Hỏi về Stuffing-box

  • Thread starter sMs
  • Ngày mở chủ đề
S

sMs

Author
Em đang nghiên cứu tài liệu và gặp phải thiết bị này - Stuffing-box. Em có 2 thắc mắc sau:
1. Em dịch "Stuffing-box" là "bộ ép kín", liệu có sát với tên gọi thực tế không?
2. Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng của thiết bị này? (Em chưa thật sự rõ).
Mong nhận được sự trợ giúp từ các anh, các bạn!
 
R

rustbolt

Author
1) Đa số các thuật ngữ khoa học kỹ thuật dịch sang tiếng Việt đều mang tính... khập khiễng. Có những cái không biết dịch thế nào, người ta gọi luôn bằng tiếng nguyên gốc, thành ra cái gọi là tiếng phiên âm, nửa Tây nửa Ta: xy lanh, pít tông, séc măng, bu lông, ê cu... Nghe lâu thành quen tai đến mức cứ nghĩ nó là tiếng Việt, như xích lô, ba gác... ấy mà! Trường hợp của bạn cũng vậy, mình chưa nghe ai dịch bao giờ mà gọi nó là "ba si túc" (không biết tiếng gì nữa!). Nếu buộc phải dịch, theo mình thì gọi nó là "ống chèn kín" có vẻ sát nghĩa hơn là "hộp làm kín".

2) Cấu tạo, nguyên lý hoạt động và phạm vi ứng dụng:
Trước hết, không thể gọi nó là "thiết bị" mà phải gọi là "bộ phận".
Bạn có thể tham khảo trang này:
http://www.process-controls.com/York_Fluid/slade_pump_packings.html
Về cơ bản nó có 3 chi tiết chính: vỏ ngoài, các vòng làm kín và ống ép. Các vòng làm kín bằng sợi lanh hoặc sợi tổng hợp, tẩm graphic hoặc mỡ, thường có tiết diện vuông và được làm thành dây dài. Người ta mua về cắt thành từng đoạn ôm vừa theo chu vi trục, nhồi nó vào và siết ống ép.
Nguyên lý hoạt động thì thấy quá rõ trên hình, không cần phân tích?
Công dụng chủ yếu của "stuffing box" là làm kín nước hoặc hơi nước tại các trục quay: trục bơm nước, chân vịt tàu thủy, đầu cấp hơi của các thiết bị hấp, sấy... dùng hơi nước...

3) Stuffing box có những nhược điểm rất nghiêm trọng:
- Khó làm kín hoàn toàn, thường vẫn bị rò rỉ, nhất là khi áp lực cao
- Định kỳ phải siết thêm ống ép vào
- Gây mòn trục nhanh chóng
- Làm không cẩn thận sẽ bị phát nhiệt quá mức, có khi bó trục
Vì những nhược điểm đó, người ta ngày càng ít dùng stuffing box mà chuyển sang dùng "mechanical face seal". Dân thợ gọi nôm na là "phốt mặt chà", vì bộ phận làm kín chủ yếu là hai bề mặt hình vành khăn chà lên nhau. Bạn có thể tham khảo ở đây:
http://www.uniqueseal.com/single spring.html
Chủng loại rất đa dạng, tùy theo đặc điểm của môi chất, áp suất và nhiệt độ. Vật liệu "mặt chà" có thể là graphic, carbit, ceramic, nhựa teflon....
Mechanical Face Seal hầu như khắc phục được hoàn toàn các nhược điểm của Stuffing Box, phạm vi ứng dụng rộng hơn nhiều. Tóm lại, bạn chỉ nên dùng stuffing box trong trường hợp bắt buộc: khi sửa chữa thiết bị có sẵn hoặc vì lý do bất khả kháng, không thể dùng Face Seal được.
 
