Hỏi về mác thép dự ứng lực trong các cọc bêton ly tâm

  • Thread starter baydlbc
  • Ngày mở chủ đề
B

baydlbc

Author
Hiện nay, công nghệ bêtôn dự ứng lực được dùng rộng rãi trong cuộc sống: cọc ép, trụ điện, sàn cao ốc ... với lý do là giảm khối lượng thép xuống chỉ còn 10 - 20% so với cốt thép truyền thống. Không biết bác nào có thông tin về mác thép, thành phần của nó không? cho mình xin.
Cảm ơn nhiều.
 

paven8880

Active Member
Theo mình thép dùng trong xây dựng (kỹ thuật dự ứng lực) vẫn là thép thường thôi VD: CT3. Cái gọi là dự ứng lực thực chất là 1 kỹ thuật dự trữ sẵn trong lòng cốt thép 1 ứng suất để cho bê tông có thể chịu được kéo, nén và uốn.
Bác nào dân xây dựng chắc sẽ trả lời tốt hơn!
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Theo mình thép dùng trong xây dựng (kỹ thuật dự ứng lực) vẫn là thép thường thôi VD: CT3. Cái gọi là dự ứng lực thực chất là 1 kỹ thuật dự trữ sẵn trong lòng cốt thép 1 ứng suất để cho bê tông có thể chịu được kéo, nén và uốn.
Bác nào dân xây dựng chắc sẽ trả lời tốt hơn!
Ngoài ra, đối với dầm dự ứng lực (VD: dầm cầu), tớ còn thấy dùng cáp thép (căng bằng neo). Do đó, làm giảm khối lượng thép sử dụng nhưng vẫn đảm bảo được khả năng chịu uốn.
 
Em cũng nghe Thầy cô trên lớp nói chút ít về loại bêtoong dự ứng lực này, tùy vào mục đích sử dụng( chịu kéo hoặc nén) mà người ta tạo trước cho cốt thép một giá trị ứng suất dư. Khi chịu lực tác dụng ứng suất này có tác dụng cân bằng tải trọng đặt vào nó.
 
Hiện nay, công nghệ bêtôn dự ứng lực được dùng rộng rãi trong cuộc sống: cọc ép, trụ điện, sàn cao ốc ... với lý do là giảm khối lượng thép xuống chỉ còn 10 - 20% so với cốt thép truyền thống. Không biết bác nào có thông tin về mác thép, thành phần của nó không? cho mình xin.
Cảm ơn nhiều.
Hơi ngoài lề một chút. Bác cho em hỏi, công nghệ này có giống công nghệ cọc khoan nhồi không cần cốt thép, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành do Trung Quốc phát triển? Hiện công nghệ này đang được ứng dụng và triển khai rộng rãi trong công nghệ xây dựng, xử lý nền móng tùy theo điều kiện địa chất tại TQ.

Link tham khảo:
http://vnexpress.net/GL/[MEDIA=youtube]h-gioi[/MEDIA]/Anh/2009/06/3BA10A4A
 

gttn

Member
Mình thấy các bạn hiểu về khái niệm “dự ứng lực” như thế là rất chuẩn.
Nhưng mà lấy CT3 làm thép dự ứng lực thì cái cầu ấy chỉ để cho các bác Hai Lúa chở xe cải tiến qua kênh rạch nhỏ thôi.

Trong diễn đàn có một bạn nào đó có nói “không có thép dự ứng lực mà chỉ có thép dùng cho mục đích dự ứng lực”
Xin thưa: Thế giới có thép dự ứng lực đấy. Steel for the prestressing of concrete. Và Việt Nam cũng có đấy (TCVN 6284-1 : 1997).

Thép dự ứng lực là một trong những loại thép cao cấp nhất của xây dựng. Nếu là thép thanh cán nóng thì cơ tính của nó tối thiểu như sau:

Bền kéo: min 1030Mpa
Bền chảy: min 835Mpa
Dãn dài tương đối: min 3,5%
Đường kính gối uốn và góc uốn do thoả thuận với khách hàng.
Relaxation Value max 4%. (bản thân mình cũng chưa hiểu cái chỉ tiêu này nó là cái gì):21::42:

Thành phần thép dự ứng lực: S max 0,04% P max 0,04%.

