỹ lại chương thông số hình học của dụng cụ cắt. Chương này nói rất rõ sự thay đổi các góc trên các tiết diện ngang, dọc, chính của DCC khi gá cao hơn tâm hay thấp hơn tâm. Trong quá trình cắt, với các máy tiện từ đời "Tống" ở trường mình thì được biết phải gá cao hơn tâm 1 khoảng. sau khi chịu tác dụng của lực cắt mũi tâm sẽ trùng với tâm chi tiết. Cho mình hỏi các máy tiện mới ngày nay có phải làm như vậy k?
 

TYA

Well-Known Member
anh em trên diễn đàn có thể giải thích rõ hơn cho em về các góc trong dao tiện xén giúp em được không ạ.và tác dụng củng như ảnh hưởng của các góc đó tới quá trình cát gọt .
đây là hình:
Góc alpha ảnh hưởng đến sự mòn của dao và độ bền lưỡi cắt, độ nhám bề mặt

Nếu góc đó nhỏ mòn dao giảm và ảnh hưởng kích thước (khi đã mòn) nhỏ, lưỡi cắt bền


Góc beta ảnh hưởng độ bền mũi dao, càng lớn dao càng khỏe

Góc gama ảnh hưởng đến lực cắt, độ bền dao và sự thoát phoi

Gama âm cho cắt thô, phoi , gama dương cho cắt tinh
 

TYA

Well-Known Member
góc anpha nhỏ mà giảm mòn dao hả bác?
Đúng vậy đấy .Cụ thể là mòn mặt sau không giảm (tăng) trong các điều kiện gia công rung động, hoặc máy không cx làm dao lệch tâm .

Ngoại trừ, thì cả lưỡi cắt và mặt sau đều thọ hơn
 
Đúng vậy đấy .Cụ thể là mòn mặt sau không giảm (tăng) trong các điều kiện gia công rung động, hoặc máy không cx làm dao lệch tâm .

Ngoại trừ, thì cả lưỡi cắt và mặt sau đều thọ hơn
Mình chưa hiểu rõ ý của TYA. Theo bạn, khi góc sau của dao nhỏ, trong trường hợp cắt không rung động, máy chính xác thì cả lưỡi cắt và mặt sau sẽ thọ hơn, tức là tuổi bền của dao sẽ cao hơn?
 

TYA

Well-Known Member
Mình chưa hiểu rõ ý của TYA. Theo bạn, khi góc sau của dao nhỏ, trong trường hợp cắt không rung động, máy chính xác thì cả lưỡi cắt và mặt sau sẽ thọ hơn, tức là tuổi bền của dao sẽ cao hơn?
Đúng vậy đấy. Hãy phân tích chữ "tuổi bền" đã .

- Số chi tiết gia công được (OK) tối đa mà dao làm được, tính cho 1 dao hoặc 1 góc cắt. Hạng mục đánh giá là nhám và kích thước của biên dạng (không kể kích thước đơn - là loại kích thước điều chỉnh được = ofset)

- Số phútt, giờ mà 1 dao có thể gia công đến khi mòn đạt 1 lượng tiêu chuẩn, vd = 0.2mm.
 
Nguyên văn bởi grind

Mình chưa hiểu rõ ý của TYA. Theo bạn, khi góc sau của dao nhỏ, trong trường hợp cắt không rung động, máy chính xác thì cả lưỡi cắt và mặt sau sẽ thọ hơn, tức là tuổi bền của dao sẽ cao hơn?
bác TYA nói góc sau anpha nhỏ thì tuổi bền nó tăng nhưng nó phải lớn hơn 3độ thì sẽ rõ hơn
 
góc anpha nhỏ mà giảm mòn dao hả bác?
Đúng vậy đấy .Cụ thể là mòn mặt sau không giảm (tăng) trong các điều kiện gia công rung động, hoặc máy không cx làm dao lệch tâm .

Ngoại trừ, thì cả lưỡi cắt và mặt sau đều thọ hơn
Theo mình nhớ thì:

Góc sau càng nhỏ thì ma sát giữa bề mặt chi tiết gia công với mặt sau của dao sẽ tăng, dẫn đến mòn mặt sau và ảnh hưởng đến bề mặt gia công. Góc sau nhỏ nhưng phải lớn hơn giá trị tối thiểu.
Trong cuốn Thiết Kế Dụng Cụ cắt thì góc sau min là 12độ

Nhưng khi gia công tinh thì cần góc sau từ 3-5 độ để lợi dụng mặt sau "miết" lên bề mặt đã gia công, giảm độ nhám bề mặt.
 
Top