Hỏi về gối trục mỡ bôi trơn.

  • Thread starter haiduong862000
  • Ngày mở chủ đề
H

haiduong862000

Author
Mình đang sửa một cái gối trục turbine ép đường bôi trơn bằng mỡ với các thông số như sau gối trục dài 440mm, đường kính là 360mm, tải trọng trục ép là 14 tấn. Gối trục bằng babitt b83 với vòng quay của trục khoảng 800 vòng/phút. Vậy chúng ta nên chừa khe hở là bao nhiêu? (mình có tham khảo qua cuốn tính toán và kết cấu động cơ đốt trong - bộ 3 cuốn và cuốn chi tiết máy, nhưng ở đó chỉ tính toán với gối trục bôi trơn dầu và tính toán quá sức tóm gọn.) vậy có bác nào biết chỉ dùm em cách tính với gối trục bôi trơn mỡ. Xin cám ơn.:77: đang rối bời bời...
 
Tôi không có tài liệu tính toán nên không có ý kiến gì về khe hở bôi trơn mỡ, rất tiếc.
Bọn tôi chỉ chuyên phục hồi mài mòn thôi, trong đó cả các gối trục babbit. Nhân tiện bạn nêu ra topic này thì cho xin spam ké chút, nếu bạn cần phục hồi kích thước thì liên hệ nhé.

Quý
0983022166
 
H

haiduong862000

Author
Thực tế thì mình cũng phục hồi được, tuy nhiên nếu ước chừng được khe hở thì đỡ mệt hơn. Tại cái gối trục của mình cũng thuộc loại to đấy chứ. Chứ tớ đúc lại cái gối rồi, giờ thì canh khe hở nữa thôi, nhưng cạo babbit nhiều mệt lắm.
 
H

haiduong862000

Author
Ah quên, mình cũng làm và chế tạo cả cussinet babbitt. Địa chỉ website mình đây http://cussinetbabbitt.googlepages.com/. Cậu vào đó coi thử hàng tớ có được không nghe!
Mà có bác nào biết cách tính khe hở gối trục bôi trơn bằng mỡ chỉ cho em, hay có tài liệu nào liên quan đến mỡ, em cũng cám ơn.
 
Thông tin để bạn tham khảo: phục hồi bằng phương pháp phun kim loại không tổn hao nhiều vật liệu như pp đúc vì có thể phun đắp trực tiếp lên bề mặt bị mài mòn cho đến kích thước yêu cầu, phun dày hơn khoảng vài rem, sau đó chỉ cần cạo đi ít thôi. Nếu có sẵn máy tiện mà đặt lên thì càng tốt, ở Hà Nội có cơ sở có thể tiện đến đường kính 6.5m đấy.
 

DCL

<b>Hội đồng Cố vấn</b>
Mình đang sửa một cái gối trục turbine ép đường bôi trơn bằng mỡ với các thông số như sau gối trục dài 440mm, đường kính là 360mm, tải trọng trục ép là 14 tấn. Gối trục bằng babitt b83 với vòng quay của trục khoảng 800 vòng/phút. Vậy chúng ta nên chừa khe hở là bao nhiêu? (mình có tham khảo qua cuốn tính toán và kết cấu động cơ đốt trong - bộ 3 cuốn và cuốn chi tiết máy, nhưng ở đó chỉ tính toán với gối trục bôi trơn dầu và tính toán quá sức tóm gọn.) vậy có bác nào biết chỉ dùm em cách tính với gối trục bôi trơn mỡ. Xin cám ơn.:77: đang rối bời bời...
Một cách tương đối, cậu có thể chọn khe hở thực tế trong kết cấu gối đỡ trượt (bạc) với nhiệt độ làm việc không quá 70 độ C như sau:

1. Bôi trơn bằng dầu: (0.06~0.12) % đường kính

2. Bôi trơn bằng mỡ: (0.1~0.15) % đường kính.

Nếu thỏa mãn điều kiện nhiệt độ nêu trên, ví dụ đường kính cổ trục là 360 mm và bôi trơn bằng mỡ, cậu nên để khe hở với bạc trong khoảng (0.36~0.54) mm.

Cậu cũng có thể tham khảo dung sai kích thước của chế độ lắp lỏng cấp 3 (f hoặc F) để xem hệ số kinh nghiệm nêu trên của tớ có hợp lý không.
 