Phương pháp sản xuất thép dự ứng lực:
Hiện tại có 2 phương pháp sau:
  • Dùng các nguyên tố hợp kim để đạt cơ tính trên. Phương pháp này đơn giản dễ làm nhưng tốn kém. Nếu thép dự ứng lực đòi hỏi tính hàn thì phương pháp này rất khó khăn. Sự gia tăng các nguyên tố hợp kim sẽ làm xấu tính hàn của thép dự ứng lực. Hơn nữa, nhìn vào cơ tính các bạn thấy để đạt độ bền khủng như vậy không khó tí nào nhưng bền như vậy mà vẫn mềm mại với dãn dài 3,5% và uốn không gẫy thì quả là thách thức lớn với các nhà luyện kim.
  • Để khắc phục yếu điểm của phương pháp trên người ta đã giảm hàm lượng các nguyên tố hợp kim nhưng khi cán phải dùng kỹ thuật quenching. Quenching sẽ đạt được độ bền vượt cấp với một giá trị thấp của các nguyên tố hợp kim. Bên cạnh đó tính hàn và tính dẻo của thép vẫn đảm bảo (rất tuyệt vời).
Cho đến hiện nay, thép dự ứng lực chưa được sản xuất đại trà ở Việt nam (thằng Malaixia rất giỏi vụ này). Mình biết có cơ sở ở phía bắc đã sản xuất thử được thép dự ứng lựcvới độ bền ~1100Mpa, chảy ~900Mpa, dãn dài đến 5%.

Về thành phần hoá học và quy trình quenching thì có lẽ người ta chưa công bố được đâu.
 
Vừa rồi em đi thực tập cũng thấy dưới nhà máy người ta sử dụng công nghệ gọi là Quenching để tăng cơ tính cho thép thanh vằn. CN quenching chỉ đưa vào sử dụng khi có đơn đặt hàng của khách hàng cần loại thép có cơ tính cao. Ở đây họ sử dụng ống Venturi dài khoảng 2-3m. Ở 2 đầu có đặt 2 ống phun nước làm nguội với áp lực lớn nhằm làm nguội nhanh bề mặt của thép khi vừa chạy ra khỏi các giá cán,tạo lớp máctenxit dầy hơn ở bề mặt sản phẩm. Công nghệ này do hãng POMINI của Ý cung cấp cho nhà máy.
 

worm

Well-Known Member
Moderator
Vừa rồi em đi thực tập cũng thấy dưới nhà máy người ta sử dụng công nghệ gọi là Quenching để tăng cơ tính cho thép thanh vằn. CN quenching chỉ đưa vào sử dụng khi có đơn đặt hàng của khách hàng cần loại thép có cơ tính cao. Ở đây họ sử dụng ống Venturi dài khoảng 2-3m. Ở 2 đầu có đặt 2 ống phun nước làm nguội với áp lực lớn nhằm làm nguội nhanh bề mặt của thép khi vừa chạy ra khỏi các giá cán,tạo lớp máctenxit dầy hơn ở bề mặt sản phẩm. Công nghệ này do hãng POMINI của Ý cung cấp cho nhà máy.
Nếu chỉ nghe qua thì có vẻ đó giống như một bí mật khó khám phá. Nhưng qua những gì bạn mô tả thì .... đó chính là phương pháp tôi phun. Thanh thép di chuyển và nung nóng trong lòng ống (bằng tần số, cảm ứng ...), sau đó được phun nước làm nguội với áp lực lớn ---> tốc độ nguội nhanh, độ thấm tôi nhỏ, nhiệt độ trong lõi giảm không đáng kể (với D > 18) ---> tự ram. Phương pháp này tạo một ứng suất dư trên bề mặt cây thép trong khi cơ tính của lõi hầu như không đổi (nếu không muốn nói là có độ dẻo cao hơn trước một chút). Bí mật công nghệ ở đây có lẽ là tốc độ nung và tốc độ nguội (liên quan đến áp lực nước phun)




Xin thưa: Thế giới có thép dự ứng lực đấy. Steel for the prestressing of concrete. Và Việt Nam cũng có đấy (TCVN 6284-1 : 1997).

