Hỏi về ổ đỡ chặn

  • Thread starter lovepc
  • Ngày mở chủ đề
L

lovepc

Author
Các anh cho em hỏi:có phải là khi mình lắp ổ đỡ chặn vào trục theo chiều nào thì cái ổ ấy cũng có thể chịu được lực dọc trục (đã biết chiều từ trước ) không,hay là nó chỉ chịu được lực dọc trục theo một chiều thôi? Một vòng bi có số hiệu :6309 2z thì chữ 'z' hay những chữ khác ở sau số hiệu vòng bi có ý nghĩa gì?Em xin cảm ơn!
 

TYA

Well-Known Member
Ổ đỡ chặn chỉ có tác dụng chặn theo 1 chiều dọc trục.=> phải chú ý khi lắp cho đúng chiều hỗ trợ.

Cứ nhìn bv cấu tạo ổ cậu cũng tư duy ra mà
 
V

visaomayman10

Author
đúng vậy. đối với ổ chặn bạn cần để ý chiều chặn.sau số hiệu vòng bi sẽ có rất nhiều ký hiệu khác nhằm mô tả thêm đặc tính của ổ lăn mà thôi. như vòng cách (vòng cách giữa các bi với nhau đảm bảo khoảng cách giữa các bi với nhau),vòng chắn bụi... như:*.2ZR (.2Z) có vòng cách....
 
L

lovepc

Author
Có cách nào giúp dễ dàng nhận biết đâu là chiều lắp đúng không anh?Anh lưu ý:đây là ổ bi đỡ chặn,không phải là ổ côn đâu nhé!
 
M

minhpt

Author
Ổ bi đỡ chặn trong mô hình có một đầu chặn một đầu không. Trục bao giờ cũng được lắp 2 ổ ở 2 đầu trục, dù lực dọc trục theo chiều nào thì cũng phải để hai đầu chặn ở phía ngoài.
 
R

rustbolt

Author
Ổ bi đỡ chặn trong mô hình có một đầu chặn một đầu không. Trục bao giờ cũng được lắp 2 ổ ở 2 đầu trục, dù lực dọc trục theo chiều nào thì cũng phải để hai đầu chặn ở phía ngoài.
Có nhiều kiểu lắp ổ khác nhau. Mỗi kiểu có ưu nhược điểm, phạm vi ứng dụng khác nhau. Kiểu lắp của bạn (front-to-front) chỉ là 1 trong số đó.
Bạn tham khảo một đoạn trích trong catalogue của hãng NSK (lưu ý 4 hình cuối):