H

haiduong862000

Author
Đầu tiên là em xin cám ơn bác plethu và bác DCL đã gửi cho em một số gợi ý. Tuy nhiên, em có một số ý kiến phản hồi sau :45:.
- Với gợi ý của bác qlethu thì phương pháp phun phủ kim loại với trường hợp em gặp thì gần như không khả thi. Vì gối trục em nhận về ở hiện trạng hư hỏng nặng lớp kim loại lót ổ (cụ thể là babbit) hầu hết phải đúc lại toàn bộ lớp kim loại này khoảng 5mm. Khi gia công gối trục phải thỏa mãn các yêu cầu về kỹ thuật trong đó chú trọng nhất độ đồng đều bề mặt và không được rỗ bọt khí (tới cả lỗ khí to bằng lỗ kim cũng không được). Hơn nữa nhận định theo kinh nghiệm của em thì phun phủ kim loại sai số rất cao khi sử lý độ đồng đều bề mặt và giá thành để mua dây truyền khá cao. Em hiện sửa dụng phương pháp đúc ly tâm thích hợp hơn và không có bọt khí.
- Với bác DCL thì công thức dạng kinh nghiệm thì em cũng có của riêng mình chỉ có điều là của em khe hở nhỏ hơn một chút
1. Bôi trơn bằng dầu: 0.005 % đường kính
2. Bôi trơn bằng mỡ: em không có.
tuy nhiên trong quá trình làm thì có một số yếu tố khác ảnh hưởng đến khe hở này. Đó là số vòng quay của trục, em gặp trường hợp khe hở tính theo công thức kinh nghiệm chạy được rồi với nhiệt độ nhỏ hơn 70. Nhưng sau đó, nhà máy nâng số vòng quay lên thì gối tăng nhiệt độ => phải chỉnh lại khe hở.
Nên em tự hỏi liệu có cách nào có thể tính toán cái khe hở một cách chính xác hơn không (mặc dù có thể tham khảo bảng vẽ kỹ thuật đính kèm với máy nhưng cái nhà máy em đang làm mất bản vẽ kỹ thuật rồi.) Qua quá trình tìm hiểu thì em thấy như sau, khe hở trục phải đảm bảo 3 điều kiện sau:
1.p<[p] - p là áp suất bề mặt của gối, [p] là áp suất cho phép được quyết định bởi vật liệu bề mặt.
2. h>h1+h2 - h là chiều cao của màng dầu; h1,h2 là độ nhấp độ nhấp nhô bề mặt của gối trục và trục.
Ở đây phải đảm bảo điều kiện ma sát ướt hoặc nữa ướt. h1/(h1+h2) >=1.5
3. Nhiệt độ làm việc của ổ < nhiệt độ cho phép.
Ở đây phải đảm bảo điều kiện cân bằng nhiệt : Nhiệt độ do ma sát của trục và ổ trục phải cân bằng với nhiệt độ do dầu lấy đi và nhiệt độ do trục tỏa ra môi trường xung quanh (để an toàn ta coi nhiệt độ trục tỏa ra môi trường xung quanh bằng 0)

Về điều kiện nhiệt thì nó phụ thuộc vào các yếu tố sau: khối lượng trục, số vòng quay của trục, dầu, đường kính trục, chiều dài gối và khe hở.
Khi đi sửa gối trục thì các thông số khác đã có chỉ có khe hở là chưa biết. Đành dùng công thức kinh nghiệm tuy nhiên gặp phải một số vấn đề sau.
- Gối sau khi gia công (tính toán khe hở theo kinh nghiệm) thì lắp đặt do công nhân không lành nghề nên lắp nghiêng số với yêu cầu kĩ thuật (cái này không tính)
- Khe hở chừa ra nhưng lại thích hợp khi số vòng quay tăng => cần tính toán khe hở với vòng quay để khỏi phải mất công lặn lội tới tận nơi để sửa gối.
Hiện tại,em có thể tính toán tạm ổn cho gối bôi trơn bằng dầu. Bằng cách sử dụng cách tính gối trong cuốn "kết cấu và tính toán động cơ đốt trong" tập 3 trang 201 của Hồ Tấn Chuẩn... Tuy nhiên, em gặp khúc mắc với gối bôi trơn bằng mỡ. Hiện em đang tìm tài liệu về mỡ và liệu có thể tính toán theo cách tính của bôi trơn bằng mỡ không nhỉ các bác.
Mong các bác chỉ dẫn thêm. Em xin cám ơn.:77:
 
H

haiduong862000

Author
Một đêm mà tụt xuống nhiều quá. Up nào.
 