Thép dự ứng lực là một trong những loại thép cao cấp nhất của xây dựng. Nếu là thép thanh cán nóng thì cơ tính của nó tối thiểu như sau:

Bền kéo: min 1030Mpa
Bền chảy: min 835Mpa
Dãn dài tương đối: min 3,5%
Đường kính gối uốn và góc uốn do thoả thuận với khách hàng.
Relaxation Value max 4%. (bản thân mình cũng chưa hiểu cái chỉ tiêu này nó là cái gì):21::42:

Thành phần thép dự ứng lực: S max 0,04% P max 0,04%.
Nếu theo thông tin này, thì mác thép đó có thể là JIS G3113 SAPH

Hơi ngoài lề một chút. Bác cho em hỏi, công nghệ này có giống công nghệ cọc khoan nhồi không cần cốt thép, tiết kiệm chi phí và giảm giá thành do Trung Quốc phát triển? Hiện công nghệ này đang được ứng dụng và triển khai rộng rãi trong công nghệ xây dựng, xử lý nền móng tùy theo điều kiện địa chất tại TQ.
Công nghệ này không biết có phải công nghệ đã giúp cái nhà 13 tầng bên TQ chổng vó lên trời mà không bị vỡ vụn không nhỉ?
 
Nếu chỉ nghe qua thì có vẻ đó giống như một bí mật khó khám phá. Nhưng qua những gì bạn mô tả thì .... đó chính là phương pháp tôi phun. Thanh thép di chuyển và nung nóng trong lòng ống (bằng tần số, cảm ứng ...), sau đó được phun nước làm nguội với áp lực lớn ---> tốc độ nguội nhanh, độ thấm tôi nhỏ, nhiệt độ trong lõi giảm không đáng kể (với D > 18) ---> tự ram. Phương pháp này tạo một ứng suất dư trên bề mặt cây thép trong khi cơ tính của lõi hầu như không đổi (nếu không muốn nói là có độ dẻo cao hơn trước một chút). Bí mật công nghệ ở đây có lẽ là tốc độ nung và tốc độ nguội (liên quan đến áp lực nước phun)
?
Vâng có lẽ là như vậy ạ, nhưng ở đấy là thép chạy luôn từ giá cán(cán liên tục) vào trong ống với tiết diện của ống thay đổi...
Em cũng đã đem 2 thanh thép: 1 loại ko qua Quenchinh và 1 loại qua sử lí nhiệt Quenchinh về trường để thày trong bộ môn thử cơ tính và so sánh.
 
B

baydlbc

Author
Hiện nay, các tòa nhà cao tầng vừa phải từ 5 đến 18 tầng ở miền Nam đều áp dụng công nghệ nóng cọc ép dùng cọc bêtôn ly tâm dự ứng lực cả. Quan sát hình chụp toàn nhà bị sư cố ở TQ thì chắc chắn là họ dùng bêtôn ly tâm dự ứng lực nhưng không biết số lượng cọc có đủ thiết kế không thì không rõ. Kinh nghiệm sử dụng bêtôn dự ứng lực trên trụ điện khoảng 10 năm nay cho thấy loại này trong chế độ làm việc bình thường thì ok, tuy nhiên khi làm việc trong chế độ có sự cố thì cực kỳ nguy hiểm, khi lực kéo vượt giới hạn phá hủy thì nó gãy rất ngọt và đứt lìa như không hề có cốt thép. Có thể sự cố dầm cầu Chợ Đệm vừa qua có thể là dùng công nghệ dự ứng lực đấy.
@: cảm ơn bác gttn, đúng là kiến thức về thép bác hơi bị rộng đấy.
Sở dĩ công nghệ dự ứng lực phát triển nhanh là do nó tiết kiệm khinh khủng. Ví dụ trụ điện bêtôn ly tâm 12m trước đây thì lượng thép tối thiểu là 500kg, nay công nghệ dự ứng lực sử dụng chính xác là 39,6kg
 
Top