 
Các anh cho em hỏi:có phải là khi mình lắp ổ đỡ chặn vào trục theo chiều nào thì cái ổ ấy cũng có thể chịu được lực dọc trục (đã biết chiều từ trước ) không,hay là nó chỉ chịu được lực dọc trục theo một chiều thôi? Một vòng bi có số hiệu :6309 2z thì chữ 'z' hay những chữ khác ở sau số hiệu vòng bi có ý nghĩa gì?Em xin cảm ơn!
*Ổ đỡ chặn: có 2 loại là đỡ chặn 1 dãy ( bi cầu ) và đỡ chặn 2 dãy. Đối với ổ đỡ chặn 1 dãy chia làm 2 loại cơ bản
- loại thiết kế cơ bản lắp trong những ứng dụng chỉ dùng một ổ đỡ chặn tại mỗi vị trí lắp.
- loại lắp cặp bất kỳ, được lắp theo thứ tự ngẫu nhiên nhưng phải kế cận nhau, có khả năng đạt 1 khe hở bên trong hoặc có 1 dự ứng lực hay phân bố tải trọng cho trước mà không cần sử dụng các miếng can...
- Lắp cặp được sử dụng khi khả năng chịu tải của ổ bi đơn lẻ không đủ ( bố trí lắp theo kiểu cùng chiều - Tandem arrangerment, đường tải trọng trong cách lắp này theo phương song song với nhau, tải hướng kính và dọc trục được chia đều cho 2 ổ bi, kiểu lắp này thích hợp khi tải trọng dọc trục tác động theo 1 hướng và khi có tải trọng dọc trục theo hướng ngược lại hay chịu tải tổng hợp thì nên sử dụng thêm ổ thứ 3 được chỉnh kết hợp với bộ cùng chiều ). Khi chịu tải kết hợp hay có lực dọc trục theo 2 hướng thì lắp cặp theo các kiểu lưng đối lưng ( back to back arrangerment ) hoặc mặt đối mặt ( face to face arrangerment ).
+ lắp cặp theo kiểu lưng đối lưng thì đường tải trọng hướng ra ngoài trục ổ bi. kiểu lắp này thích hợp khi chịu tải dọc trục tác động theo 2 hướng, nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bi chịu tải, vững về kết cấu và phù hợp trong các ứng dụng có moment uốn.
+ Lắp cặp theo kiểu mặt đối mặt, đường tải trọng hướng vào trục ổ bi, cũng thích hợp khi chịu tải dọc trục theo 2 hướng nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bị chịu tải, kết cấu này không vững như kiểu lắp lưng đối lưng, kém phù hợp trong các ứng dụng chịu moment uốn.
- ổ bi đỡ chặn 2 dãy có thiết kế tương đương với 2 ổ bi đỡ chặn 1 dãy ghép lại nhưng có bề dày nhỏ hơn. Phù hợp với các ứng dụng chịu tải trọng dọc trục và hướng kính theo cả 2 chiều. Thích hợp trong các cơ cấu yêu cầu độ cứng vững cao và có khả năng chịu moment uốn.
* Ký hiệu ổ bi 6309 bạn đưa ra đó thường là ổ bi đỡ một dãy cầu ( đường kính vòng trong 45mm ) ( học đại học mà theo giáo trình thường theo ký hiệu của nga hoặc liên xô cũ nhưng kiến thức cung cấp quá quá ít ỏi.. )
các ký hiệu theo sau như:
đối với ổ bi SKF
+ Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 1 bên ổ
+ 2Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 2 bên ổ
+ RS1/ RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 1 bên ổ
+ 2RS1/ 2RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 2 bên ổ
( thông thường ra mua hàng thường hỏi: ổ bi trống hay có nắp, nắp sắt hay nắp su chính là mấy cái ký hiệu trên. ). Còn ký hiệu vòng cách ( hay gọi là rá ) thì khác, nó cũng có nhiều loại: vòng cách bằng thép, bằng đồng thau.......
hai hình vẽ dưới là hai loại ổ đỡ chặn 1 dãy và 2 dãy:3
Kiến thức mình có vậy, nhờ các bạn chỉ thêm và có thể cung cấp thêm nhiều thông tin khác nữa!
 
M

minhpt

Author
@tuantule
Bạn cho mình hỏi một chút. Theo mình biết mỗi ổ đỡ chặn chỉ hạn chế 1 chiều chuyển động của trục. Ở hình cuối cùng nếu lắp như thế thì trục có thể chuyển động về cả 2 chiều. Thế thì đâu còn tác dụng của ổ đỡ chặn.
 
Last edited by a moderator:
@tuantule
Bạn cho mình hỏi một chút. Theo mình biết mỗi ổ đỡ chặn chỉ hạn chế 1 chiều chuyển động của trục. Ở hình cuối cùng nếu lắp như thế thì trục có thể chuyển động về cả 2 chiều. Thế thì đâu còn tác dụng của ổ đỡ chặn.
bạn chú ý 2 loại ổ đỡ chặn: loại 1 dãy chịu tác dụng lực dọc trục theo 1 hướng ( đường gạch cách là chỉ phương tải trong tác dụng lên ổ ), loại 2 dãy thì chịu được tác dụng lực dọc trục cả 2 chiều. Kết cấu các loại theo nhà sản xuất ( SKF ) thì như 2 hình trên.
còn kết cấu ổ đỡ thông thường như sau:
 
L

leosvdhtem

Author
Ðề: Hỏi về ổ đỡ chặn

có ai biết cách tạo ổ đỡ chặn lòng cầu 2 rãnh không mình tạo trong inventor 10 nó toàn báo "illegal type of load" là sao?
 