Lượt thích: umy
Mình có thêm vài từ thông dụng mà chắc dân cơ khí Nam bộ xài thôi:
- Ba -si - túc: Có nơi gọi là bạc si - túc ( phiên âm của từ Stuffing, đọc vài âm đầu thôi stuf ), thậm chí có chỗ nói trại ra là bạc siết thúc, những bác nông dân họ nói như thế cho nó thuần Việt ! ;D. Cái nầy thấy nhiều là chỗ lắp cây láp từ động cơ xuyên xuống đáy ghe xuồng để lắp cái chân vịt vào. Nhiều lúc bí qua do nước lọt qua bạc si-túc, nông dân đành chơi đất sét trám vô mấy sợi amiang ( sợi lanh hoặc sợi tổng hợp, tẩm graphic - rustbolt ), thế là kín, khỏi mỡ bò gì ráo ! :D
- Phốt mặt chà: có nơi gọi là phốt chà, đây có thể xem là phát minh cải tiến về mặt kỹ thuật nhằm thay thế cho bạc si-túc. Với phốt chà thì có thể chịu nhiệt cao hơn, làm kín hơn và sử dụng ở những trục truyền động có số vòng quay cao hơn và ảnh hưởng lên độ mòn trục ít hơn bạc si-túc. Nhưng giá thành cao hơn và yêu cầu kỹ thuật chế tạo bộ ổ để lắp phớt chà cao hơn nhiều so với bạc si-túc nên phớt chà chỉ dùng trong công nghiệp, còn bạc si-túc vẫn được trọng dụng trong sản xuất thông thường, nhỏ lẻ.
 
R

rustbolt

Author
Ka ka... Học được 1 chiêu "bạc si túc" nhồi... đất sét của các bác nông dân! Cám ơn bạn Phúc Linh!
Nhưng thú thật, mình không có... cảm tình với cái món "bạc si túc" này. Ngày xưa hiếm hàng nên buộc phải chơi. Bây giờ mình thấy họ bán "phốt chà" rất nhiều, chủng loại đa dạng và giá cả cũng khá mềm.
Trong đa số trường hợp sử dụng, mình thấy bộ phận ổ lắp phốt chà cũng không có yêu cầu gì đặc biệt, nó cũng ngang với yêu cầu kỹ thuật của nắp ổ bi và nắp phốt thông thường thôi mà. Những thiết bị (chỗ mình làm) có lắp phốt chà, giao cho khách hàng mấy năm, hết bảo hành lâu rồi nhưng không bao giờ nghe họ than phiền về chuyện chảy rỉ gì cả.
 
S

sMs

Author
Em cám ơn sự kiến giải chi tiết, rõ ràng của bác Phuc Linh cũng như những bổ sung thực tế thú vị của bác rustbult!
Tuy nhiên, em vẫn còn thắc mắc: Liệu việc lựa chọn sử dụng biện pháp làm kín bằng Stuffing-box có phụ thuộc vào yếu tố nào khác, chẳng hạn đường kính trục, ..? Vì rằng, hiện nay Stuffing-box vẫn được sử dụng trong các thiết bị như: Disc Filter, Screw Press, ... mới của hãng Andrezt (Hãng cung cấp thiết bị ngành Giấy hàng đầu trên thế giới hiện nay).
 
R

rustbolt

Author
sMs viết:
... em vẫn còn thắc mắc: Liệu việc lựa chọn sử dụng biện pháp làm kín bằng Stuffing-box có phụ thuộc vào yếu tố nào khác, chẳng hạn đường kính trục, ..? Vì rằng, hiện nay Stuffing-box vẫn được sử dụng trong các thiết bị như: Disc Filter, Screw Press, ... mới của hãng Andrezt (Hãng cung cấp thiết bị ngành Giấy hàng đầu trên thế giới hiện nay).
Các trường hợp bạn nêu, họ dùng stuffing box vì không thể dùng phốt chà được. Trong các thiết bị giấy, hỗn hợp bột giấy và nước chuyển động rất mãnh liệt, khả năng bào mòn cơ học rất lớn. Nếu dùng phốt chà thì chỉ vài hôm là nó cũng bị mài thành... bột giấy luôn!
Ngoài ra, nước chảy dầm dề ở khắp mọi nơi là... chuyện thường ngày ở các xưởng giấy. Có rò rỉ chút đỉnh cũng là chuyện nhỏ!
Đường kính và tốc độ quay trục càng lớn càng khó dùng stuffing box vì yêu cầu kỹ thuật (độ cứng, độ bóng, độ tròn, độ đồng tâm...) càng phải cao hơn để giảm bớt sự phát nhiệt và mài mòn trục.
 
Top