Tôi có quyển e-book này gửi bạn tham khảo:
ASM Handbook Volume 18_Friction, Lubrication, and Wear Technology
https://download.yousendit.com/TTZreUNNQ1BwTVhIRGc9PQ

Bạn đọc chương "Friction and Wear of Sliding Bearings" ở trang 1010 -1023 sẽ có nhiều thông tin liên quan đến tính toán, hy vọng có ích cho bạn.

Liên quan đến ứng dụng CN phun phủ nhiệt để phục hồi các cổ trục đỡ ổ bi, chúng tôi đã thực hiện một vài đơn đặt hàng rồi, chủ yếu cho một số nhà máy xi măng, mời bạn tham khảo ở đường link:
http://meslab.org/mes/showthread.php?p=60921#post60921
CN này cho phép tạo lớp phủ có độ dày không hạn chế, có thể phun đến vài cm, không có vấn đề gì cả.
So với phương pháp đúc truyền thống, ngoài chuyện chiều dày ra thì tôi thấy CN phun nhiệt có mấy ưu điểm: không bao giờ có chuyện tạo bọt khí, chất lượng lớp vật liệu đồng đều ở mọi điểm, không có hiện tượng co ngót (do nhiệt độ chế tạo thấp), ít để lại ứng suất dư ...
Thông thường, sau khi phun chế tạo lớp bề mặt còn có công đoạn đánh bóng nữa. Với thiết bị hiện có, chúng tôi có thể tạo được bề mặt theo yêu cầu.
Bạn có thể đọc thêm về CN này trong chính quyển e-book trên, chương "Thermal Spray Coatings" ở trang 1686-1697. Trang 1693 có đưa ra bảng tổng hợp về các vật liệu phủ kim loại "for friction and wear application", trong đó có cả lớp babbit chế tạo bằng CN phun nhiệt đó.

Hy vọng chúng ta sẽ có điều kiện trao đổi hợp tác thêm.
 
Ðề: Hỏi về gối trục mỡ bôi trơn.

Bác ơi, em làm về dầu mỡ bôi trơn đây ạ. Về chuyện bôi trơn ổ trượt bằng mỡ em thấy bác DCL có công thức kinh nghiệm rất chuẩn.
Tiện đây em xin phân tích sự khác nhau giữa DẦU và MỠ bôi trơn ạ
Dầu bôi trơn = dầu gốc (base oil) + phụ gia
Mỡ bôi trơn = Dầu gốc + chất làm đặc
Chất làm đặc ở đây có tác dụng như một miếng mút, nó chứa dầu gốc trong các khoảng trống, khi có áp lực thì dầu gốc bị đẩy phọt ra ngoài để bôi trơn, khi không có áp lực nó lại hút lại dầu gốc trở về trạng thái ban đầu.
Chính vì vậy mà với cùng một độ nhớt của dầu gốc, mỡ chịu áp lực tốt hơn dầu.
 
E

E&C

Author
Ðề: Hỏi về gối trục mỡ bôi trơn.

em đang làm đề tài tốt nghiệp về bôi trơn trục chính máy phay CNC MIKRON VCP 600 , Nó bôi trơn bằng mỡ, nhưng em ko có tài liệu về cataloge hay sổ tay , bản vẽ kết cấu bôi trơn của trục, có thành viên nào có tài liệu liên quan có thể chia sẻ cho em được không ạ : em xin cảm ơn

ngohuyphan@gmail.com
 
Ðề: Hỏi về gối trục mỡ bôi trơn.

Bác ơi, em làm về dầu mỡ bôi trơn đây ạ. Về chuyện bôi trơn ổ trượt bằng mỡ em thấy bác DCL có công thức kinh nghiệm rất chuẩn.
Tiện đây em xin phân tích sự khác nhau giữa DẦU và MỠ bôi trơn ạ
Dầu bôi trơn = dầu gốc (base oil) + phụ gia
Mỡ bôi trơn = Dầu gốc + chất làm đặc
Chất làm đặc ở đây có tác dụng như một miếng mút, nó chứa dầu gốc trong các khoảng trống, khi có áp lực thì dầu gốc bị đẩy phọt ra ngoài để bôi trơn, khi không có áp lực nó lại hút lại dầu gốc trở về trạng thái ban đầu.
Chính vì vậy mà với cùng một độ nhớt của dầu gốc, mỡ chịu áp lực tốt hơn dầu.
Bác ơi,
Dầu bôi trơn = dầu gốc (base oil) + phụ gia
Mỡ bôi trơn = Dầu gốc + chất làm đặc + phụ gia nữa nhé
Dầu gốc: nhóm 1, 2,3
Phụ gia: Chống bám dính, mài mòn, chống oxy hóa v.v...
 
Top