Các bác cho e hỏi với. Em có một ổ đỡ chặn lắp trong gối đỡ như hình. Hướng chịu lực P trên xuống. Khi thay thế ổ bi thì tác dụng lực vô vòng trong ( vòng hatch màu đỏ ) từ dưới lên để lấy ra thì có được không ạ ?
Hay phải cho kích thước A lớn hơn để tác dụng lực vô vòng ngoài (Vòng hatch màu xám) ?
Em xin cảm ơn ạ !
1eqeqeq.PNG
 
Bạn cho A lớn hơn để tác dụng vào ca ngoài của vòng bi khi tháo. Kích thước A như trong hình thì khi quay ca trong của vòng bi chạm vào gờ chặn không quay được hoặc quay nặng
 
Bạn cho A lớn hơn để tác dụng vào ca ngoài của vòng bi khi tháo. Kích thước A như trong hình thì khi quay ca trong của vòng bi chạm vào gờ chặn không quay được hoặc quay nặng
Ví dụ đường kính trong của vòng ngoài là 51.8 , đường kính A là 54 thì chắc thoải mái để đóng đc ổ bi ra rồi anh nhỉ ?
 
Catalog của nhà sản xuất vòng bi có kích thước chiều dày của ca ngoài và ca trong vòng bi. Kích thước A tầm như hình dưới bạn ạ. Còn nếu ca ngoài lắp lỏng thì kích thước A không chạm vào ca trong của vòng bi là được
1eqeqeq.PNG
 
Catalog của nhà sản xuất vòng bi có kích thước chiều dày của ca ngoài và ca trong vòng bi. Kích thước A tầm như hình dưới bạn ạ. Còn nếu ca ngoài lắp lỏng thì kích thước A không chạm vào ca trong của vòng bi là được
Catalog của nhà sản xuất vòng bi có kích thước chiều dày của ca ngoài và ca trong vòng bi. Kích thước A tầm như hình dưới bạn ạ. Còn nếu ca ngoài lắp lỏng thì kích thước A không chạm vào ca trong của vòng bi là được
View attachment 7733
Dạ. Ý của em là kích thước 1.1 kia đã đủ để đóng ổ bi ra chưa ? Hay là cần lớn hơn nữa. Em tra Catalog thì đường kính trong ca ngoài là 51.8 đó.
 

Attachments

Cái gờ đấy càng rộng càng dễ đóng bạn ạ. Bạn cứ cho to nhất có thể, vừa tiết kiệm vật liệu, vừa gia công nhanh
 
*Ổ đỡ chặn: có 2 loại là đỡ chặn 1 dãy ( bi cầu ) và đỡ chặn 2 dãy. Đối với ổ đỡ chặn 1 dãy chia làm 2 loại cơ bản
- loại thiết kế cơ bản lắp trong những ứng dụng chỉ dùng một ổ đỡ chặn tại mỗi vị trí lắp.
- loại lắp cặp bất kỳ, được lắp theo thứ tự ngẫu nhiên nhưng phải kế cận nhau, có khả năng đạt 1 khe hở bên trong hoặc có 1 dự ứng lực hay phân bố tải trọng cho trước mà không cần sử dụng các miếng can...
- Lắp cặp được sử dụng khi khả năng chịu tải của ổ bi đơn lẻ không đủ ( bố trí lắp theo kiểu cùng chiều - Tandem arrangerment, đường tải trọng trong cách lắp này theo phương song song với nhau, tải hướng kính và dọc trục được chia đều cho 2 ổ bi, kiểu lắp này thích hợp khi tải trọng dọc trục tác động theo 1 hướng và khi có tải trọng dọc trục theo hướng ngược lại hay chịu tải tổng hợp thì nên sử dụng thêm ổ thứ 3 được chỉnh kết hợp với bộ cùng chiều ). Khi chịu tải kết hợp hay có lực dọc trục theo 2 hướng thì lắp cặp theo các kiểu lưng đối lưng ( back to back arrangerment ) hoặc mặt đối mặt ( face to face arrangerment ).
+ lắp cặp theo kiểu lưng đối lưng thì đường tải trọng hướng ra ngoài trục ổ bi. kiểu lắp này thích hợp khi chịu tải dọc trục tác động theo 2 hướng, nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bi chịu tải, vững về kết cấu và phù hợp trong các ứng dụng có moment uốn.
+ Lắp cặp theo kiểu mặt đối mặt, đường tải trọng hướng vào trục ổ bi, cũng thích hợp khi chịu tải dọc trục theo 2 hướng nhưng mỗi hướng chỉ có 1 ổ bị chịu tải, kết cấu này không vững như kiểu lắp lưng đối lưng, kém phù hợp trong các ứng dụng chịu moment uốn.
- ổ bi đỡ chặn 2 dãy có thiết kế tương đương với 2 ổ bi đỡ chặn 1 dãy ghép lại nhưng có bề dày nhỏ hơn. Phù hợp với các ứng dụng chịu tải trọng dọc trục và hướng kính theo cả 2 chiều. Thích hợp trong các cơ cấu yêu cầu độ cứng vững cao và có khả năng chịu moment uốn.
* Ký hiệu ổ bi 6309 bạn đưa ra đó thường là ổ bi đỡ một dãy cầu ( đường kính vòng trong 45mm ) ( học đại học mà theo giáo trình thường theo ký hiệu của nga hoặc liên xô cũ nhưng kiến thức cung cấp quá quá ít ỏi.. )
các ký hiệu theo sau như:
đối với ổ bi SKF
+ Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 1 bên ổ
+ 2Z: nắp chặn bằng thép dập lắp ở 2 bên ổ
+ RS1/ RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 1 bên ổ
+ 2RS1/ 2RSH: Phớt tiếp xúc bằng cao su lắp ở 2 bên ổ
( thông thường ra mua hàng thường hỏi: ổ bi trống hay có nắp, nắp sắt hay nắp su chính là mấy cái ký hiệu trên. ). Còn ký hiệu vòng cách ( hay gọi là rá ) thì khác, nó cũng có nhiều loại: vòng cách bằng thép, bằng đồng thau.......
hai hình vẽ dưới là hai loại ổ đỡ chặn 1 dãy và 2 dãy:3
Kiến thức mình có vậy, nhờ các bạn chỉ thêm và có thể cung cấp thêm nhiều thông tin khác nữa!
Hi anh.
Em có chút thắc mắc về ổ bi đỡ chặn. Nếu không phiền anh có thể cho em sdt em liên hệ nhờ anh giải đáp giúp em với đc không ạ ?
 

chau2707

Active Member
Dạ. Ý của em là kích thước 1.1 kia đã đủ để đóng ổ bi ra chưa ? Hay là cần lớn hơn nữa. Em tra Catalog thì đường kính trong ca ngoài là 51.8 đó.
Bác dùng ổ bi của hãng nào, mã số ?
Nếu đã tra catalogue thì tại sao không làm theo kích thước chỗ lắp mà hãng chế tạo ổ quy định ?
1/ Ảnh này là đúng nhưng lắp ổ vào sẽ không chạy được do cạ vòng trong, giải pháp là tạo 1 cái bậc để thoát hoàn toàn vòng trong và vòng chặn bi. 906BAFCE-A090-4B12-85BE-521F5BCB6C9B.png
2/ Có thể đóng từ mặt của vòng trong để tháo ổ bi ra nhưng để làm được việc này bác phải quy định lại dung sai lắp ổ và chọn loại ổ có vòng chắn dầu. Lúc này sẽ phát sinh vấn đề dung sai lớn thì phải thiết kế thêm phe chặn. Nếu kích thước A có thể thay đổi thì nên làm theo catalogue của hãng chế tạo ổ bi !
 
Bác dùng ổ bi của hãng nào, mã số ?
Nếu đã tra catalogue thì tại sao không làm theo kích thước chỗ lắp mà hãng chế tạo ổ quy định ?
1/ Ảnh này là đúng nhưng lắp ổ vào sẽ không chạy được do cạ vòng trong, giải pháp là tạo 1 cái bậc để thoát hoàn toàn vòng trong và vòng chặn bi. View attachment 7936
2/ Có thể đóng từ mặt của vòng trong để tháo ổ bi ra nhưng để làm được việc này bác phải quy định lại dung sai lắp ổ và chọn loại ổ có vòng chắn dầu. Lúc này sẽ phát sinh vấn đề dung sai lớn thì phải thiết kế thêm phe chặn. Nếu kích thước A có thể thay đổi thì nên làm theo catalogue của hãng chế tạo ổ bi !
Hi anh.
Thanks anh. Cái này em đã giải quyết được rồi ạ. Nhưng hiện tại đang gặp chút trục trặc khác.
Nếu không phiền a có thể cho em zalo nhờ anh giải đáp giúp em với ạ.
Em cảm ơn ạ.
 
Top